Các phương pháp đánh bóng xe ô tô
Làm khô sơn
• Loại sơn và các phương pháp làm khô
• Khô tự nhiên & khô cưỡng bức
• Khô cưỡng bức và thời gian khô
Làm khô – loại sơn 1K
Keo nhựa không thay đổi cấu trúc và có thể bị hoà tan trở lại

Sơn ướt -> Màng dính -> Màng sơn cứng
Khô vật lý: dung môi, keo nhựa, hạt màu
Làm khô – loại sơn 2K
Trong quá trình khô hoá học, phân tử keo nhựa tạo thành mạng liên kết ngang và không bị hoà tan trở lại

Khô vật lý + khô hóa học: Dung môi, keo nhựa, động cứng, hạt màu
Làm khô sơn
• Thời gian khô được xác định bởi nhà sản xuất sơn, nó phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, độ dầy lớp sơn, chất pha sơn và chất đông cứng.
• Ví dụ về thời gian khô của loại sơn 2 thành phần ở 20* C
Không bám bụi: 0,5 giờ
Không dính: 3 giờ
Khô: 12 giờ khô để lắp ráp
Khô cứng: 20 giờ khô để đánh bóng
Sấy khô cưỡng bức & thời gian khô

Thiết bị làm khô
Phương pháp làm khô
Làm khô sơn – đèn sấy Hồng ngoại
Tác động của năng lượng hồng ngoại lên màng sơn
Mục đích của việc đánh bóng
• Đánh bóng để sửa chữa bề mặt sơn khỏi các lỗi như: sạn, chẩy, nhăn vỏ cam, độ bóng thấp, tàn sơn….
• Chú ý:
Đánh bóng không nên là liệu pháp chữa cho sự kém cỏi của kỹ năng sơn cơ bản
Dụng cụ & thiết bị đánh bóng
Đá mài/ giấy nhám
• Xi đánh bóng
• Phớt đánh bóng
• Máy đánh bóng
• Giẻ đánh bóng
• Dụng cụ giặt phớt
Máy đánh bóng: có hai loại
Loại dùng khí nén
Loại dùng điện
• Loại dùng điện được sử dụng rộng rãi
Phương pháp đánh bóng xe ô tô
• Tiến hành đánh bóng sau khi lớp sơn đã khô hoàn toàn và bề mặt nguội bằng nhiệt độ môi trường.
• Có thể đánh bóng bằng máy hoặc bằng tay.
• Mài bề mặt bị sạn, chẩy, nhăn vỏ cam: dùng đá mài hoặc giấy nhám
Mài bằng đá mài
• Dùng đá có độ nhám 1500-3000, thoa nước hoặc xi đánh bóng lên bề mặt đá để tránh xước
• Di chuyển đá theo vòng tròn
Mài bằng giấy nhám
• Dùng giấy nhám 1500-2000, thoa xà phòng lên giấy nhám để giảm tắc hạt mài
Đánh bóng bằng máy
• Đặt phớt nghiêng với bề mặt cần đánh bóng khoảng 10°
• Giữ máy đánh bóng một cách chắc chắn bằng hai tay, vắt dây điện/ khí qua vai để tránh bị quấn vào máy
• Đặt phớt tỳ lên bề mặt sơn trước khi cho máy chạy
Chú ý trong quá trình đánh bóng xe ô tô
• Không đánh bóng một chỗ quá lâu để tránh quá nhiệt
• Thoa xi đánh bóng trong diện tích nhỏ hơn (50×50) cm
• Dùng nước phun lên bề mặt trong quá trình đánh bóng để tránh quá nhiệt
• Dùng băng keo che cạnh mép hoặc đường gân trong khi đánh bóng
• Sau khi dùng xong phớt đánh bóng, rửa sạch rồi để khô
• Làm sạch bề mặt sau khi đánh bóng
• Đánh bóng vùng tạt mí: hướng quay của máy luôn hướng ra ngoài từ vùng sơn lại ra vùng sơn zin
Hư hỏng do đánh bóng xe ô tô
Hư hỏng Vết đánh bóng
Nguyên nhân hư hỏng do đánh bóng xe ô tô
• Lớp sơn ngoài cùng chưa khô hoàn toàn
• Giấy nhám mài quá thô
• Đánh bóng không phù hợp
• Đánh bóng bằng cạnh phớt
Phòng tránh hư hỏng do đánh bóng xe ô tô
• Để sơn khô hoàn toàn, nếu cần thì sấy lại
• Dùng phương pháp đánh bóng và thiết bị phù hợp
• Dùng giấy nhám phù hợp
Khắc phục hư hỏng do đánh bóng xe ô tô
Để lớp sơn ngoài cùng khô hoàn toàn, mài nhám và sơn lại
- Bảo dưỡng thay dầu xe ô tô
- Bảo dưỡng sửa chữa
- Sửa chữa điện – điều hòa
- Nạp ga điều hòa ô tô
- Sơn xe ô tô
- Sơn đổi màu xe ô tô
- Độ xe – Nâng đời xe ô tô
- Sơn Lazang – mâm xe ô tô
- Sơn phủ gầm cao su non
- Vệ sinh khoang máy xe ô tô
- Dán film cách nhiệt cho ô tô
- Đại lý film cách nhiệt Hi-Kool chính hãng
- Lắp đặt camera
- Lắp đặt phụ kiện, đồ chơi, độ đèn, loa
- Lắp đặt cảm biến áp suất lốp
Email: otomydinhthc@gmail.com
Mọi tư vấn, báo giá của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí