Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Tìm hiểu về “Hệ thống túi khí SRS trên xe ô tô”

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 24/05/2021

Tìm hiểu về “Hệ thống túi khí SRS trên xe ô tô”

Hệ thống điều khiển túi khí ô tô (SRS). Kí hiệu túi khí SRS là viết tắt tiếng anh của Supplemental Restraint System. Hệ thống Restraint Chủ động giúp giảm lực (mômen) tác động làm cong cổ về phía sau khi va chạm từ phía sau. Nó làm giảm lực uốn kết quả khoảng 45%.

Chức năng tựa đầu chủ động sử dụng lực của cơ thể người ngồi dựa vào lưng ghế trong một vụ va chạm từ phía sau để di chuyển phần tựa đầu về phía trước ngay lập tức nhằm hỗ trợ đầu, do đó giúp giảm tác động lên cổ của người ngồi phía trước.

Cấu tạo hệ thống túi khí SRS trên xe ô tô

Hệ thống túi khí ngày nay thường có 3 hệ thống chính: Mô đun túi khí, cảm biến va chạm và mô đun điều khiển.Mô đun túi khí gồm một cơ cấu sản sinh ra chất khí và một túi làm bằng vải nhẹ. Mô đun túi khí lái xe được đặt trên vô lăng, mô đun túi khí khách trước đặt trên bảng táp lô phía trước và thường lớn bằng hai lần túi khí lái xe.

Cảm biến va chạm thường được đặt bên trong mô đun điều khiển nhưng cũng có thể được đặt ở nhiều vị trí khác trong xe để cảm biến các chấn động trong qua trình và chạm và gửi thông tin về mô đun điều khiển. Mô đun điều khiển thực chất là một máy tính nhỏ, nó sẽ xử lý các thông tin do các cảm biến và các thông tin về tình trạng hoạt động của xe từ các mô đun điều khiển các cung cấp và đưa ra quyết định có kích nổ túi khí hay không. Nếu có kích nổ thì sẽ cấp tín hiệu để kích nổ túi khí. Hệ thống túi khí trên ô tô là một sự kết hợp hài hòa của các bộ phận quan trọng, với mục tiêu chính là bảo vệ người lái và hành khách khi xảy ra va chạm.

Hệ Thống Cảm Biến:

– Cảm Biến Gia Tốc: Đo và đánh giá gia tốc của xe khi có va chạm.

– Cảm Biến Áp Suất Sườn: Theo dõi áp suất lực đè lên sườn xe khi có va chạm.

– Cảm Biến Va Chạm: Phát hiện sự va chạm và truyền tín hiệu cho hệ thống.

– Cảm Biến Áp Suất Phanh: Kiểm soát áp suất phanh, đóng vai trò trong việc xác định cường độ va chạm.

– Cảm Biến Trên Ghế: Theo dõi trọng lượng trên ghế, giúp xác định cần phải kích hoạt túi khí hay không.

– Con Quay Hồi Chuyển: Ghi nhận sự thay đổi hướng và chuyển động của xe.

Bộ Phận Kích Nổ:

– Kích Nổ: Bơm khí vào túi khí và kích nổ nhanh chóng khi hệ thống cảm biến phát hiện va chạm. Điều này giúp làm phồng túi khí và đồng thời tạo ra lực đẩy cần thiết để bảo vệ hành khách.

Túi Khí:

– Vị Trí Lắp Đặt: Túi khí được đặt ở phía trước bảng điều khiển và dọc theo bên hông xe để cung cấp hệ thống đệm an toàn.

– Chất Liệu: May từ các loại vải chất lượng cao, có khả năng co giãn và độ bền tốt.

– Cơ Chế Hoạt Động: Nén và giữ túi khí trong các khu vực nhỏ và quang trọng, ngay khi có va chạm, túi khí sẽ được bơm phồng để giảm thương tích cho người lái và hành khách.

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TÚI KHÍ

(Có hệ thống cảm biến nhận biết người ngồi trước)

CAC-BO-PHAN-CUA-HE-THONG-HO-TRO-CHONG-VA-DAP-CO-CAM-BIEN

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TÚI KHÍ CÓ CẢM BIẾN NHẬN BIỆT NGƯỜI NGỒI PHÍA TRƯỚC

(Không có cảm biến nhận biết người ngồi trước)

 

CAC-BO-PHAN-CUA-HE-THONG-HO-TRO-CHONG-VA-DAP-KHONG-CO-CAM-BIEN-NHAN-BIET-NGUOI-NGOI-PHIA-TRUOC

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TÚI KHÍ KHÔNG CÓ CẢM BIẾN NHẬN BIỆT NGƯỜI NGỒI PHÍA TRƯỚC

1. Bộ kích hoạt và các túi khí phía trước (người lái & hành khách)
2. Cảm biến lật*, cảm biến va đập và hộp điều khiển hệ thống hỗ trợ chống va đập
3. Bộ căng đai khẩn cấp
4. Cảm biến túi khí trước
5. Cảm biến va đập bên hông
6. Đèn cảnh báo túi khí và bộ căng đai khẩn cấp
7. Bộ kích hoạt túi khí bên và túi khí rèm
8. Đèn chỉ báo ngưng kích hoạt túi khí hành khách phía trước. Cảm biến nhận biết hành khách phía trước
9. Hộp điều khiển cảm biến nhận biết hành khách phía trước*
10. Cảm biến trượt vị trí ghế người lái

HOẠT ĐỘNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG SRS TÚI KHÍ Ô TÔ

Xe ô tô ngày này được trang bị hệ thống túi khí hỗ trợ chống va đập. Hệ thống túi khí được thiết kế để làm việc kết hợp cùng với hệ thống dây đai an toàn nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho hành khách khi xe bị tai nạn. Hệ thống túi khí là hệ thống an toàn cộng thêm cho hệ thống an toàn chính là đai an toàn. Vì vậy luôn phải cài đai an toàn và cài đúng cách.

Bộ căng đai khẩn cấp

Hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp tùy thuộc vào loại túi khí được trang bị trên xe.

Bộ căng đai khẩn cấp phía trước

Bộ căng đai khẩn cấp được kích hoạt trong những trường hợp xe bị va chạm trực diện hoặc nghiêng một góc so với trực diện (lực va chạm ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng).
Đối với các va chạm từ bên hông, bộ căng đai khẩn cấp sẽ được kích hoạt ở bên có va chạm.

Bộ căng đai khẩn cấp phía sau, bên ngoài

Đối với các va chạm từ bên hông, bộ căng đai khẩn cấp sẽ được kích hoạt ở bên có va chạm, lực va chạm ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng.

Túi khí người lái

Túi khí người lái được lắp trên vô lăng. Khi cảm biến va chạm phát hiện có lực va chạm từ phía trước lớn hơn mức trung bình, túi khí người lái sẽ kích hoạt nhanh chóng nhằm giảm thiểu chấn thương cho đầu, ngực người lái sẽ không bị va chạm trực tiếp với vô-lăng.

Khi túi khí người lái bị kích hoạt nó sẽ được kiểm soát mức độ hoạt động nặng hay nhẹ tùy thuộc vào vị trí ghế người lái. Bộ cảm biến vị trí chỗ ngồi sẽ xác định vị trí ghế ở phía trước hay sau vị trí tham chiếu và gửi thông tin đến hộp điều khiển SAS. Hộp SAS kiểm soát hoạt động của túi khí người lái tùy thuộc vào khoảng cách người lái với vô lăng. Trong va chạm trung bình, túi khí người lái sẽ sử dụng năng lượng nhỏ hơn và ngược lại.

Túi khí hành khách phía trước

Túi khí hành khách phía trước được lắp trên táp-lô phía hành khách. Cơ chế kích hoạt của túi khí hành khách phía trước tương tự như túi ghế người lái đã được nói ở trên.

Tui-khi-hanh-khach-phia-truoc

Túi khí hành khách phía trước

Ngoài ra túi khí hành khách phía trước chỉ hoạt động khi bộ phận cảm biến nhận biết có người ngồi tại ghế hành khách phía trước.

Túi khí bên

Khi cảm biến phát hiện lực va chạm hai bên hông xe lớn hơn mức trung bình, túi khí bên sẽ kích hoạt tại bên bị va chạm. Túi khí bên được kích hoạt nhanh chóng nhằm giảm thiểu chấn thương cho phần ngực của người lái hoặc hành khách khi va chạm vào các chi tiết bên trong xe như cửa xe hoặc kính cửa sổ.

Tui-khi-ben

Túi khí bên

Ngoài ra túi khí hành khách phía trước chỉ hoạt động khi bộ phận cảm biến nhận biết có người ngồi tại ghế hành khách phía trước.

Tui-khi-ben-cho-hang-ghe-sau

Túi khí bên cho hàng ghế sau

Túi khí rèm

Túi khí rèm được lắp trên trụ cửa sổ trước và sau, dọc theo mép của trần xe ở hai bên. Khi cảm biến phát hiện lực va chạm bên lớn hơn mức trung bình, túi khí rèm được kích hoạt nhanh chóng nhằm giảm thiểu chấn thương cho phần đầu phía ngoài của hành khách khi va chạm vào các bộ phận trong xe như cửa xe hoặc kính cửa sổ

Túi khí rèm

Đèn/ Âm thanh cảnh báo

Khi hệ thống có hư hỏng hoặc khi người ngồi trên xe chưa đảm bảo các điều kiện an toàn thì hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo.

HỆ THỐNG CẢM BIẾN NHẬN BIẾT HÀNH KHÁCH PHÍA TRƯỚC

Trước tiên, hãy đọc kỹ “cảnh báo về hệ thống hỗ trợ chống va đập”

Cảm biến nhận biết hành khách phía trước

Xe được trang bị cảm biến nhận biết hành khách phía trước, là một phần bổ sung của hệ thống hỗ trợ chống va đập. Cảm biến này được đặt dưới đệm và đo trong lượng của ghế hành khách phía trước. Hộp điều khiển SAS ngăn không cho túi khí hành khách phía trước, bên hông và căng đai khẩn cấp nếu đèn chỉ báo tắt kích hoạt túi khí hành khách phía trước OFF được bật sáng.

Để giảm nguy cơ chấn thương do việc kích hoạt túi khí ở phía trước, các túi khí hành khách phía trước, bên hông và bộ căng đai khẩn cấp sẽ không hoạt động khi đèn chỉ báo tắt kích hoạt túi khí hành khách phía trước được bật sáng.

Tham khảo bảng phía dưới để biết điều kiện hoạt động của đèn chỉ báo ngừng hoạt động của túi khí hành khách phía trước.

Đèn chỉ báo ngừng kích hoạt túi khí hành khách phía trước

Khi đèn chỉ thị này sáng, thì túi khí hành khách phía trước, bên hông và bộ căng đai khẩn cấp sẽ không hoạt động khi có va chạm.

Den-chi-bao-ngung-kich-hoat-tui-khi-hanh-khach-phia-truoc

Đèn chỉ báo ngừng kích hoạt túi khí hành khách phía trước

Nếu cảm biến nhận biết hành khách phía trước hoạt động bình thường thì khi công tắc máy bật ON, cả 2 đèn chỉ báo sẽ sáng lên trong vài giây. Sau đó các đèn sẽ sáng hay tắt trong các điều kiện sau:

Đèn chỉ báo nhận biết hành khách phía trước bật/ tắt khi:

Den-chi-bao-nhan-biet-hanh-khach-phia-truoc-bat-hoac-tat-khi

Đèn chỉ báo nhận biết hành khách phía trước bật hoặc tắt khi

1. Cảm biến có thể sẽ không phát hiện có trẻ ngồi trên ghế trẻ em. Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của ghế và tư thế ngồi của trẻ.

2. Nếu người có trọng lượng nhỏ ngồi trên ghế hành khách phía trước, cảm biến có thể sẽ hiểu là một trẻ em.

Túi khí rèm sẽ luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động bất kể trạng thái hoạt động của 2 đèn chỉ báo.

Nếu hai đèn chỉ báo không hiển thị trong khoảng thời gian nhất định khi công tắc máy bật ON/ hoặc hiển thị không đúng theo các điều kiện ở bảng trên cần liên hệ với các trạm ủy quyền của Mazda sớm nhất. Hệ thống có thể sẽ không hoạt động bình thường khi có va chạm.

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường