Logo
THC AUTO
image

Chân côn nặng, bị cứng, bị thấp: Nguyên nhân, cách xử lý & chỉnh chân côn

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 07/04/2023

Chân côn nặng, bị cứng, bị thấp: Nguyên nhân, cách xử lý & chỉnh chân côn

Nhiệm vụ của chân côn là để ngắt truyền động của động cơ đến hộp số tức là khi bạn sang số thì bạn phải đạp chân côn. Đối với xe số tự động thì không có chân côn, bộ phận này chỉ có với các loại xe ô tô số sàn, đặc biệt đối với các loại xe ô tô chạy dịch vụ taxi, các loại xe bán tải và các loại xe tải thì đa số sử dụng xe ô tô số sàn và có chân côn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những hư hỏng về chân côn xe ô tô như chân côn nặng, chân côn bị cứng, chân côn thấp và cách xử lý

Nguyên nhân dẫn đến việc chân côn bị cứng

Chân côn bị kẹt do thảm sàn

Chân côn bị kẹt do thảm sàn: trường hợp này xảy ra có thể nơi ra rất phổ biến khi vận hành xe có rất nhiều người không để ý làm cho thảm lót sàn của xe cản trở quá trình đạp côn dẫn đến hiện tượng chân côn nặng hơn khi đạp với trường hợp này bạn chỉ cần kiểm tra và đưa thảm sàn về lại vị trí cũ là được

Do bánh đà là côn mâm ép và bi-tê bị mài mòn

Do bánh đà là côn mâm ép và bi-tê bị mài mòn: Khi lá côn bị mòn sẽ dẫn đến việc bàn ép bị cao hơn ở phần tiếp giáp với bạc đạn bi T từ đo hành trình đạp sẽ phải ca hơn đồng nghĩa cũng nặng hơn. Ống trượt Bi-tê quá bẩn do lâu ngày không được vệ sinh mở trong đường ống bị khô và các mạt sắt trong quá trình hoạt động bám vào sẽ làm cho bi-tê trượt trở nên khó khăn trực tiếp làm quá trình đạp côn trở nên nặng nề.

Cơ cấu bàn đạp côn bị trục trặc

Cơ cấu bàn đạp côn bị trục trặc: cơ cấu này bị trục trặc thường đến từ hai nguyên nhân chính là dây cáp của bàn đạp thiếu chất bôi trơn dẫn đến hiện tượng khô cứng làm hoạt động của nó trở nên khó khan hoặc phần cầu nối của cơ cấu dẫn động chân côn bị biến dạng cũng sẽ dẫn đến hiện tượng kẹt chân côn

Cơ cấu điều khiển của ly hợp bị sai lệch

Cuối cùng là cơ cấu điều khiển của ly hợp bị sai lệch: cơ cấu ly hợp gặp vấn đề có thể là do trong quá trình sử dụng ly hợp bị trượt làm cho phần đĩa bạt ma sát làm cho phần bánh đà và mâm ép dễ bị ăn mòn hoặc cong vênh cuối cùng làm cho rò rỉ dầu, sau một thời gian dài sử dụng chúng ta nên kiểm tra vá bảo dưỡng cần đẩy cảu xylanh to nhỏ rất có thể chúng đã bị cong vênh bên cạnh đó lò xo cũng cần được chú ý rất nhiều khi lò xo gặp vấn đề lực đàn hồi của nó sẽ bị yếu đi hoặc biến mất đây là một điều rất tệ nó sẽ trực tiếp làm kẹt trân côn lâu dài có thể làm hỏng các chi tiết khác.

Chân côn xe ô tô bị thấp hoặc cao

Tình trạng chân côn bị thấp tức là bạn  phải đạp chân côn gần hết hoặc hết xuống sàn xe thì mới vào được số. Nguyên nhân chân côn bị thấp là độ dịch chỉnh tự do để quá nhỏ chân côn thấp, hoặc do lá côn và bàn ép li hợp bị mòn. Nếu nguyên nhân do chân côn bị thấp do độ dịch chỉnh tự do thấp thì ta điều chỉnh tăng. Còn nếu nguyên nhân chân côn bị thấp do lá côn, bàn ép bị mòn thì bạn nên thay thế

Cách điều chỉnh độ cao, thấp chân côn

Cách chỉnh độ cao thấp của chân côn xe ô tô cũng giống như điều chỉnh chân ga. Ta điều chỉnh lại độ dịch chỉnh tự do của chân côn phù hợp với người lái xe ô tô. Cách điều chỉnh chân côn bạn có thể tham khảo theo hình vẽ dưới đây:

Cach-chinh-chan-con-xe-o-to

Đâu tiên chúng ta cần chuẩn bị một chiếc thước kê vuông góc để có thể đo được chiều cao từ sàn xe đến với côn nếu như chiều cao này không chuẩn với thông số nhà sản xuất quy định chúng ta có thể chỉnh nó bằng cách xoay chiều dai bu long tỳ cần.

Cach-dieu-chinh-do-cao-thap-chan-con

Sau khi cân chỉnh xong độ cao của chân côn thì hành trình đạp côn là thứ tiếp theo cần chú ý đến các xe của hãng Toyota thường sẽ có chiều dài của hành trình côn từ 5-15mm, việc điều chỉnh này bằng cách nới ốc hãm để thay đổi chiều dài của ty đẩy. Sau khi cân chỉnh xong thì bạn nên xả bỏ khí để không ảnh hưởng đến hoạt động của chân côn.

Chân côn nặng, cách làm nhẹ chân côn?

Chân côn bị năng là một trong những vấn đề mà người lái xe có thể gặp phải. Lỗi chân côn xe ô tô bị nặng là lỗi phổ biến nhất đối với dòng xe ô tô số sàn, nguyên nhân gây ra chân côn bị nặng có khá nhiều, vì vậy bạn cần kiểm tra và xử lý những nguyên nhân đơn giản trước sau đó mới kiểm tra và xử lý các lỗi nặng sau. Các nguyên nhân gây chân côn xe ô tô bị nặng như: Cơ cấu cơ khí ở bàn đạp chân côn như lò xò, bàn đạp, bàn ép, bi tê, hoặc nguyên nhân do hệ thống trợ lực côn. Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy cần phải áp dụng một lực nặng hơn lên chân côn để thực hiện các thao tác như đạp côn hoặc thay số. 

Nguyên nhân chân côn nặng

Nguyên nhân chính của tình trạng này thường liên quan đến lá côn bị mòn hoặc sự thiếu dấu côn. Lá côn là một phần quan trọng của hệ thống ly hợp và chịu áp lực lớn từ động cơ. Khi lá côn bị mòn, nó không còn bám chặt vào đĩa ma sát như ban đầu, khiến cho người lái cảm thấy nặng nề khi sử dụng côn.

Ngoài ra nguyên nhân chân côn bị nặng cũng có thể là do sự rò rỉ của dầu côn. Bàn ép cũng có thể là cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chân côn bị nặng hoặc nhẹ vì trên bàn ép có các nan lò so khi các nan lò so này có độ cứng khác nhau không theo tiêu chuẩn cũng gây ra côn nặng hoặc nhẹ.

Cách làm nhẹ chân côn

Để khắc phục vấn đề này tức là làm nhẹ chân côn thì cần kiểm tra tình trạng của lá côn và thay thế nếu cần thiết. Ngoài ra, thiếu dấu côn cũng có thể là nguyên nhân khiến côn nặng. Nếu lá côn và đĩa ma sát của bạn còn trong tình trạng tốt, hãy kiểm tra hệ thống thiết bị dấu côn và đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.

Chân côn bị cứng?

Với những ai sử dụng xe số sàn lâu năm khi vào một chiếc xe họ thường kiểm tra các chân côn chân phanh và cả bàn đạp ga để cảm nhận độ nặng nhẹ của chúng vì mỗi xe sẽ có lực đạp côn khác nhau để có thể căn chỉnh được lực sử dụng là vừa đủ.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp chân côn nặng hơn bất thường, hoặc có trường hợp chân côn bị cứng tức là không thể đạp được chân côn.

Nguyên nhân các lỗi chân côn bị cứng

Xe của bạn đều được trang bị bộ trợ lực côn gồm có tổng côn trên và tổng côn dưới tuy nhiên khi để vào số bạn vẫn phải đạp côn cật lực thì nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ hệ thống điều khiển chân côn của bạn bị thiếu dầu do lâu ngày không kiểm tra.

Ngoài ra nguyên nhân có thể do các tổng côn trên và và dưới bị hư hỏng, đối với trường hợp chân côn bị cứng nguyên nhân có thể do cơ cấu cơ khí của chân côn bị hỏng hoặc bị kẹt tổng côn trên hoặc tổng côn dưới khiến chân côn kẹt cứng không thể di chuyển được

Cách khắc phục các lỗi chân côn bị cứng

Để khắc phục tình trạng này bạn nên đưa xe đến các gara uy tín để bổ sung thêm lượng dầu thủy lực – dầu phanh – côn đầy đủ và trải nghiệm chân côn của bạn sẽ lại trở lại nhẹ nhàng. Hoặc phải thay dầu trong trường hợp dầu quá kém

Cách khắc phục các lỗi về côn xe ô tô cần phải kiểm tra kỹ càng và có thể phải thay 1 số chi tiết như bộ côn của xe gồm có lá côn, bàn ép, bi tê hoặc thay tổng côn trên hoặc tổng côn dưới.

Đánh giá

Trung bình: 3.7 / 5. Số lượt đánh giá: 3

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags, Chuyên mục

Sửa chữa hộp số (51)

Giá bảo dưỡng

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường