Phanh ABS mất tác dụng khi nào?
Khi hệ thống ABS làm việc, chân phanh sẽ bị lực tác động theo chu kỳ. Đây là điều bình thường. Cần duy trì lực đạp chân phanh. Hệ thống ABS sẽ không giúp tránh được nguy hiểm.
Phanh ABS bị mất tác dụng trong những trường hợp sau:
- Khi bạn lái xe quá gần xe phía trước thì hoạt động của phanh ABS không kịp đủ để bạn có thể đánh lái xe ô tô theo ý muốn
- Khi xe ô tô của bạn đi trên đường quá nhiều nước hoặc dạng băng tuyết thì bánh xe ô tô của bạn sẽ trượt trên nước hoặc trượt trên băng tuyết do không có ma sát giữa lốp và đường chứ không phải do xe ô tô đi quá nhanh lúc này việc nhấp nhả của phanh ABS sẽ không còn tác dụng
- Khi lái xe ô tô việc bạn chuyển hướng quá nhanh hay đánh lái xe ô tô 1 cách đột ngột cũng làm cho hệ thống phanh ABS hoạt động không theo ý muốn
- Việc mặt đường quá xấu nhiều mấp mô khiến 4 bánh xe ô tô không thể tiếp xúc cả 4 bánh xuống bề mặt đường dẫn tới hiệu quả hoạt động của phanh ABS cũng không tốt
- Ngoài ra các hư hỏng của hệ thống phanh ABS thì đương nhiên làm cho hệ thống phanh ABS không hoạt động
Các hư hỏng hệ thống phanh ABS
- Hệ thống ABS và hoặc EBD không hoạt động
- Hệ thống ABS và/hoặc EBD hoạt động không hiệu quả
- Không thể kiểm tra mã lỗi của cảm biến ABS được
- Đèn cảnh báo ABS hoạt động bất thường (Sáng không tắt)
- Đèn cảnh báo ABS hoạt động bất thường (Đèn không sáng)
- Đèn cảnh báo phanh hoạt động bất thường (Đèn sáng không tắt)
- Đèn cảnh báo phanh hoạt động bất thường (Đèn không sáng)
- Không thể hoàn thành việc kiểm tra cảm biến ABS
Các dấu hiệu hư hỏng của phanh ABS
Các dấu hiệu hư hỏng phanh ABS gồm có các dấu hiệu như sau:
- Nhận thấy lực cản lớn mặc dù không tác dụng lực vào chân phanh hoặc phanh tay
- Phanh xe kéo lệch 1 bên
- Tiếng kêu bất thường khi đạp phanh
- Đèn cảnh báo ABS sáng không tắt, hoặc không sáng
- Đèn cảnh báo phanh sáng không tắt, hoặc không sáng
- ABS không hoạt động (phanh xe bị bó cứng)
Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh ABS
Khi xe ô tô bị hư hỏng hệ thống phanh ABS tùy vào lỗi hư hỏng mà có các cách kiểm tra và sửa chữa khác nhau. Khi kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh ABS cần lưu ý đến các yếu tố gây nhiễu đến hệ thống phanh abs điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc này.
- Các yếu tố gây nhiễu đến hệ thống phanh abs
- Điều kiện mặt đường, tình trạng phanh, tải trọng xe và lốp xe (ví dụ độ sâu ren không đủ, áp suất lốp thấp)
- Bộ điều khiển: Cảm biến tốc độ bánh xe và bộ điều khiển ABS
- Các biến được kiểm soát: Tốc độ của bánh xe và dữ liệu thu được từ đó về sự giảm tốc ở ngoại vi của lốp, gia tốc của bánh xe ngoại vi và độ trượt của phanh.
- Biến đầu vào tham chiếu: Áp suất tác dụng lên bàn đạp phanh (đầu vào áp suất phanh của người lái)
- Biến được điều khiển đó là áp suất phanh
- Xử lý dữ liệu trong bộ điều khiển ABS dựa trên hệ thống điều khiển đơn giản sau:
Một bánh xe không dẫn động; một phần tư tổng khối lượng của chiếc xe được gán cho bánh xe này. Phanh bánh xe thể hiện sự ăn khớp ma sát giữa lốp và mặt đường. Một đường cong lý thuyết cho hệ số ma sát và tốc độ trượt đường cong này được chia thành một phạm vi ổn định, được đặc trưng bởi các đường tăng tuyến tính và một phần ổn định với đường phản hồi không đổi.
Dựa trên các lỗi hư hỏng của hệ thống phanh ABS chúng ta có các cách kiểm tra cho từng lỗi như sau:
- Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe chủ động:
- TẮT đánh lửa
- Kết nối „T“ – Đầu nối
- BẬT đánh lửa
- Kiểm tra DTC
- Đo điện áp cung cấp (B +)
- Đo điện áp đầu ra của cảm biến khi quay bánh xe (0,5V – 1,2V)
- Hệ thống ABS và/hoặc EBD không hoạt động
- Kiểm tra lại xem các mã lỗi xuất hiện không.(Nếu xuất hiện mã lỗi, hãy tiến hành chẩn đoán dựa theo mã lỗi phát ra.)
- Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp thấp)
- Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp cao)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so sánh)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)
- Kiểm tra bộ chấp hành phanh bằng GTS. (Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành phanh bằng cách sử dụng chức năng Thử kích hoạt.) Nếu bất thường, hãy kiểm tra rò rỉ của mạch thủy lực.
- Nếu triệu chứng vẫn xuất hiện sau khí các khu vực nghi ngờ được liệt kê ở trên đã được kiểm tra và thấy bình thường, thì thay thế ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh).
- Hệ thống ABS và hoặc EBD hoạt động không hiệu quả
- Kiểm tra lại xem các mã lỗi xuất hiện không. (Nếu xuất hiện mã lỗi, hãy tiến hành chẩn đoán dựa theo mã lỗi phát ra.)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch)
- Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so sánh)
- Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)
- Mạch công tắc đèn phanh.
- Kiểm tra bộ chấp hành phanh bằng GTS. (Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành phanh bằng cách sử dụng chức năng Thử kích hoạt.) Nếu bất thường, hãy kiểm tra rò rỉ của mạch thủy lực.
- Nếu triệu chứng vẫn xuất hiện sau khí các khu vực nghi ngờ được liệt kê ở trên đã được kiểm tra và thấy bình thường, thì thay thế ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh).
- Không thể kiểm tra mã lỗi của cảm biến ABS được
- Kiểm tra lại xem các mã lỗi xuất hiện không.(Nếu xuất hiện mã lỗi, hãy tiến hành chẩn đoán dựa theo mã lỗi phát ra.)
- Mạch cực TC và CG
- Nếu triệu chứng vẫn xuất hiện sau khí các khu vực nghi ngờ được liệt kê ở trên đã được kiểm tra và thấy bình thường, thì thay thế ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh).
- Đèn cảnh báo ABS hoạt động bất thường (Sáng không tắt)
- Mạch đèn cảnh báo của hệ thống ABS
- ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
- Đèn cảnh báo ABS hoạt động bất thường (Đèn không sáng)
- Mạch đèn cảnh báo của hệ thống ABS
- ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
- Đèn cảnh báo phanh hoạt động bất thường (Đèn sáng không tắt)
- Mạch đèn cảnh báo phanh
- ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
- Đèn cảnh báo phanh hoạt động bất thường (Đèn không sáng)
- Mạch đèn cảnh báo phanh
- ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
- Không thể hoàn thành việc kiểm tra cảm biến ABS
- Mạch cực TS và CG
- ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Liên hệ tư vấn kỹ thuật về “Hư hỏng phanh ABS”
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn, báo giá của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội