Logo
THC AUTO
image

[Cẩm nang] Pha màu sơn xe ô tô

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: otomydinhthc_new
Ngày đăng: 01/06/2020

[Cẩm nang] Pha màu sơn xe ô tô

Thuộc tính của màu sắc sơn xe ô tô

1. Sắc (hue):Là thuộc tính đầu tiên mà ai cũng có thể nhận ra, nó cho phép chúng ta có thể mô tả một vật thể là xanh, đỏ, tím hay vàng.

2. Cường độ hay độ đậm nhạt (lightness):Là thuộc tính đặc trưng thứ hai của màu sắc. Cường độ cho ta biết một màu đậm hay nhạt đến mức nào.

3. Săc độ (chroma / saturation):Là thuộc tính thứ ba và cũng là thuộc tính dễ bị diễn giải sai lầm nhất. Người ta thường không để ý đến thuộc tính này trừ khi so sánh hai màu cùng sắc, cùng độ đậm nhạt. Khi đó, người ta sẽ mô tả sự khác biệt bằng những từ ngữ đại loại như sáng, sáng chói, tươi, đục, mờ, mờ đục…

Các màu cơ bản của sơn xe ô tô

Trong hội họa và trong thực tiễn sử dụng, người ta xác định có ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam.

– Dùng đỏ pha với vàng: ta được màu cam

– Dùng đỏ pha với lam: ta được màu tím

– Dùng vàng pha lam: ta được màu lục

Nếu pha chung cả 3 màu ta được một màu đục bẩn gần như đen.

1. Trong công nghiệp truyền hình và sử dụng ánh sáng (sân khấu, quảng cáo…), người ta cần phân biệt có ba loại ánh sáng màu cơ bản là: đỏ, lục, lam…

Cũng vậy, sự phối hợp hai trong ba màu trên sẽ cho ta các ánh sáng màu khác nhau. Nếu phối hợp cùng lúc ba loại, ta sẽ có một thứ ánh sáng gần như trắng.

2. Trong lý thuyết tính toán của ngành sơn, người ta phân biệt ra bốn loại màu cơ bản: đỏ, lục, lam, vàng. Chúng được sắp xếp trên một đồ thị như sau: 

Các góc để đánh giá màu sắc

1- Màu dầu, màu mê tan và màu mi- ca

Màu dầu hiện diện trên khoảng 30% xe được bán ra. Màu dầu không thay đổi ở bất kỳ góc nhìn nào. Còn màu mê-tan và màu mi-ca thì khác vì việc cho thêm vào sơn các mảnh kim loại hoặc mi-ca đã tạo ra các hiệu ứng màu thay đổi tùy theo góc nhìn. Vì vậy, muốn có một màu mê-tan hoặc mi-ca chính xác như mong muốn, cần phải quan sát chúng ở nhiều góc khác nhau.

2. Các góc chuẩn,thẳng, cận phản chiếu,cạnh

Trước tiên ta cần biết góc phản chiếu là gì. Đó chính là góc mà ánh sáng từ nguồn sáng phản chiếu lên thẻ màu đến thẳng mắt ta.

Góc thẳng: tia nhìn từ mắt tạo nên một góc 90° với bề mặt thẻ.

Góc cận phản chiếu: nghiêng so với góc phản chiếu khoảng 15°.

Góc nhìn cạnh: nghiêng khoảng 110° so với góc phản chiếu. 

3- Cách quan sát một thẻ màu

Thật ra, ta không cần phải nhớ các con số đặc biệt đó nhưng chúng ta cần phải biết để đúng vị trí thẻ màu để có thể đánh giá màu một cách chính xác. Có 4 bước để thực hiện việc đó

Bước 1: Để thẻ màu sao cho tia mắt tạo thành một góc 90° với bề mặt thẻ, ta được góc thẳng.

Bước 2: Từ từ nghiêng phần trên của tấm thẻ ra xa khỏi bạn, đến một lúc ta sẽ thấy ánh sáng phản chiếu trên tấm thẻ. Ta được góc phản chiếu.

Bước 3: Từ đây, tiếp tục nghiêng phần trên tấm thẻ ra xa đén khi ánh sáng biến mất, ta được góc cận phản chiếu.

Bước 4: Tiếp tục nghiêng thẻ đến khi mắt ta gần như thẳng hàng với tấm thẻ, ta được góc nhìn cạnh.

Sự khác màu và phương pháp kiểm tra màu

1 – Sự khác màu và nguyên nhân:

– Trong dây chuyền sản xuất xe mới:

+ Nhà cung cấp sơn khác nhau

+ Công việc chỉnh sửa

+ Năm sản xuất khác nhau

+ Khả năng phun sơn của thợ thì khác nhau trong những nhà máy khác nhau

– Nhà cung cấp sơn OEM: Đợt cung cấp sơn khác nhau

– Môi trường và yếu tố thời tiết:

+ Sử dụng những chất lau có chất phá hủy để lau xe hoặc đánh bóng.

+ Tia tử ngoại, mưa axid, độ ẩm cao.

+ đậu xe và lái xe trong những khu công nghiệp. 

2- Phương pháp kiểm tra màu:

– Phương pháp so sánh: So sánh trực tiếp màu trên thước khuấy màu với màu trên panel hoặc trên xe.

– Chấm sơn nhỏ: nhỏ 1 chấm sơn lên trên panel và so sánh trong khi ướt.

– Phun sơn: sơn 1 tấm panel mẫu chờ khô và so sánh với tấm panel gốc.

Phương pháp 1 & 2: nhanh nhưng không chính xác

Phương pháp 3: chậm nhưng chính xác.

3- Tiêu chuẩn để tạo 1 màu chuẩn:

– Chọn nơi có ánh sáng tốt (tốt nhất là ánh sáng mặt trời.)

– Đánh bóng và làm sạch các vết bẩn trên panel.

– Điều chỉnh với những màu đang tồn tại trong công thức.

– Sử dụng tỷ lệ màu – dung môi chính xác.

– Biết được điểm mạnh của từng màu (tint.)

– Khi phun sơn, chú ý số lớp sơn.

– Cẩn thận với tỷ lệ pha sơn – dung môi bởi vì nó có thể dẫn đến màu khác nhau. 

Mô tả màu sơn gốc và cách sử dụng màu sơn gốc

1- Gốc màu nhôm (Bạc):

 AM10: Nhôm rất mịn

– Nhìn cạnh rất sáng, nhìn thẳng mờ đục

– Cận phản chiếu: tối

• AM11: Nhôm hạt trung bình

– Màu nhôm nguyên thủy khi nhìn thẳng.

– Cận phản chiếu: sáng nhất.

– Cỡ hạt giống hệt AM16.

– Khi thêm 4530S vào công thức chứa AM11 nếu vẫn còn quá sáng thì thay thế bằng AM16.

• AM13: Nhôm thô trung bình

– Sáng lấp lánh.

– Độ sáng nhìn mọi góc như nhau.

• AM14: Nhôm thô

– Độ sáng nhìn mọi góc đều như nhau.

– Nhìn cạnh lắp lánh

– Nhìn cận phản chiếu sáng hơn AM13.

• AM16: Nhôm trung bình

– Cỡ hạt giống hệt AM 11.

– Thẳng và cận phản chiếu tối hơn AM 11.

– Nhìn cạnh sáng hơn.

– AM16 = AM11 + 10%

• AM17: Nhôm sáng mịn

– Sáng chói (thử ở ánh sáng mặt trời).

– Nhôm này tỏ ra nghiêng đen, sáng hơn và rất sáng khi nhìn chéo.

Độ sáng xắp theo góc cận phản chiếu

– AM17 / AM14 / AM13 / AM11 / AM16 / AM10.

• AM94: Nhôm rất thô

– Giống AM14 nhưng hạt thô hơn

– Rất sáng khi nhìn cận phản chiếu.

• AM95: Nhôm sáng hạt thô

– Sáng hơn AM17

• AM78: Nhôm màu vàng

– Hạt nhôm được phủ một lớp oxide vàng

– Cỡ hạt tương đương với AM11

– Nhìn cận phản chiếu sáng hơn và ánh đỏ khi nhìn thẳng.

Chuyển từ hạt nhôm mịn đến hạt thô hơn: sự tập trung gấp đôi.

Chuyển từ AM11 đến AM14: sự tập trung AM11 x 4

• AM97: Nhôm sáng cực mịn

– Mịn hơn và tươi hơn AM17

– Nhìn thẳng: sáng hơn AM17, tươi hơn AM95

– Nhìn nghiêng: Lấp lánh và sâu hơn AM95

• AM98: Nhôm mịn vừa

– Mịn hơn và sáng hơn AM95

– Nhìn thẳng: tươi hơn AM97

– Nhìn cạnh: lấp lánh và sâu hơn AM97 

2 – Gốc màu nhôm bổ xung( phụ)

• 4330S: Chất chỉnh góc nhìn

– Chỉ sử dụng trong những màu bạc và màu nhũ.

– Làm tối hơn khi nhìn cận phản chiếu và sáng hơn khi nhìn thẳng.

– Chiếm tối đa là 12% trong tổng trọng lượng toàn bộ công thức. (màu + dung môi)

• AM03: Trắng vi hạt

– Dùng trong nhũ để cận phản xạ vàng hơn, cạnh lam hơn và sáng hơn.

– Không dùng hơn 40% trong tổng trọng lượng toàn bộ công thức để tránh vấn đề về độ bền. 

3 – MICA:

– Mica làm mạnh màu lên khi nhìn cận phản chiếu. Ví dụ: Đỏ xà cừ khi nhìn cận phản chiếu rất đỏ.

– Mica khi nhìn cận phản chiếu sáng hơn nhôm.

– Mica có độ tập trung bột màu thấp hơn nhôm. Vd: AM73 = độ tập trung AM10 x 8

• AM72: Mica nâu đỏ nhạt

– Đỏ khi nhìn cận phản chiếu (dưới ánh sáng mặt trời)

• AM721: Mica đỏ hạt mịn

– Giống AM72 nhưng cỡ hạt mịn hơn

– Nhìn thẳng tối hơn AM72

– Nhìn cạnh sáng hơn AM72

• AM724: Mica Rutin Đỏ

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– Nhìn cận phản chiếu: đỏ

– Xanh lá và sáng khi nhìn nghiêng (cạnh)

• AM725: Mica đỏ sáng chói

– Tươi hơn AM72 (nhìn dưới ánh sáng mặt trời)

– Nhìn cạnh: vàng và tối hơn AM72

• AM728: Mica xanh lá đỏ

– Mica bọ hung

– Nhìn cận phản chiếu: rất xanh lá

– Nhìn cạnh: rất đỏ

• AM73: Mica trắng

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– So với màu nhôm:

+ Nhìn cạnh sáng hơn và sữa hơn.

+ Luôn tối hơn khi nhìn thẳng.

+ Nhìn cận phản chiếu: sáng hơn và xanh hơn.

• AM731: Mica satanh mịn

– Trong suốt

– Giống AM73 nhưng cỡ hạt mịn hơn.

– Màu trắng sữa, bề mặt tối nghiêng nhìn trắng sữa.

– Nhìn thẳng tối hơn và nhìn cạnh sáng hơn AM73.

• AM732: Mica trắng hạt trung bình

– Cỡ hạt nằm giữa AM73 và AM731,.

– Lắp lánh và sáng hơn AM73, AM731

• AM735: Mica bạc pha lê

– Tươi hơn nhiều so với AM73 (nhìn dưới ánh sáng mặt trời).

– Lam hơn AM73 , nhìn cạnh sáng hơn nhiều so với AM731

• AM74: Mica lam

– Cỡ hạt trung bình.

– Trong suốt

– Sắc độ cao hơn và lam hơn khi nhìn cận phản chiếu dưới ánh sáng mặt trời.

– Nhìn cạnh: vàng và sáng.

• AM741: Mica lam – Trong suốt

– Giống AM74 nhưng cỡ hạt mịn hơn

– Cho màu blue, nhìn ngiêng màu vàng sưã.

– Nhìn cận phản chiếu tối hơn & nhìn cạnh sáng hơn AM74

• AM75: Mica siêu lục

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– Nhìn cận phản chiếu rất xanh lá (dưới ánh sáng mặt trời)

– Nhìn cạnh: rất đỏ.

• AM751: Mica xanh lục mịn

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình mịn

– Cho màu lục, nhìn nghiêng đỏ – trắng sữa kém bão hòa so với AM75

– Gốc màu nhũ có bột màu nhiều.

• AM753: Mica lục

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– Màu lục – vàng

• AM756: Mica Lục – Lam Colibri

– Trong suốt.

– Cỡ hạt trung bình

– Nhìn cận phản chiếu cho màu lam sáng chói

– Nhìn cạnh: vàng nhạt và sáng

• AM76: Mica vàng

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– Nhìn cận phản chiếu: vàng (dưới ánh sáng mặt trời)

– Nhìn thẳng: lam và sáng

• AM77: Mica đồng đỏ

– Cỡ hạt trung bình

– Màu đồng đỏ dưới mọi góc nhìn.

• AM79: Mica tím cà

– Trong suốt

– Cỡ hạt trung bình

– Nhìn cận phản chiếu: rất tím (dưới ánh sáng mặt trời)

– Nhìn cạnh: rất xanh lá.

4 – Gốc màu trắng:

 AM01: Màu trắng mạnh

– Cũng đang được sử dụng trong màu metallic nhằm làm góc cạnh sáng hơn và cận phản chiếu trở nên tối hơn.

– Giảm ảnh hưởng của nhôm

• AM02: Màu trắng yếu

– Tối hơn khi nhìn thẳng.

– Nhạt hơn khi nhìn cạnh

– Sẫm hơn khi nhìn cận phản chiếu.

Thay AM01 bằng AM02 khi độ tập trung (%) của AM01 < 0,45% tổng trọng lượng trong công thức.

Thay AM02 bằng AM01 khi độ tập trung của AM02 > 8% tổng trọng lượng trong công thức.

Luôn thêm vào chất chống oxy hóa trong những màu trắng và màu xà cừ sáng (đối những mẫu đã chuẩn.) để mà tránh bị ngã màu.

– Lượng sử dụng: 1% của sơn nguyên chất

– Mã sản phẩm: G340 (10% G340 được pha loãng trong H583) 

5 – Gốc màu đen:

• AM05: Đen rất mạnh

– Dùng trong màu dầu đen.

– Màu đen mạnh nhất và nguyên thủy nhất

– Có màu lam khi nhìn cận phản chiếu.

– AM5 đen hơn AM6 nhìn cạnh.

– AM5 = % AM6 x 2

– AM05 được sử dụng trong màu metallic nếu có sự khác biệt lớn giữa nhì thẳng và nhìn cạnh.

• AM06: Đen mạnh

– Dùng cho màu dầu (shading black) và màu metallic.

– Có màu vàng nhạt khi nhìn cận phản chiếu.

– Thay AM06 bằng AM07 khi %AM07>8% tổng trọng lượng công thức

• AM07: Đen yếu

– Torng màu mê-tan có ánh màu vàng

– Không dùng trong sơn mica vì tạo ra ánh trắng đục.

– Thay AM6 bằng AM7 khi % AM6 < 0,45%.

• AM08: Màu than graphit

– Đen trong suốt.

– Trong màu metallic và màu pearl cho màu trắng đục (sữa)

– Khi kết hợp với bột màu hữu cơ trong suốt cho màu vàng đỏ khi nhìn thẳng và nhìn cạnh.

6 – Gốc màu oxít

 AM81: Oxit vàng mạnh.

– Trong màu metallic, khi nhìn cạnh vàng và sáng hơn

• AM82: Oxit vàng nhẹ.

– Màu mờ, ánh vàng lục.

– Với nhũ: ảnh hưởng bằng màu gốc AM01(nhạt và vàng nhìn cạnh).

– Màu mê-tan: tối cận phản chiếu.

– Thay AM81 bằng AM82 khi %AM81 < 0,45% tổng trọng lượng công thức.

– Thay AM82 bằng AM01 khi % AM81 > 8% tổng trọng lượng công thức.

AM84: Oxit đỏ nhẹ

– Màu mờ, ánh đỏ / vàng.

– Với màu mê-tan ảnh hưởng như với AM1 (đỏ nhạt và vàng nhìn cạnh).

– Cận phản chiếu tối màu.

Sự hạn chế kết hợp với Am50,nồng độ AM50 không thể cao hơn 25% tổng số lượng màu

7 – Gốc màu cam:

 AM51: Da cam sáng (chì Molip đen)

– Không dùng với Centari 500.

– Cam nhất dưới đèn Natri.

– Metallic: Nhìn cạnh nhiều màu sáng hơn (đừng sử dụng trong màu metallic: leaded)

• AM52: da cam (chì molyp đen)

– Đỏ hơn AM51 và AM53.

– AM51 và AM52 dùng trong màu mê-tan làm chúng sáng chói hơn và nhạt hơn ở cận phản chiếu.

– Không dùng trong Centari 500 nhũ.

