1. Dầu nhớt xe ô tô là gì ?
Dầu nhớt xe ô tô hay còn gọi là dầu máy, dầu động cơ. Dầu máy xe ô tô là hóa chất được tổng hợp từ dầu mỏ sau nhiều quá trình lọc để tạo ra 1 hợp chất có tác dụng bôi trơn, làm mát, bảo vệ các chi tiết trong động cơ xe ô tô và tăng tuổi thọ cho động cơ xe ô tô. Dầu máy xe ô tô là một thành phần rất quan trọng đối động cơ xe ô tô, tuy nhiên tùy vào loại động cơ lắp trên xe mà chúng ta sẽ dùng loại dầu phù hợp. Thông tin về loại dầu nhớt phù hợp thường có trong sách hướng dẫn sử dụng được tặng kèm khi chúng ta mua xe ô tô. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu máy cho xe ô tô khác nhau vì vậy để dễ dàng tìm hiểu ta sẽ đi phân loại các sản phẩm dầu đang có trên thị trường. Trong tiếng anh thì dầu máy ô tô được gọi là engine oil
Hình ảnh mô phỏng dầu máy mới và dầu đã qua sử dụng
2. Những chức năng cơ bản của dầu động cơ – dầu máy
1. Chức năng bôi trơn
2. Chức năng làm sạch
3. Chức năng làm kín
4. Chức năng chống rỉ
5. Chức năng làm mát
Nếu không thay thế dầu động cơ -> Dầu động cơ bị biến chất -> Dẫn đến khả năng bôi trơn kém -> Tính năng của động cơ sẽ giảm -> Các chi tiết chuyển động trong động cơ sẽ bị kẹt và hư hỏng -> Phải đại tu động cơ. Dầu động cơ bị biến chất khi sử dụng, hay thậm chí khi nó không được sử dụng. Dầu động cơ bị bẩn do nó cuốn chất bẩn và muội bên trong động cơ nên dầu sẽ chuyển màu đen sau thời gian sử dụng. Nếu dầu động cơ không được thay thế dẫn đến động cơ khó khởi động, hư hỏng nặng. Nếu chỉ bổ sung dầu động cơ mà không thay thế sẽ dẫn đến làm giảm tính năng của dầu.
3. Những nguyên nhân lượng dầu động cơ giảm đi
Dầu động cơ giảm dần từng ít một thậm chí dưới điều kiện bình thường, một lượng nhỏ dầu động cơ bị cháy cùng với nhiên liệu sau khi bôi trơn. (tiêu hao dầu động cơ). Lọt qua khe hở giữa pitông sec măng và thành xy lanh. Lọt qua xupáp và ống dẫn hướng
4. Phân loại dầu (nhớt) động cơ xe ô tô
Dầu (nhớt) động cơ hay còn gọi là dầu máy. Các loại dầu máy ô tô có trên thị trường rất đang dạng về thương hiệu và chất lượng. Các hãng dầu nổi tiếng có thể kể đến như: Castrol, Mobil, Total, Shell… về chất lượng của dầu máy có thể phân loại dầu máy xe ô tô. Ngoài ra các loại dầu nhớt động cơ xe ô tô được phân ra làm 2 loại là động cơ máy xăng và máy dầu
4.1 Phân loại dầu máy xe ô tô theo dầu gốc
Các loại dầu máy xe ô tô đang có trên thị trường hiện nay có 3 nguồn chính gồm:
+ Dầu gốc khoáng: Được tách ra từ dầu mỏ và thêm một số phụ gia bảo vệ động cơ. Đây là loại dầu kinh tế nhất khi nó yêu cầu ít quá trình tinh chế trong quá trình sản xuất. Hiện nay loại dầu này vẫn luôn được nâng cấp tiêu chuẩn để phù hợp với các dòng động cơ hiện nay. Với các loại xe không yêu cầu quá cao về chất lượng dầu nhớt như các dòng xe hạng A
+ Dầu tổng hợp toàn phần: Đây là loại dầu được sản xuất hoàn toàn nhân tạo thôn qua các quá trình tổng hợp. Vượt qua các quá trình thử nghiệm và đánh giá gắt gao từ những hãng xe để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và có những tính chất ưu việt cho sự làm việc của động cơ. Các dòng xe đến từ châu Âu đều khuyến cáo khách hàng nên thay dầu tổng hợp toàn phần cho xe. Tuy nhiên do các quá trình sản xuất tốn kém nên giá thành của loại dầu này khá cao.
+ Dầu bán tổng hợp: Là loại dầu trung gian giữa dầu tổng hợp toàn phần và dầu gốc khoáng tự nhiên. Hội tụ ưu điểm của cả 2 loại dầu trên, cho ta một loại dầu vừa có tính kinh tế lại có những đặc tính ưu việt cho sự hoạt động của động cơ.
4.2 Phân loại dầu máy xe ô tô theo độ nhớt
Đây là cách phân loại được nhiều người biết đến. Theo tiêu chuẩn SAE thì dầu sẽ được đánh một mã gồm cả chữ và số ví dụ như 10W- 30, 20W- 50,… Chữ số đầu tiên thể hiện nhiệt độ thấp nhất mà động cơ vẫn có thể khởi động bình thường. Để tìm nhiệt độ thích hợp thì lấy chữ số đầu tiên rồi trừ đi 30.
Đối với các quốc gia ôn đới lạnh thì đây là chỉ số rất quan trọng. Tuy nhiên ở những nước nhiệt đới như Việt Nam thì không cần quan trọng chỉ số này. Tiếp theo là các chỉ số đứng sau chữ ‘ W’, đây là các chỉ số về độ đặc loãng của dầu, chỉ số càng cao thì dầu càng đặc. Ở nhiệt độ thấp dầu sẽ đặc lại và ở nhiệt độ cao thì dầu sẽ bị loãng ra. Dầu có độ đặc càng cao thì sẽ có giới hạn nhiệt độ hoạt động bình thường cao hơn.
Xem thêm>>> [Chi tiết] Bảo dưỡng ô tô từ A-Z
Đối với các dòng xe thường xuyên chạy trong đô thị, gặp tắc đường nhiều thì nên sử dụng các loại dầu có độ đặc cao với các chỉ số W-30, W-40, W-50,.. Những sản phẩm có độ đặc thấp tuy cho khả năng làm việc tốt ở những vòng ga đầu nhưng nếu ở các vòng tua cao thì dầu quá loãng sẽ ảnh hưởng đến làm việc của động cơ.
4.3 Phân loại dầu nhớt xe ô tô cho động cơ xăng
Dầu dùng cho loại động cơ xăng sẽ được ký hiệu là: SN, SL
– Dầu Total: 0W30, 5W40, 15W40, 20W40
– Dầu Castrol: 0W40, 5W30, 10W40, 15W40
– Dầu Mobil: 0W40, 5W30, 10W40, 15W40
4.4 Phân loại dầu nhớt xe ô tô cho động cơ Diesel
Dầu dùng cho loại động cơ xăng sẽ được ký hiệu là: CF, CH, CI
– Dầu Total: 15W40, 20W50
– Dầu Castrol: 15W40, 20W50
– Dầu Mobil: 15W40, 20W50
Ngoài ra có những loại dầu động cơ đổ được cho cả động cơ máy xăng và động cơ máy dầu thì trên phẩm cấp có cả phẩm cấp SN, SL … và CF, CH, CI…
5. Tác dụng của dầu nhớt ô tô
Tác dụng bôi trơn: Trước tiên, dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh, giúp các bánh răng ăn khớp trong hộp số, trong bộ vi sai được êm ái.
Tác dụng làm mát: Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Dầu có tác dụng làm nguội nhanh các chi tiết trong động cơ, trong các truyền động
Tác dụng làm kín: Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp màng để khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.
Tác dụng làm sạch: Khi đốt cháy nhiên liệu đương nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ, tác dụng tiếp theo của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.
Tác dụng chống gỉ: Bề mặt của các chi tiết kim loại được bảo vệ bằng một màng dầu mỏng có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.
Tác dụng truyền động: Dầu nhớt xe ô tô còn có tác dụng truyền động, dẫn động dưới tác động của áp suất dầu nhờ bơm dầu, các xy lanh thủy lực, các loại van thủy lực