Ngày đăng: 13/09/2023
[Tìm hiểu] Các loại sơn xe ô tô
Có rất nhiều loại sơn khác nhau được sử dụng để sơn các lớp trên một chiếc xe ô tô. Sơn xe ô tô được chia theo công dụng sơn và thành phần hóa học của sơn
Phân loại sơn xe ô tô theo thành phần hóa học
- Sơn nitrocellulose: Đây là loại sơn truyền thống được sử dụng phổ biến trên các xe hơi cổ điển. Ưu điểm của loại sơn này là dễ sử dụng, có độ bóng cao và thời gian khô nhanh. Tuy nhiên, sơn nitrocellulose không bền với ánh nắng mặt trời và chất tẩy rửa mạnh, và thường cần được sơn lại thường xuyên.
- Sơn acrylic: Đây là loại sơn phổ biến được sử dụng trên các xe ô tô hiện đại. Sơn acrylic có độ bóng cao và bền với thời tiết, chịu được tác động của ánh nắng mặt trời và các chất tẩy rửa. Tuy nhiên, loại sơn này có thể khó sử dụng và thời gian khô lâu hơn so với sơn nitrocellulose.
- Sơn epoxy: Đây là loại sơn chịu được va đập và chống ăn mòn tốt. Sơn epoxy thường được sử dụng trên các chi tiết sắt thép của xe như khung xe và các bộ phận khác. Tuy nhiên, loại sơn này có thể khó sử dụng và cần phải được sơn bằng thiết bị đặc biệt.
- Sơn polyurethane: Đây là loại sơn có độ bền cao và chịu được tác động của các chất tẩy rửa mạnh. Sơn polyurethane thường được sử dụng trên các xe hiệu suất cao, nhưng cũng có giá thành cao hơn so với các loại sơn khác.
- Sơn waterborne: Đây là loại sơn mới nhất được sử dụng trên các xe ô tô hiện đại. Sơn waterborne có thể giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm thiểu nồng độ hóa chất trong quá trình sơn. Tuy nhiên, loại sơn này cần sử dụng thiết bị đặc biệt và thời gian khô lâu hơn so với các loại sơn khác.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật, các nhà sản xuất xe ô tô sẽ chọn loại sơn phù hợp để sử dụng trên các dòng xe của họ.
Phân loại sơn xe ô tô theo công dụng
Các loại sơn ô tô: Hiện nay trên thị trường có không nhiều các hãng sơn ô tô, chủ yếu có các hãng sơn ô tô chính đó là hãng sơn ICI chuyên cho dòng xe Mercedes, Hyundai, hãng sơn RM, hãng sơn Siken, hãng sơn Cromax ( trước đây có tên gọi là Duppont), hãng sơn Mipa. Về sơn ô tô được chia làm 2 loại chính đó là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Đối với 2 dòng sơn này đều có chất lượng sơn như nhau tuy nhiên đó yếu tố sức khỏe cho người thợ sơn và bảo vệ môi trường nên ra đời dòng sơn gốc nước
Sơn ô tô cho các chi tiết bằng kim loại ( tôn, sắt )
Các chi tiết bằng kim loại như: nóc, cốp, nắp capo, cánh cửa, ba bô lê, hông, tai xe ô tô. Việc sơn các chi tiết bằng kim loại cần sử dụng các loại sơn như sau:
– Sơn lót chống rỉ: đây là loại sơn có tác dụng bảo vệ lớp kim loại ( tôn ), nó tạo ra màng bám để chống tác dụng của oxi hóa, chống ăn mòn đồng thời tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn với nhau, khả năng bám dính bề mặt kim loại. Đối với tất cả các loại xe ô tô khi sơn đều phải sử dụng loại sơn này. Khi sơn chống rỉ thì điều kiện để khô sơn vào khoảng 145 độ C đến 175 độ C, thời gian khô của nó từ 10 phút đến 15 phút.
– Sơn lót: Sau lớp sơn chống rỉ là đến lớp sơn lót. Tuy nhiên đối với các xe ô tô sau khi đã bị tai nạn, bị móp, méo biến dạng chi tiết thì sau lớp sơn chống rỉ là đến lớp ma tít rồi mới đến lớp sơn lót này. Do sau khi xe bị tai nạn các chi tiết bị biến dạng cần phải gò lại và sau đó bả 1 lớp ma tít lên để đưa chi tiết về chuẩn phom cũ ( hình dạng ban đầu ) của nó. Sơn lót có tác dụng làm nhẵn bề mặt chi tiết cần sơn, bảo vệ lớp sơn chống rỉ, bảo vệ lớp ma tít, có khả năng bám dính cực tốt giữa các lớp sơn và lớp ma tít
– Sơn phủ màu: đây là lớp sơn quyết định đến màu xe ô tô của bạn. Đối với những xưởng sơn ô tô không có giàn pha sơn vi tính thì màu sơn xe ô tô có chuẩn với màu sơn zin của xe ô tô là do kỹ thuật pha sơn của thợ sơn. Người thợ sơn giàu kinh nghiệm sẽ pha sơn chuẩn sơn so với người ít kinh nghiệm. Để có màu sơn chuẩn theo xe thợ sơn phải trộn ( pha ) các màu sơn gốc với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định để có màu sơn cần.
– Sơn gốc là các sơn có màu cơ bản như: màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen … Như vậy nếu như bạn muốn pha màu cam thì bạn phải trộn màu đỏ và màu vàng với nhau theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên khi thay đổi tỉ lệ này sẽ cho ra màu sơn khác. Vì vậy đối với những xưởng sơn xe ô tô không có giàn pha sơn vi tính, việc pha màu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của thợ sơn. Còn đối với xưởng sơn xe ô tô có giàn pha sơn vi tính việc pha màu sơn cho xe ô tô hết sức đơn giản, trên xe ô tô đều có code (mã) màu sơn của xe ô tô, chỉ cần nhập mã màu sơn của chiếc ô tô vào phần mềm pha sơn của hãng sẽ cho ra công thức pha sơn, tỉ lệ sơn gốc là bao nhiêu, cần bao nhiêu gram sơn gốc để sử dụng pha. Ngoài ra hệ thống pha sơn vi tính còn có giàn quấy sơn giúp sơn gốc luôn ở tình trạng bảo quản tốt nhất. Sơn phủ màu có khả năng bám dính cao nhất, độ nhẵn bóng bề mặt cực tốt, điều kiện của sơn phủ màu là 140 độ C trong thời gian khoảng 20 phút.
– Sơn phủ bóng: đây là lớp sơn ngoài cùng của xe ô tô, có 2 loại sơn phủ bóng đó là sơn phủ bóng nhanh khô và sơn phủ bóng chậm khô. Loại sơn phủ bóng nhanh khô có độ bóng kém hơn nhưng thời gian khô nhanh, kỹ thuật sơn đơn giản. Loại sơn phủ bóng chậm khô ưu điểm độ bóng tốt thời gian khô lâu, đòi hỏi kỹ thuật sơn khó hơn.