– Tối hơn ở cận phản chiếu dưới đèn Natri.

• AM53: Da cam đỏ (không chì)

– Cam rất tươi dưới đèn vàng (sáng chói)

– Tối hơn dưới đèn Natri so với AM51

– Trong Centari 6000 metallic có sắc độ thấp khi nhìn thẳng nhưng có sắc độ cao khi nhìn cạnh.

– Dưới đèn vàng đỏ hơn AM51.

Sự hạn chế: AM53 + AM50: nồng độ của AM53 không thể cao hơn 50% trong tổng số lượng màu.

8 – Gốc màu vàng:

 AM41: Vàng không chì.

– Chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp khi pha màu mê-tan.

– Vàng sáng (tươi) cho màu dầu.

– Vàng xanh lá nhất dưới ánh sáng trắng và đỏ nhất dưới đèn vàng.

– Tối nhất dưới đèn Natri.

• AM42: Vàng nhạt (Crôm chì).

– Ít dung khi pha màu mê-tan.

– Không sử dụng với Centan Ị 500 mê-tan.

– Độ nhạt không đổi dưới đèn Natri.

– Xanh lá dưới ánh sáng trắng và đỏ dưới đèn vàng.

• AM43: Vàng sáng (không chì)

– Ít sử dụng trong nhũ.

– Vàng trong suốt.

– Vàng đỏ nhất dưới đèn tuýp.

– Trở lên nhạt hơn dưới đèn Natri so với AM41

• AM44: Vàng trung bình (Crôm-chì).

– Vàng sáng.

– Vàng đỏ nhất dưới ánh đèn D65.

– Vàng lục nhất dưới đèn tuýp.

– Không sử dụng với Centari Ị500 mê-tan.

– Sáng hơn dưới đèn Natri.

• AM45: Vàng trong suốt (không chì)

– Vàng trong suốt sáng chói.

– Chỉ dùng cho màu Metallic

– Đỏ vàng dưới ánh đèn D65.

– Anh lục dưới tuýp trong sơn nhũ.

– Sáng hơn AM46.

– Rất xanh khi nhìn cạnh.

• AM46: Vàng Cam

– Nhìn thẳng lục.

– Rất lục và nhạt hơn khi nhìn cạnh.

– Anh lục dưới đèn tuýp.

– Đỏ nhìn cận phản chiếu.

• AM90: Vàng trong suốt

– Màu trong suốt.

– Nhìn cạnh nâu vàng nhất.

– Có ánh lục vàng và đỏ nhạt khi nhìn cạnh.

– Không sử dụng trông hệ thống 1-Coat. 

9 – Gốc màu nâu (Oxít trong suất)

 AM91: Đỏ trong suốt.

– Màu trong suốt.

– Đỏ nâu, không sử dụng trong hệ thống 1-Coat.

– Nhìn cạnh, thẳng có màu đỏ và dưới đèn tuýp.

• AM93: Nâu trong suốt

– Màu trong suốt

– Màu đỏ nhất trong các màu trong.

– Xanh lá nhất dưới đèn tuýp.

– Tối hơn và đỏ ít nhất khi nhìn cạnh so với AM90 và AM91. 

10 – Gốc màu đỏ:

 AM50: Đỏ tươi.

– Đỏ nhất dưới đèn D65.

– Sáng hơn dưới đèn Natri.

– Khi sử dụng trong màu Metallic, tối hơn và đục hơn khi nhìn cận phản chiếu và cam khi nhìn cạnh.

Sự hạn chế trong việc kết hợp với gốc màu trắng AM01 (liên quan đến độ bền): tối

đa là 26% AM01 trong tổng trọng lượng màu.

Những hạn chế khác khi kết hợp với AM50: AM53 (50%); AM63 (27.06%); AM64 (50%); AM66 (37%); AM84 (25%); AM86 (25.62%) và AM87 (22%)

• AM55: Đỏ nhạt

– Đỏ trong suốt (Da cam sáng)

– Không sử dụng cho màu solid

– Đối với màu Metallic: ít đỏ khi nhì cạnh, và đỏ dưới đèn tuýp.

• AM58: Nâu đỏ đậm

– Bằng AM55 nhưng đỏ hơn và lam hơn.

• AM62: Đỏ trong suốt mạnh

– Đỏ ánh lam sạch.

– Đỏ ít hơn dưới ánh đèn tuýp so với AM64 và AM66.

