Lịch bảo dưỡng là gì ?
Đầu tiên bạn cần hiểu 1 số khái niệm về thời điểm bảo dưỡng định kỳ hay còn gọi là lịch bảo dưỡng. Lịch bảo dưỡng là gì ?
Lịch bảo dưỡng là thời điểm bạn mang xe đi bảo dưỡng, tùy theo số km hay mốc thời gian thì thực hiện các công việc bảo dưỡng khác nhau. Ví dụ thường bảo dưỡng 5000 km tương đương với 3 tháng thì chỉ cần thay dầu động cơ. Còn đối với bảo dưỡng 10.000 km tương đường với 6 tháng thì phải thay cả dầu động cơ và lọc dầu động cơ. Những hạng mục công việc của bảo dưỡng định kỳ và chu kỳ sửa chữa của xe được chỉ rõ trong bảng lịch bảo dưỡng định kỳ trong hướng dẫn sử dụng, hay trong phần bổ sung hướng dẫn sử dụng hoặc sổ bảo hành.
Lịch bảo dưỡng được quy định bởi những yếu tố sau: kiểu xe, tuổi của xe, nước sử dụng, hay cách sử dụng xe.
T, R, I, A, L là viết tắt của các thao tác bảo dưỡng.
T = Xiết chặt đến mô men tiêu chuẩn
R = Thay thế hay thay đổi
I = Kiểm tra và chỉnh sửa hay thay thế nếu cần
A = Kiểm tra và hay điều chỉnh nếu cần
L = Bôi trơn
Bảng lịch bảo dưỡng định kỳ ô tô
Cấp bảo dưỡng là gì ?
Trên xe ô tô có hàng nghìn các chi tiết khác nhau, sự hư hỏng của các chi tiết đều khác nhau. Tuy nhiên nhà sản xuất đã tính toán trước được những chi tiết nào đến thời điểm nào thì sắp hỏng và phải thay thế để tránh các hư hỏng nặng hơn. Vì vậy nhà sản xuất sẽ chia ra làm các cấp bảo dưỡng để đến thời điểm đó sẽ phải thay thế các chi tiết đó. Cấp bảo dưỡng định kỳ là việc thực hiện bảo dưỡng các công việc giống nhau tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ Bảo dưỡng cấp nhỏ thực hiện ở các số km 5000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km …



Mục đích bảo dưỡng là gì ?
Xe ô tô được cấu tạo bởi một số lượng lớn các chi tiết, chúng có thể bị mòn, yếu hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng. Các chi tiết cấu tạo nên xe, mà có thể dự đoán được rằng tính năng của chúng giảm đi, cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để duy trì tính năng của chúng. Mục đích bảo dưỡng định kỳ là nhằm có thể đạt được những kết quả sau:
- Có thể ngăn chặn được những vấn đề hư hỏng lớn có thể xảy ra sau này.
- Xe ô tô có thể duy trì được trạng thái mà thỏa mãn được những tiêu chuẩn của pháp luật.
- Kéo dài tuổi thọ các chi tiết, bộ phận, phụ tùng của xe ô tô.
- Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa xe, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và lái xe an toàn.
- Nâng cao tình trạng hoạt động, hiệu quả sử dụng xe như tăng công suất động cơ, tránh các hư hỏng vặt
Với mục đích trên của bảo dưỡng định kỳ để nhằm đảm bảo sự tin tưởng và yên tâm cho khách hàng