Một số lượng lớn các hệ thống điều khiển ECU được sử dụng trên xe. Nói chung, các hệ thống điều khiển ECU thì phức tạp, nên yêu cầu có kiến thức kỹ thuật ở trình độ cao để xử lý sự cố. Tuy nhiên, hầu hết các quy trình kiểm tra hư hỏng chỉ bao gồm việc kiểm tra từng mạch điện một của hệ thống điều khiển ECU. Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống và kiến thức cơ bản về điện, có thể thực hiện chẩn đoán hiệu quả, chính xác và sửa chữa cần thiết.
sửa chữa lỗi hộp đen ECU ô tô
1. Hướng dẫn phương pháp đọc lỗi hộp đen ECU ô tô
Hướng dẫn phương pháp đọc lỗi hộp đen ECU nhận mã nháy sự cố thông qua đèn chỉ thị sự cố:
Bước 1: Công tắc đánh lửa – chìa khóa điện ở vị trí ON.
Bước 2: Ở trạng thái máy chờ & vận hành công tác đều có thể tiến hành “ấn xuống-nhả ra” công tắc yêu cầu chẩn đoán tức là kích hoạt mã nháy sự cố
Bước 3: Mỗi lần thao tác chỉ nháy sáng 1 mã sự cố, cứ thế tiến hành thì có thể đọc được hết mã sự cố. Mã sự cố bao gồm sự cố trước đây & sự cố hiện tại
Bước 4: Sau khi xóa mã sự cố rồi đọc nhận tiếp, chính là sự cố hiện tại
Ví dụ sự cố trên lộ dây đèn cảnh báo, mã sự cố 553
2. Hướng dẫn chẩn đoán lỗi hộp đen ECU ô tô
Chuẩn đoán sự cố lỗi hộp đen ECU của động cơ khống chế điện tử không nhất định là vấn đề của hệ thống phun điện tử. Trong đại đa số các trường hợp, sự cố vẫn là sự cố của động cơ mà ta thường gặp & sự cố đường ống nhiên liệu
– Khi đèn chỉ thị sự cố trên đèn taplo không sáng, chủ yếu kiểm tra sự cố phần cơ
– Khi đèn sự cố trên đèn taplo báo sáng, nói lên sự cố của hệ thống phun điện tử đã xuất hiện, có thể đọc mã sự cố, tiến hành công tắc đo kiểm.
Nếu không phải người đã được đào tạo chuyên môn, kiến nghị không được sửa chữa, mà nhanh chóng báo cho nhân viên chuyên nghiệp sửa chữa. Kiến thức cơ sơ cho chẩn đoán cơ bản:
– Yêu cầu người sửa chữa thành thạo phán đoán sự cố thường gặp của động cơ
– Yêu cầu người sửa chữa thành thạo nguyên lý công tác của hệ thống dàn phun Bosch
– Yêu cầu người sửa chữa thành thuộc cáp điện động cơ & nguyên lý chẩn đoán hệ thống khống chế điện tử.
Hướng dẫn sử dụng máy chuẩn đoán để sửa chữa hộp đen
Trước khi dùng máy chẩn đoán, hãy đọc kỹ hướng dẫn vận hành máy chẩn đoán.
Nếu máy chẩn đoán không thể kết nối với các hệ thống điều khiển ECU khi máy chẩn đoán được nối vào giắc DLC3 với khoá điện ở vị trí ON và máy chẩn đoán được bật, thì có vấn đề ở xe hoặc máy chẩn đoán.
1.Nếu có thể kết nối máy chẩn đoán với xe khác, hãy kiểm tra đường truyền nối dữ liệu chẩn đoán (Đường truyền (+)), đường truyền CANH và CANL, và mạch nguồn của các ECU trên xe.
2.Nếu việc liên lạc vẫn không thực hiện được khi GTS được nối vào xe khác, thì vấn đề có thể ở bản thân máy chẩn đoán GTS. Hãy thực hiện quy trình tự kiểm tra đã được đề cập trong hướng dẫn vận hành máy chẩn đoán GTS.
3. Quy trình chuẩn đoán hư hỏng hộp đen ECU
Quy trình khắc phục sự cố hộp đen ecu gồm có quy trình chẩn đoán khi có mã lỗi được lưu và quy trình chẩn đoán khi không có mã lỗi được lưu. Những nội dung cơ bản được giải thích trong bảng sau đây.
Kiểu quy trình | Chi tiết | Phương pháp khắc phục hư hỏng |
---|---|---|
Chẩn đoán dựa vào mã lỗi | Quy trình chẩn đoán này dựa trên những mã lỗi đã được lưu lại. | Chi tiết hư hỏng được xác định dựa trên tình trạng phát hiện mã lỗi bằng phương pháp loại trừ.
Vùng hư hỏng được loại trừ từng bước một bằng cách dùng máy chẩn đoán và kiểm tra các chi tiết liên quan. |
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng (Không có mã lỗi nào được lưu lại) | Quy trình chẩn đoán này dựa trên các triệu chứng hư hỏng. | Chi tiết bị hư hỏng sẽ được xác định dựa vào các triệu chứng hư hỏng bằng cách dùng phương pháp loại trừ.
Vùng hư hỏng được loại trừ từng bước một bằng cách dùng máy chẩn đoán và kiểm tra các chi tiết liên quan. |
Những hệ thống trên xe rất phức tạp và sử dụng nhiều ECU, do vậy rất khó kiểm tra chúng một cách độc lập được. Vì vậy, hãy dùng phương pháp loại trừ, với những bộ phận mà ở đó có thể kiểm tra một cách độc lập được, và nếu không tìm thấy vấn đề gì trong những bộ phận này, thì chính ECU liên quan là đang có trục trặc và hãy thay chúng.
Một công việc rất quan trọng là yêu cầu thông tin khách hàng về môi trường và các điều kiện xuất hiện vấn đề (Phân tích hư hỏng theo ý kiến của khách hàng). Điều này giúp ta có thể mô phỏng các điều kiện và xác nhận triệu chứng. Nếu không thể xác nhận được triệu chứng hoặc mã lỗi không xuất hiện lại thì sẽ không thể xác định được chi tiết hư hỏng bằng quy trình chẩn đoán, và ECU của hệ thống liên quan có thể bị thay thế thậm chí nó không có vấn đề gì. Nếu xảy ra điều này thì vấn đề ban đầu sẽ không được giải quyết
Nhằm tránh việc mở rộng quy trình khắc phục hư hỏng mà không có điểm kết thúc, những quy trình khắc phục hư hỏng được biên soạn với giả thiết rằng nhiều sự cố không xảy ra đồng thời đối với một triệu chứng hư hỏng đơn lẻ.
Để xác định được chi tiết hư hỏng, quy trình chẩn đoán sẽ giúp thu hẹp mục tiêu bằng cách tách rời các bộ phận, các ECU và dây điện trong khi kiểm tra. Nếu xác định được dây điện là nguyên nhân gây ra lỗi, thì phải kiểm tra không chỉ ở chỗ nối với các bộ phận và các ECU mà còn kiểm tra tất cả các giắc nối giữa bộ phận đó và ECU.
MÔ TẢ
a.Dữ liệu của từng hệ thống và các mã lỗi (DTC) có thể đọc được qua giắc nối truyền dữ liệu 3 (DLC3) của xe. Khi hệ thống có vẻ như bị lỗi, hãy dùng máy chẩn đoán để kiểm tra hư hỏng và tiến hành sửa chữa.
KIỂM TRA GIẮC DLC3
Các ECU của xe dùng giao thức kết nối ISO 15765-4. Sự bố trí các cực của giắc DLC3 tuân theo tiêu chuẩn ISO 15031-3 và phù hợp với định dạng ISO 15765-4.
Ký hiệu | Số của cực | Tên thiết bị | Cực tham khảo | Kết quả | Điều kiện |
---|---|---|---|---|---|
SIL | 7 | Đường truyền bus “+” | 5 – Nối mát tín hiệu | Tạo xung | Trong khi truyền dữ liệu |
CG | 4 | Tiếp mát gầm xe | Mát thân xe | 1 Ω trở xuống | Luôn luôn |
SG | 5 | Nối mát tín hiệu | Mát thân xe | 1 Ω trở xuống | Luôn luôn |
BAT | 16 | Cực dương ắc quy | Mát thân xe | Từ 11 đến 14 V | Luôn luôn |
CANH |
6 |
Đường truyền CAN “High” |
14 – CANL | Từ 54 đến 69 Ω | Khoá điện off* |
Cực dương ắc quy | 6 kΩ trở lên | Khoá điện off* | |||
4 – CG | 200 Ω trở lên | Khoá điện off* | |||
CANL | 14 | Đường truyền CAN “Low” | Cực dương ắc quy | 6 kΩ trở lên | Khoá điện off* |
4 – CG | 200 Ω trở lên | Khoá điện off* |
KIỂM TRA MẠCH ĐIỆN TỬ
KIỂM TRA CƠ BẢN
KHI ĐO ĐIỆN TRỞ CỦA CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
i.Trừ các trường hợp đặc biệt, tất cả các giá trị tiêu chuẩn đo được của điện trở ở nhiệt độ môi trường là 20°C. Các giá trị đo điện trở có thể sẽ không chính xác nếu được đo ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như ngay sau khi xe chạy. Các phép đo phải được thực hiện sau khi động cơ đã nguội.
4. Quy trình sửa chữa hộp đen ECU
Hãy thực hiện việc khắc phục hư hỏng theo quy trình sau. Ở đây chỉ trình bày quy trình cơ bản. Hãy nắm chắc quy trình khắc phục hư hỏng cho mạch đang chẩn đoán trước khi bắt đầu công việc.
Bước 1. HÃY MANG XE ĐẾN XƯỞNG SỬA CHỮA
Bước 2. PHÂN TÍCH HƯ HỎNG THEO Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG
a.Hãy hỏi khách hàng về các tình trạng và điều kiện môi trường khi hư hỏng xuất hiện.
Bước 3. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP ẮC QUY
a.Đo điện áp ắc quy.
Điện áp tiêu chuẩn: Từ 11 đến 14 V
Nếu điện áp ắc quy thấp hơn 11 V, hãy nạp lại hoặc thay ắc quy trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4. XÁC NHẬN TRIỆU CHỨNG VÀ KIỂM TRA MÃ LỖI (VÀ DỮ LIỆU LƯU TỨC THỜI)
a.Kiểm tra hở hay ngắn mạch bằng cách quan sát dây điện, các giắc và các cầu chì.
b.Hâm nóng động cơ đến nhiệt độ làm việc bình thường.
c.Xác nhận các triệu chứng và tình trạng hư hỏng của xe, rồi kiểm tra các mã lỗi.
Kết quả:
-
Kết quả Chuyển đến Các mã lỗi được phát ra Đến bước 5 Các mã lỗi không phát ra Đến bước 6
Bước 5. BẢNG MÃ LỖI
a.Tìm mã lỗi phát ra trong bảng mã lỗi. Hãy xem cột “Khu vực hư hỏng” để biết các mạch và/hoặc các chi tiết có thể bị hư hỏng.
Kết quả:
-
Chuyển đến Đến bước 7
Bước 6. BẢNG CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG HỆ THỐNG ĐIỂU KHIỂN HỘP ĐEN ECU
a.Hãy tìm các triệu chứng hư hỏng trong bảng các triệu chứng hư hỏng. Hãy xem cột “Khu vực nghi ngờ” để biết các mạch và/hoặc chi tiết có thể bị hư hỏng.
Bước 7. KIỂM TRA MẠCH ĐIỆN HOẶC KIỂM TRA CÁC CHI TIẾT
a.Hãy xác định mạch hoặc chi tiết có sự cố.
Bước 8. ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA HOẶC THAY THẾ
a.Điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay mạch hoặc các chi tiết bị hư hỏng.
Bước 9. THỬ XÁC NHẬN LẠI
a.Sau khi điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận, hãy xác nhận lại rằng hư hỏng không tồn tại nữa. Nếu hư hỏng không xuất hiện nữa, hãy tiến hành thử xác nhận lại dưới cùng một điều kiện và trong môi trường giống như khi hư hỏng xảy ra lần đầu.
b.KẾT THÚC
5. Hướng dẫn sửa chữa hộp đen ECU dựa trên phân tích hư hỏng theo mô tả của khách hàng
Khi xử lý sự cố, các triệu chứng của hư hỏng phải được xác nhận một cách chính xác. Hãy loại bỏ tất cả các phỏng đoán để có thể đánh giá được chính xác. Để hiểu rõ các triệu chứng của hư hỏng là gì, một việc đặc biệt quan trọng là phải hỏi khách hàng về hư hỏng và các điều kiện tại thời điểm xảy ra hư hỏng.
Thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt để tham khảo. Các hư hỏng trước đó tưởng chừng như không liên quan đôi nhưng lại hữu ích trong một vài trường hợp.
Có 5 điểm quan trọng trong việc phân tích hư hỏng như sau:
-
Cái gì Mẫu xe, tên của hệ thống Khi nào Ngày, giờ và tần xuất xảy ra hư hỏng Ở đâu Điều kiện đường xá Ở điều kiện nào? Điều kiện lái xe, điều kiện thời tiết Xảy ra như thế nào? Các triệu chứng hư hỏng
Xác nhận triệu chứng hư hỏng của hộp đen ECU và mã lỗi
Hệ thống chẩn đoán trên xe có các chức năng khác nhau.
Chức năng đầu tiên là kiểm tra mã lỗi. Một mã lỗi sẽ được lưu trong bộ nhớ ECU khi xuất hiện lỗi trong các mạch tín hiệu đến ECU. Khi kiểm tra mã lỗi, các kỹ thuật viên có thể kiểm tra các mã lỗi được lưu lại bởi các hư hỏng trước đó trong quá trình chẩn đoán hư hỏng.
Một chức năng khác là Kiểm tra tín hiệu đầu vào, nó kiểm tra xem các tín hiệu từ các công tắc khác nhau được gửi đến ECU đã chính xác hay chưa.
Bằng các chức năng kiểm tra này, các khu vực hư hỏng có thể được thu hẹp lại và việc xử lý sự cố sẽ hiệu quả hơn. Các chức năng chẩn đoán được kết hợp trong các hệ thống sau trong xe.
-
Hệ thống Xác nhận triệu chứng và mã lỗi Kiểm tra mã lỗi
(Chế độ thường)Kiểm tra mã lỗi
(Chế độ kiểm tra)Chế độ Thử/Kiểm tra cảm biến (Kiểm tra tín hiệu đầu vào) Danh mục dữ liệu Thử kích hoạt Hệ thống SFI (2ZR-FE) ○ ○ – ○ ○ Hệ thống SFI (3ZR-FE) ○ ○ – ○ ○ Hệ thống đánh lửa (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống đánh lửa (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống nhiên liệu (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống nhiên liệu (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống kiểm soát khí xả (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống kiểm soát khí xả (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống nạp khí (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống nạp khí (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống quạt làm mát (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống quạt làm mát (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống khởi động (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống khởi động (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống hộp số vô cấp CVT (K111) ○ ○ – ○ ○ Hệ thống hộp số vô cấp CVT (K313) ○ ○ – ○ ○ Hệ thống phanh chống bó cứng ○ – ○ ○ ○ Hệ thống điều khiển ổn định xe ○ – ○ ○ ○ Hệ thống trợ lực lái ○ – – ○ – Hệ thống khóa vô lăng ○ – – ○ ○ Hệ thống cảm biến-hỗ trợ đỗ xe của Toyota (cho loại 2 cảm biến) – – – – – Hệ thống cảm biến-hỗ trợ đỗ xe của Toyota (cho loại 6 cảm biến) – – – – – Hệ thống theo dõi phía sau – – – – – Hệ thống nạp (2ZR-FE) – – – – – Hệ thống nạp (3ZR-FE) – – – – – Hệ thống thông tin LIN ○ – – ○ – Hệ thống thông tin CAN ○ – – – – Hệ thống điều khiển khoá cửa điện ○ – – ○ ○ Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa (xe có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh) ○ – – ○ ○ Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa (xe không có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh) ○ – – ○ ○ Hệ thống nhắc rút chìa – – – ○ – Hệ thống mở khoá và khởi động thông minh (cho chức năng mở cửa) ○ – – ○ ○ Hệ thống mở khoá và khởi động thông minh (cho Chức năng khởi động) ○ – – ○ ○ Hệ thống mã hóa khóa động cơ (Xe có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh) ○ – – ○ ○ Hệ thống mã hóa khóa động cơ (Xe không có hệ thống mở khóa và khởi động thông minh) ○ – – ○ ○ Hệ thống chống trộm – – – ○ ○ Hệ thống đèn (INT) – – – ○ ○ Hệ thống đồng hồ đo / đồng hồ báo ○ – – ○ ○ Hệ thống đồng hồ báo giờ – – – – – Hệ thống túi khí ○ ○ – ○ – Hệ thống điều khiển ghế trước bằng điện – – – – – Hệ thống cảnh báo đai an toàn – – – ○ ○ Hệ thống điều hoà không khí (cho Điều hoà không khí tự động) ○ – – ○ ○ Hệ thống điều hoà không khí (Điều hòa không khí thường) ○ – – ○ – Hệ thống điều khiển cửa sổ điện ○ – – ○ ○ Hệ thống sấy kính – – – – ○ Hệ thống điều khiển gương điện – – – – ○ Hệ thống gạt nước và phun nước rửa kính – – – – – Hệ thống đèn (EXT) ○ – – ○ ○ Hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha tự động ○ – – ○ ○ Hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha bằng thao tác thủ công – – – – – Hệ thống còi – – – – ○
Trong khi kiểm tra mã lỗi, một việc rất quan trọng là xác định xem vấn đề mà mã lỗi chỉ ra: 1) vẫn xuất hiện hoặc là 2) đã xuất hiện trong quá khứ nhưng hiện tại đã trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra, phải kiểm tra xem liệu hư hỏng do mã lỗi chỉ ra có liên quan trực tiếp đến triệu chứng của hư hỏng hay không. Vì vậy, phải kiểm tra các mã lỗi trước và sau khi xác nhận triệu chứng hư hỏng (nghĩa là triệu chứng hư hỏng có tồn tại hay không) để xác định tình trạng hiện tại, như trong bảng sau.
Không bao giờ được bỏ qua việc kiểm tra mã lỗi. Nếu không kiểm tra các mã lỗi, phụ thuộc từng trường hợp, có thể dẫn đến việc khắc phục sự cố nhầm cho các hệ thống đang hoạt động bình thường, hoặc dẫn đến việc sửa chữa không liên quan đến hư hỏng. Hãy tuân theo đúng thứ tự quy trình được liệt kê trong bảng.
Sơ đồ sau đây chỉ ra cách khắc phục hư hỏng bằng cách tiến hành Kiểm tra mã lỗi. Những định hướng từ sơ đồ này sẽ chỉ ra cách tiến hành hoặc là chẩn đoán mã lỗi, hoặc là tiến hành chẩn đoán từng triệu chứng của hư hỏng.
Bước 1. KIỂM TRA MÃ LỖI
Bước 2. GHI CHÚ MÃ LỖI ĐÃ HIỂN THỊ VÀ SAU ĐÓ XOÁ CÁC MÃ LỖI
Bước 3. XÁC NHẬN TRIỆU CHỨNG
Kết quả:
-
Kết quả Chuyển đến Triệu chứng không còn tồn tại Đến bước 4 Triệu chứng vẫn tồn tại Đến bước 5
Bước 4. THỬ MÔ PHỎNG BẰNG CÁCH DÙNG CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRIỆU CHỨNG
Bước 5. KIỂM TRA MÃ LỖI
Kết quả:
-
Kết quả Chuyển đến Các mã lỗi không phát ra Đến bước 6 Các mã lỗi được phát ra KHẮC PHỤC SỰ CỐ ĐÃ ĐƯỢC CHỈ RA BỞI MÃ LỖI
Bước 6. XÁC NHẬN TRIỆU CHỨNG
Kết quả:
-
Kết quả Chuyển đến Triệu chứng vẫn tồn tại KHẮC PHỤC CHO TỪNG TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG Triệu chứng không còn tồn tại KẾT THÚC
Nếu một mã lỗi đã được hiển thị trong bước kiểm tra mã lỗi ban đầu, hư hỏng có thể đã xảy ra trước đây trong dây điện hay giắc của mạch này. Hãy kiểm tra dây điện và các giắc nối.
Nếu triệu chứng hư hỏng vẫn xuất hiện nhưng không có mã lỗi nào được lưu lại sau khi đã xóa mã lỗi, sau đó nguyên nhân gây nên các triệu chứng có thể xuất hiện mà không có mã lỗi nào được lưu lại (mã lỗi được hiển thị trong lần kiểm tra mã lỗi ban đầu có thể do một số vấn đề thứ yếu hoặc vấn đề trong quá khứ)
6. Mô phỏng triệu chứng hư hỏng hộp đen ECU
Trường hợp khó nhất trong khi chẩn đoán là khi triệu chứng hư hỏng không xuất hiện. Trong trường hợp này, phải tiến hành phân tích kỹ hư hỏng. Phải tiến hành mô phỏng các điều kiện hay môi trường giống hay tương tự như khi hư hỏng xảy ra trên xe của khách hàng. Bất kể kỹ thuật viên có kỹ năng hay kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa, việc chẩn đoán mà không xác nhận lại các triệu chứng hư hỏng sẽ dẫn đến bỏ sót các sửa chữa quan trọng và gây ra sai sót hoặc chậm trễ.
Ví dụ:
Với một hư hỏng chỉ xuất hiện khi động cơ nguội, hay do rung động gây nên bởi mặt đường trong khi lái xe, hư hỏng này có thể sẽ không bao giờ xác nhận được nếu tiến hành kiểm tra các triệu chứng khi động cơ đã nóng máy hay khi xe đang đứng yên. Rung động, nhiệt độ cao hay sự xâm nhập của nước (hơi nước) là rất khó tái tạo. Các phép thử mô phỏng triệu chứng dưới đây là một phương pháp hiệu quả để mô phỏng các điều kiện và có thể áp dụng được trên xe đứng yên. Những điểm quan trọng trong việc thử mô phỏng triệu chứng như sau:
Trong phép thử mô phỏng triệu chứng, các triệu chứng hư hỏng cũng như các khu vực hay chi tiết hư hỏng phải được xác nhận lại. Trước hết, hãy khoanh vùng các mạch có thể hư hỏng theo các triệu chứng. Sau đó, nối máy thử và tiến hành thử mô phỏng triệu chứng, đánh giá xem mạch đang thử có hư hỏng hay bình thường. Ngoài ra, cũng xác nhận các triệu chứng hư hỏng tại thời điểm đó. Hãy tham khảo bảng các triệu chứng hư hỏng cho từng hệ thống để khoanh vùng các nguyên nhân có thể.
Để tái tạo lại các mã lỗi, việc thỏa mãn các điều kiện phát hiện mã tương ứng là cần thiết.
6.1 Phương pháp mô phỏng hư hỏng bằng phương pháp rung động
Khi rung động dường như là nguyên nhân của sự cố.
i.CÁC CHI TIẾT HOẶC CÁC CẢM BIẾN
Dùng một ngón tay lắc nhẹ chi tiết hoặc cảm biến nghi ngờ là nguyên nhân của hư hỏng, và kiểm tra sự cố xảy ra hay không.
LƯU Ý:
Rung lắc rơle quá mạnh có thể sẽ làm rơle bị mở mạch.
ii.CÁC GIẮC NỐI
Lắc nhẹ các giắc nối theo các phương khác nhau.
iii.DÂY ĐIỆN
Lắc nhẹ dây điện theo các phương khác nhau.
GỢI Ý:
Chỗ nối của các giắc, các bản lề ở vị trí rung động là các khu vực chính cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
6.2 Phương pháp mô phỏng hư hỏng bằng phương pháp nhiệt
Khi nguyên nhân của hư hỏng có thể là do nhiệt độ.
i.Sấy nóng bộ phận có thể là nguyên nhân của hư hỏng bằng máy sấy tóc hay dụng cụ tương đương. Hãy kiểm tra xem sự cố có xuất hiện không.
LƯU Ý:
·Không sấy nóng quá 60°C. Vượt quá nhiệt độ giới hạn này có thể sẽ làm hỏng các bộ phận.
·Không được sấy nóng trực tiếp lên các chi tiết của ECU.
6.3 Phương pháp mô phỏng hư hỏng bằng phương pháp phun nước
Khi hư hỏng có vẻ như chỉ xuất hiện khi trời mưa hoặc có độ ẩm cao.
i.Phun nước lên xe và kiểm tra xem sự cố có xuất hiện không.
·Không được phun nước trực tiếp vào khoang động cơ. Hãy thay đổi gián tiếp nhiệt độ và độ ẩm của động cơ bằng cách phun nước lên phía trước của két nước.
·Không bao giờ được dội nước trực tiếp lên các chi tiết điện tử.
Nếu xe đã hoặc đang bị rò rỉ nước, nước ngấm vào sẽ có thể làm hỏng các ECU hoặc các giắc nối. Hãy kiểm tra xem xe có dấu hiệu bị ăn mòn hoặc chập mạch không. Hãy thật cẩn thận khi thử với nước.
6.4 Phương pháp mô phỏng hư hỏng bằng phương pháp sử dụng tải điện cao
Khi các hư hỏng dường như xảy ra do quá tải điện.
i.Bật quạt gió của bộ sưởi, đèn pha, bộ sấy kính hậu và tất cả các thiết bị điện khác.
Hãy kiểm tra xem trục trặc có xuất hiện không.
7. Bảng mã lỗi hộp đen ECU
Hãy tìm mã lỗi phát ra (có được khi kiểm tra mã lỗi) trong Bảng mã lỗi của chương tương ứng. Hãy dùng bảng này để xác định khu vực bị hư hỏng và quy trình kiểm tra thích hợp. Dưới đây sẽ mô tả chi tiết về các cột trong bảng này.
Hạng mục | Mô tả |
---|---|
Số mã lỗi | Chỉ ra mã lỗi. |
Hạng mục phát hiện | Chỉ ra hệ thống hư hỏng hoặc chi tiết có vấn đề |
Điều kiện phát hiện mã lỗi | Cho biết trạng thái mã lỗi.được lưu lại |
Khu vực nghi ngờ | Chỉ ra khu vực nghi ngờ hư hỏng. |
Kết nối | Chỉ ra trang để tìm ra quy trình kiểm tra cho từng mạch điện, hoặc đưa ra những hướng dẫn cho việc kiểm tra và sửa chữa. |
8. Bảng triệu chứng hư hỏng hộp đen ECU
Khi không có mã lỗi phát ra nhưng vấn đề vẫn xuất hiện, hãy sử dụng Bảng Các Triệu Chứng Hư Hỏng. Khu vực nghi ngờ (các mạch điện hoặc các bộ phận) cho từng triệu chứng hư hỏng được thể hiện trong bảng. Trong cột khu vực nghi ngờ sẽ liệt kê theo thứ tự có thể xảy ra nhất. Mô tả từng cột trong bảng được trình bày dưới đây.
Trong một số trường hợp, hư hỏng không phát hiện được bằng hệ thống chẩn đoán kể cả khi triệu chứng hư hỏng xuất hiện. Có thể hư hỏng xảy ra ngoài vùng phát hiện của hệ thống chẩn đoán, hay hư hỏng xảy ra trong hệ thống khác hoàn toàn.
Hạng mục | Mô tả |
---|---|
Triệu chứng | – |
Khu vực nghi ngờ | Chỉ ra mạch hoặc bộ phận cần kiểm tra. |
Kết nối | Chỉ ra trang có quy trình kiểm tra. |
KIỂM TRA
Mô tả những điểm chính của việc kiểm tra các khu vực nghi ngờ được chỉ ra ở bảng dưới đây.
Hạng mục | Mô tả |
---|---|
Mô tả | Giải thích về vai trò chính và hoạt động của mạch điện hoặc hệ thống và các chi tiết của nó. |
Số của mã lỗi, Điều kiện phát hiện mã lỗi và Khu vực hư hỏng. | Chỉ ra các mã lỗi, điều kiện phát hiện mã lỗi và khu vực nghi ngờ hư hỏng. |
Sơ đồ mạch điện | Đây là một sơ đồ mạch điện cho mạch hay hệ thống.
Hãy dùng sơ đồ này cùng với Sơ Đồ Mạch Điện để hiểu rõ mạch. Các màu dây được chỉ ra bởi các mã chữ cái. B = Black (màu đen), L = Blue (Xanh dương), R = Red (đỏ), BR = Brown (Nâu), LG = Light Green (Xanh lá nhạt), V = Violet (Tím), G = Green (Xanh lá), O = Orange (Màu cam), W = White (Trắng), GR = Gray (Ghi xám), P = Pink (Hồng), Y = Yellow (Vàng), SB = Sky Blue (Xanh da trời) Chữ cái đầu tiên chỉ ra màu nền của dây và chữ thứ hai chỉ ra màu sọc của dây. |
Quy trình | Phần này chỉ ra quy trình không chỉ xác định mạch có bình thường hay bất thường, mà còn xác định hư hỏng nằm ở cảm biến, bộ chấp hành, dây điện hay ở ECU. |
Hình minh họa của giắc ECU trong khi kiểm tra | Chỉ ra xem giắc vẫn đang được nối hoặc rút ra khi kiểm tra: Các kết nối cho một đồng hồ đo điện được chỉ ra bởi dấu (+) hay (-) sau tên cực. Để kiểm tra giữa giắc và mát thân xe, thông tin về nối mát sẽ không được chỉ ra trên hình vẽ. |
9. Cách sửa chữa 1 số lỗi hộp đen ECU
9.1 Sửa chữa lỗi phần mềm hoặc phần cứng của hộp đen ECU hoặc hệ thống cao áp
1. Sự cố đầu giám sát
2. Mô số chuyển đổi A/D sai
3. Nhiều máy / xilanh ngừng phun nhiên liệu
4. Modul xử lý ghi thời gian của ECU sai
5.Tín hiệu công tắc đánh lửa / chìa khóa điên mất
6. Áp lực dàn phun quá cao van hạ áp không mở được
7. EEPROM sai
8. Áp lực dàn nhiên liệu liên tục cao quá (ví dụ liên tục 2 gy cao quá 1600 bar)
Sau khi xác nhận sự cố, thay ECU hoặc thông báo nhân viên chuyên môn phần khống chế điện tử
9.2 Sửa chữa lỗi hộp đen ECU không thể thiết lập được trình tự công tác của động cơ
Nguyên nhân 1.Thiết bị chẩn đóan hiển thị sự cố không đồng bộ
Nguyên nhân 2. Bộ hiển thị sóng hiển thị pha vị lắp sai
9.3 Sửa chữa hộp đen ECU bị lỗi khi không thiết lập được trình tự công tác của động cơ
Bước 1: Kiểm tra cảm biến trục khuỷu-trục cam còn tốt hay hỏng
Bước 2: Kiểm tra đầu cắm nôi & dây dẫn cảm biến trục khuỷu-trục cam tốt hay hỏng
Bước 3: Kiểm tra đĩa tín hiệu trục khuỷu xem có hỏng & bẩn không (thông qua lỗ tín hiệu cảm biến)
Bước 4: Kiểm tra đĩa tín hiệu trục cam xem có hỏng & bẩn không (thông qua lỗ tín hiệu cảm biến)
Bước 5: Kiểm tra nối dây cảm biến tín hiệu trục khuỷu cũng như cảm biến pha vị trục cam xem có tốt hay hỏng
Bước 6: Nếu khi sửa phải tháo lắp các chi tiết của đĩa tín hiệu, kiểm tra pha vị xem có chính xác không
10. Liên hệ báo giá và tư vấn kỹ thuật về sửa chữa, chuẩn đoán hư hỏng của hộp đen ECU
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn kỹ thuật về sửa chữa chuẩn đoán hư hỏng của hộp đen ECU là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ chi nhánh Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ chi nhánh Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)