– Đỏ ít nhất khi nhìn cạnh

– Sáng nhất dưới đèn Natri đối với màu solid.

– Nếu thay AM64 hoặc AM66 bằng AM62: tăng hàm lượng lên 5% và tăng AM6 10%.

• AM63: Đỏ tươi trong suốt

– Màu 3.5 VOC chỉ được sử dụng trong hệ thống 1-Coat.

– Ít đỏ dưới đèn tuýp hơn AM87 & AM64

– Tươi hơn dưới đèn Natri so với AM87 & AM64

– AM63 = AM64 x 0.33

Sự hạn chế: trong việc kết hợp với AM50: Tối đa là 27.06% AM63 trong tổng trọng lượng màu.

• AM64: Đỏ xỉn

– Đỏ ánh lam, trong suốt.

– Đỏ hơn dưới đèn tuýp và đục hơn AM62

– Kém đục hơn AM66.

– Đỏ nhất trong khi nhìn cạnh so với AM62, AM66

– Tối hơn khi nhìn cạnh so với AM66

Sự hạn chế trong việc kết hợp với AM50: tối đa là 50% AM64 trong tổng trọng lượng màu.

• AM66: Đỏ tím

– Đục hơn AM64

– Sáng nhất khi nhìn cạnh trong màu Metallic.

– Đỏ nhất dưới đèn tuýp, lam khi nhìn cạnh

– AM64 và AM66 giống hệt nhau dưới đèn Natri

– Không sử dụng trong hệ thống 1-Coat.

Sự hạn chế trong việc kết hợp với AM50: tối đa 37% AM66 trong tổng trọng lượng màu.

• AM85: Đỏ nâu mạnh trong suốt

– So với AM55 thì đục hơn, đỏ hơn và lam hơn

– Không sử dụng trong hệ thống 1-Coat.

• AM86: Đỏ mờ đục

– Màu đậm, hầu như chỉ sử dụng cho màu dầu, dùng trong màu Metallic khi cần thiết.

– Trong màu dầu: sáng và tươi.

– Trong màu Metallic: tối hơn khi nhìn cận phản chiếu, sáng và tươi khi nhìn cạnh và xanh lá dưới đèn tuýp.

Sự hạn chế trong việc kết hợp với AM50: tối đa là 25.62% AM86 trong tổng trọng lượng màu.

• AM87: Đỏ Tím

– Màu 3.5 VOC chỉ được sử dụng trong hệ thống 1-Coat.

– Same color caracteristics as AM66

– Tối hơn AM63 dưới đèn Natri

– Đỏ nhất dưới đèn tuýp

– AM87 = AM66 x 0.56

Sự hạn chế trong việc kết hợp với AM50: tối đa là 22% AM87 trong tổng trọng lượng màu của công thức. 

11 – Gốc màu tím:

 AM20: Tím

– Tím đỏ đậm

– Đỏ nhất dưới đèn tuýp

– Xanh lá hơn nhiều khi nhìn cạnh so với AM21

• AM21: Lam tím

– Đục hơn so với AM20.

– Đỏ hơn AM20 nhìn cạnh.

– Xanh lá dưới đèn tuýp.

12 – Gốc màu lam:

 AM25: Lam trong suốt

– Màu có 3.5 VOC chỉ sử dụng cho màu tự bóng (1-Coat)

– Có màu lục lam, tương tự AM29

– Xanh lá nhất dưới đèn tuýp

• AM26: Lam hữu cơ

– Trong suốt

– Lục nhìn cận phản chiếu.

– Đỏ nhìn thẳng và đỏ hơn khi nhìn chéo.

Chỉ sử dụng khi cần thiết để tránh hiện tượng metamerism

• AM27: Lam trong suốt

– Không sử dụng cho màu tự bóng (thay bằng AM25)

– Xanh lá nhất khi nhìn cạnh

– Đỏ khi nhìn cận phản chiếu.

– AM27 = AM29 x 2

• AM28: Lam mạnh

– Không sử dụng cho màu tự bóng (sử dụng AM96)

– Đỏ nhất dưới đèn tuýp

– Đỏ khi nhìn thẳng

– AM70 = AM28 x 2

• AM70: Lam yếu

– Bột màu trong suốt.

– Lam đỏ dưới đèn D65,

Thay AM28 bằng AM70 khi % AM28 <= 0,45% tổng khối lượng công thức.

Thay AM70 bằng AM28 khi % AM70 > 8% tổng khối lượng công thức.

• AM29: Lam nhạt

– Không sử dụng trong màu tự bóng (sử dụng AM25)

– Lục dưới đèn D65.

– Chuyển sang lục hơn dưới đèn tuýp

– Lục nếu nhìn thẳng.

• AM96: Lam đỏ

– Màu 3.5 VOC chỉ sử dụng trong màu tự bóng

– Lam đỏ nhất dưới đèn tuýp (nhưng ít đỏ hơn AM28)

Tổng kết:

D65 / Anh sáng mặt trời

Cận phản chiếu Thẳng Cạnh

Lục AM29 AM29 AM27

AM26 AM27 AM29

AM27 AM26 AM28

Đỏ AM28 AM28 AM26 

13 – Gốc màu lục:

• AM30: lục mạnh

– Không sử dụng trong màu tự bóng (sử dụng AM34)

– Có màu lục lam

– AM31 = AM30 x 5

• AM31: lục
nhẹ.

– Lục ngã lam nhất.

Thay AM30 bằng AM31 khi AM30 chiếm dưới 0,45% tổng trọng lượng công thức.

Thay AM 31 bằng AM30 khi AM31chiếm hơn 8% tổng trọng lượng công thức.

• AM32: Lục

– Cạnh nhạt hơn AM30.

– Có màu xanh lá-vàng.

– Không sử dụng cho màu tự bóng mà kết hợp AM34 và gốc màu vàng.

• AM34: Xanh lá vàng

– Màu 3.5 VOC chỉ dùng cho màu tự bóng.

– Tính chất tương tự AM30

– AM34 = AM30 x 0.85 

Chú ý:

 AM15: Nhôm đa mức độ

– Chiếm tối đa 7% trong tổng trọng lượng công thức

– Cận phản chiếu tối hơn.

– Chỉ sử dụng trên hệ Base Coat/Clear Coat.

– Dùng như một nhôm yếu trong những màu rất tối.

– Nhìn cạnh sáng hơn.

• AM52: da cam (chì molyp đen)

– Đỏ hơn AM51 và AM53.

– Dùng trong màu mê-tan làm chúng sáng chói hơn và nhạt hơn ở cận phản chiếu.

– Không dùng trong Centari 500 & Imron 700 Metallic.

– Tối hơn ở cận phản chiếu dưới đèn Natri.

• AM58: Nâu đỏ đậm

– Bằng AM55 nhưng đỏ hơn và lam hơn.

– Trong màu Metallic (C6000): đỏ tối hơn.

• AM61: Đỏ

– Sáng , đỏ đục.

– Chủ yếu sử dụng trong màu dầu.

– Chỉ sử dụng trong màu mê-tan khi thật cần.

+ Tạo ra màu tối góc cận phản chiếu.

+ Đỏ sáng, và nhạt khi nhìn cạnh.

       AM86 = AM61 x 0.5

Giải thích một số ký hiệu trong phần mềm pha sơn

 + B   More blue                   Thêm xanh dương

 +  D   Darke                          Tối hơn

 + G   More green                 Thêm Xanh lá

 + L   Lighter                         Nhạt hơn

 + R   More Red                    Thêm đỏ

 + S   More Saturated            Đậm hơn

+Y     More yellow               Thêm vàng

=C     Equal to chip              Tương đương thẻ vàng

= S     Standard                     Tiêu chuẩn

 B       Blue                           Xanh dương

– B      Less Blue                   Bớt xanh dương

C        Flake is coarser         Flake thì mịn hơn

D        Dark                          Tối

F         Flake í finer               Flake thì mịn hơn

G        green                          Xanh lá

– G      less green                   Bớt xanh lá

L         Light                          Nhạt

NC      Neutral lightness        màu trung tính

R         Red                            Đỏ

-R        less Red                    Bớt đỏ

– S        Less red                    Đỏ

 Y         yellow                       Vàng

 – Y       less yellow               Bớt vàng

Liên hệ tư vấn kỹ thuật pha màu sơn xe ô tô

Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68

Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68

Mọi tư vấn kỹ thuật pha màu sơn xe ô tô của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí

TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”

Địa chỉ chi nhánh Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Tags, Chuyên mục

ĐỒNG SƠN (78)

Giá bảo dưỡng

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường