Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Cảm biến tốc độ là gì? Dấu hiệu hư hỏng & cách thay thế

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 10/01/2024

Cảm biến tốc độ là gì? Dấu hiệu hư hỏng & cách thay thế

Cảm biến tốc độ là gì?

Cảm biến tốc độ là một thành phần quan trọng trong các hệ thống đo lường và kiểm soát vận tốc của ô tô. Cảm biến này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tốc độ của vật thể di chuyển, giúp hệ thống điều khiển điều chỉnh các tham số liên quan.

Cảm biến tốc độ giúp việc cung cấp thông tin đo lường về tốc độ của vật thể, giúp cải thiện hiệu suất và an toàn trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Sự đa dạng trong cấu trúc và nguyên lý hoạt động của chúng cho phép chúng thích ứng với nhiều môi trường và yêu cầu ứng dụng khác nhau.

Cảm biến tốc độ còn có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điều khiển và theo dõi tốc độ di chuyển của xe. Nó sẽ liên tục phát ra các tín hiệu và truyền đến bảng hệ thống điều khiển giúp chúng ta thấy được tốc độ di chuyển và quãng đường đã di chuyển.

Có các loại cảm biến tốc độ như cảm biến kín, cảm biến hở, cảm biến công tắc lưỡi gà và cảm biến quang học

Nguyên lý, cấu tạo & vai trò của cảm biến tốc độ

Nguyen-ly-cau-tao-vai-tro-cua-cam-bien-toc-do

Cấu tạo của cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ thường được cấu tạo gồm một lõi từ, cuộn dây và một nam chậm vĩnh cửu. Các hãng xe khách nhau có vị trí lắp đặt khác nhau trên ô tô, thường đặt ở các 4 bánh xe khi xe sử dụng đĩa phanh và ở hộp vi sai sau bánh xe.Hệ thống xử lý tín hiệu sau đó chuyển đổi dữ liệu thu thập được thành thông tin hữu ích về tốc độ của vật thể.

Có loại cảm biến hở có cấu tạo gồm đầu đọc và vòng kim loại tách rời nhau. Nhược điểm của cảm biến này là dễ bị bám bụi bẩn  hoặc các mảnh kim loại nhỏ. Do đó làm giảm hiệu quả của cảm biến lại, vì vậy chúng ta nên vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên để đạt hiệu quả cao.

Còn loại cảm biến kín có cấu tạo gồm bánh răng kim loại và nam châm khít lại với nhau nên sẽ không bị bám bẩm hay dính các kim loại nhỏ vì vậy cảm biến này đạt hiểu quả cao và không phải vệ sinh hay bảo dưỡng nhiều.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ

Hoạt động của cảm biến dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Bộ phận có cấu tạo nam châm liên kết với bánh răng kim loại. khi bánh xe quay, bánh sẽ chuyển động theo. Khi đó các răng di chuyển qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều, được hiểu là tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán vận tốc của xe. 

Các dấu hiệu hư hỏng thường gặp của cảm biến tốc độ

Đèn ABS bật sáng:

Cảm biến tốc độ và hệ thống phanh ABS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi không nhận được tín hiệu từ cảm biến tốc độ thì hệ thống ABS dừng hoạt động. Ngoài ra khi đèn sáng cũng có thể do áp suất dầu thấp, trong trường hợp này nên mang ra các gara uy tín để kiểm tra.

Hệ thống ABS hoạt động không chính xác

Khi cảm biến hỏng thì hệ thống sẽ không hoạt động chính xác được nữa và lập tức trên taplo báo lỗi ABS ngay trên đồng hồ taplo của xe ô tô

Đèn TCS bật sáng

Cũng giống như đèn ABS thì TCS là hệ thống kiểm soát lực kéo giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong các trường hợp phanh gấp hoặc trượt bánh xe.

Đèn Check Engine sáng

Đối với loại cảm biến tốc độ của động cơ thì khi bị hư hỏng sẽ báo lỗi check động cơ. Tín hiệu tốc độ báo sai cho hộp đen ecu dẫn tới báo lỗi hệ thống động cơ và khi đọc lỗi chuẩn đoán sẽ báo cảm biến tốc độ. Thường được lắp đặt ở đồng hồ phía sau vô lăng lái. Khi đèn bật sáng phải đem ngay đi sửa chữa nếu chưa kịp sửa thì vận tốc tối đa là 40km/h.

Quy trình kiểm tra và thay thế cảm biến tốc độ

Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như kích, cờ lê,…

Bước 2 : Tháo bánh xe ra khỏi xe: đỗ xe trên bề mặt bằng phẳng, dùng kích nâng xe lên và tiến hành tháo bánh xe để tiện quan sát cảm biến một cách rõ nhất để tiện cho việc kiểm tra. 

Bước 3 : Tháo cảm biến ra, vệ sinh cẩn thận. Nếu kiểm tra thấy hư hỏng thì phải thay mới.

Bước 4: Xác định rõ vị trí của cảm biến trước khi tháo tùy vào từng loại xe mà cảm biến ABS có sự bố trí khác nhau. Khi tháo cảm biến ra được rồi chúng ta dùng khăn sạch các chi tiết, tránh để tiếp xúc vào các hóa chất tẩy rửa không tác động quá mạnh tránh làm hỏng cảm biến.

 Bước 5 : Lắp lại cảm biến: lắp lại các bộ phận như ban đầu. Một số trường hợp đèn ABS vẫn sáng thì thiết lập lại hệ thống điều khiển.

 Bước 6 : Lắp lại bánh xe: khi lắp lại bánh xe hạ kích xuống.

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường