Logo
THC AUTO
image

KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT TRÊN XE Ô TÔ

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: otomydinhthc_new
Ngày đăng: 14/07/2020

KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT TRÊN XE Ô TÔ

Mục lục

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ

Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát là gì

Hệ thống bôI trơn và hệ thống làm mát là tập hợp tất cả các bộ phận : bơm dầu, bơm nước, các đường ống dẫn, két làm mát, các bầu lọc, các van an toàn, van ổn nhiệt và quạt gió. Có nhiệm vụ : bôi trơn, giảm ma sát, làm mát và ổn định nhiệt độ (800 – 900C) cho các chi tiết và nâng cao tuổi thọ của động cơ.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống bôI trơn và hệ thống làm mát động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Quá trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành của ôtô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như : chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiên và môi trường sử dụng…Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống bôI trơn và hệ thống làm mát ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.

Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ

 Mục tiêu tìm hiểu về hệ thống bôi trơn và làm mát

 1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

2. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận hệ thống bôI trơn và hệ thống làm mát.

3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận ôtô đúng quy trình, quy phạm và chính xác. 

Các nội dung chính về hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ

 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ

 2. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận hệ thống bôI trơn và hệ thống làm mát.

 3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 

NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT

Nhiệm vụ hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn

   Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn và làm mát là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận của hệ thống bôI trơn và làm mát.

Yêu cầu hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn

   – Chẩn đoán đúng quy trình, đúng phương pháp và chính xác

   – Đảm bảo an toàn trong quá trình chẩn đoán

Phân loại hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn

   – Chẩn đoán chung

   – Chẩn đoán riêng (hệ thống)

NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Các thông số kỹ thuật của hệ thống bôi trơn

– Áp suất dầu bôI trơn

– Nhiệt độ dầu

– Chất lượng dầu bôI trơn

– Tiếng gõ, ồn trong hệ thống

so-do-he-thong-boi-tron-va-lam-mat-tren-xe-o-to

Hư hỏng và phương pháp chẩn đoán tiếng gõ, ồn của hệ thống bôi trơn

Các vùng nghe tiếng gõ bơm dầu và bầu lọc ly tâm

a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

– Bầu lọc ly tâm có tiếng gõ, ồn khác thường.

 Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở bầu lọc

– Bình quay vênh hoặc méo do va chạm

– Cong trục bầu lọc do mòn hoặc nứt

– Cụm bơm dầu có tiếng gõ, ồn khác thường

 Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụmbơm dầu, đặc biệt khi tốc độ càng tăng tiếng gõ ồn càng rõ

– Khe hở lớn giữa các bánh răng hoặc xi lanh

– Bánh răng hoặc cánh gạt bị gãy

b) Phương pháp kiểm tra hệ thống bôi trơn

 – Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ

 – Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn

 – Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng có nhiều tiếng gõ của các cụm bầu lọc ly tâm, bơm dầu và thay đổi tốc độ động cơ để xác định rõ tiếng gõ của các chi tiết.

v  Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng.

cau-tao-loc-dau

Sơ đồ cấu tạo bầu lọc dầu ly tâm

Hư hỏng và kiểm tra, chẩn đoán áp suất, nhiệt độ và chất lượng của dầu bôi trơn 

a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

– Áp suất dầu bôI trơn giảm nhiều

Đồng hồ báo áp suất thấp quy định (áp suất dầu = 0,2 – 0,5 Mpa), khi động cơ   hoạt động ở mọi tốc độ.

– Bơm dầu mòn

– Van an toàn điều chỉnh sai

– Các cổ trục và bạc lót mòn nhiều

– Đường ống dẫn dầu nứt, hở chảy rỉ dầu

– Nhiệt độ dầu bôI trơn tăng cao, dầu loảng

Đồng hồ báo nhiệt độ áp suất dầu cao hơn quy định (nhiệt độ dầu = 800 – 850C,
và chênh lệch nhiệt độ động cơ không qúa 50C), khi động cơ  hoạt động ở mọi tốc độ.

 – Két làm mát dầu tắc, bẩn

– Đường ống dẫn dầu tắc, bẩn

– Thiếu dầu bôi trơn, hoặc động cơ qua tải

– Chất lượng dầu bôI trơn kém

Dầu bôI trơn có màu đen, màu sữa, dầu bẩn có nhiều hạt mài, hoặc dầu loãng…

– Bầu lọc không đúng loại (lưới to) hoặc bẩn

– Sử dụng quá thời gian quy định, hoặc thiếu dầu

– Pittông, xéc măng và xi lanh mòn nhiều

– Dầu bị lẫn nước,

– Dầu bôi trơn không đúng quy định

 b) Phương pháp kiểm tra

 – Kiểm tra bên ngoài các bộ phận hệ thống bôI trơn

 – Vận hành động cơ và kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ dầu tại các đường ống dầu và két làm mát

 – Dùng thiết bị phân tích và so sánh để xác định chất lượng dầu bôI trơn.

v  Tổng hợp các giá trị đo áp suất, nhiệt độ và chất lượng dầu để so sánh với các tiêu chuẩn cho phép và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng.

HIỆN TƯỢNG TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG LÀM MÁT

Các thông số kỹ thuật của hệ thống làm mát

– Nhiệt độ nước làm mát

– Chất lượng nước làm mát

– Tiếng gõ, ồn trong hệ thống làm mát

so-do-nguyen-ly-hoat-dong-he-thong-lam-mat

Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức

Hư hỏng và phương pháp chẩn đoán tiếng gõ, ồn của hệ thống làm mát

a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

– Bơm nước có tiếng gõ, ồn khác thường.

 Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bơm nước

– ổ bi hay cánh bơm nứt, vỡ, hoặc trục bơm cong

– Dây đai lỏng, hoặc puly nứt

– Cánh quạt có tiếng gõ, ồn khác thường

– Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm quạt gió, đặc biệt khi tốc độ càng tăng tiếng gõ ồn càng rõ

– Cánh quạt nứt, hoặc vênh

– Trục rôto cong hoặc bạc mòn (loại động cơ điện)

b) Phương pháp kiểm tra

 – Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ

 – Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn

 – Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng bơm nước, động cơ điện của quạt gío và thay đổi tốc độ động cơ để xác định rõ tiếng gõ của các chi tiết.

v  Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng.

cau-tao-bom-nuoc-va-quat-gio-oto

Sơ đồ cấu tạo bơm nước và quạt gió 

Hư hỏng và kiểm tra nhiệt độ và chất lượng của nước làm mát

a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

– Nhiệt độ nước làm mát tăng cao

Đồng hồ báo nhiệt độ nước cao hơn quy định (nhiệt độ động cơ = 800 – 900C) khi động cơ  hoạt động ở mọi tốc độ.

– Quạt gió vênh, dây đai lỏng, chùng

– Két làm mát nước tắc, bẩn

– Đường ống dẫn nước tắc, bẩn hoặc nứt chảy nước

– Thiếu nước, hoặc động cơ qua tải

– Van ổn nhiệt kẹt hỏng

– Chất lượng nước làm mát kém

Nước làm mát có màu đục, bẩn có lẫn dầu bôI trơn …

– Thân nắp máy nứt, thông đường dầu sang ống nước.

– Đường ống dẫn nước rỉ, cáu bẩn

– Sử dụng nước quá thời gian quy định, hoặc thiếu nước

– Nước làm mát bẩn, không đúng quy định

 b) Phương pháp kiểm tra

 – Kiểm tra nứt rỉ nước bên ngoài các bộ phận hệ thống và mức nước ở két làm mát

 – Vận hành động cơ và kiểm tra nhiệt độ nước tại đồng hồ nhiệt độ nước và két làm mát

 – Dùng thiết bị phân tích hoặc nước chuẩn để so sánh và xác định chất lượng nước làm mát.

Tổng hợp các giá trị đo nhiệt độ và chất lượng nước làm mát để so sánh với các tiêu chuẩn cho phép và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng.

THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT

TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT

Mục đích thực hành chuẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát 

-Rèn luyện kỹ năng kiểm tra và chẩn đoán động cơ.

-Nhận dạng các bộ phân của thiết bị kiểm tra, chẩn đoán.

Yêu cầu thực hành chuẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát 

-Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.

-Nhận dạng được các bộ phận thiết bị kiểm tra, chẩn đoán

-Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.

-Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp

-Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.

Chuẩn bị thực hành chuẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát 

a) Dụng cụ:

-Dụng cụ tháo lắp động cơ

-Khay đựng dụng cụ, chi tiết

-Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe.

-Đồng hồ so, kính phóng đại

-Pan me, thước cặp, căn lá

-Đồng hồ đo áp suất nén, đo áp suất dầu bôi trơn, đo nhiệt độ…

-Thiết bị nghe dò âm thanh

-Thiết bị kiểm tra công suất, thiết bị phân tích dầu bôI trơn và nước làm mát.

b) Vật tư:

-Giẻ sạch

-Giấy nhám

Nhiên liệu vận hành, nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn, nước làm mát

-Chi tiết thay thế và các joăng đệm….

-Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán động cơ.

-Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.

Làm sạch động cơ và ôtô

– Kê chèn bánh xe và phanh xe an toàn

– Dùng nước và khí nén làm sạch bên ngoài các cụm tổng thành động cơ và ôtô

Kiểm tra bên ngoài các cụm chi tiết

– Dùng kính phóng đại quan sát các vết nứt gãy và vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận và chi tiết của hệ thống bôI trơn và làm mát của động cơ.

– Kiểm tra mức dầu và mức nước làm mát động cơ

Kiểm tra khi vận hành động cơ

– Vận hành động cơ

– Kiểm tra áp suất và nhiệt độ đầu và nhiệt độ nước thông qua đồng hồ trong xe

– Kiểm tra tiếng gõ của các cụm bầu lọc, bơm dầu, bơm nước và quạt gió

-Kiểm tra chất lượng dầu bôI trơn và nước làm mát

Tổng hợp số liệu và xác định hư hỏng

– Tổng hợp số liệu

– Phân tích và xác định hư hỏng

Kiểm tra áp suất, nhiệt độ của dầu bôi trơn

a) Kiểm tra áp suất dầu bôI trơn

– Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và két làm mát và sửa chữa.

– Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn (800 – 900C)

– Quan sát và ghi nhận áp suất dầu trên đồng hồ trong táp lô, hoặc thông qua đèn báo, hay lắp đồng hồ đo áp suất (có số đo khoảng 1,5 Mpa) trên đường dầu chính ở tốc độ không tải, tải lớn nhất.

kiem-tra-muc-dau-dong-co

Kiểm tra mức dầu bôi trơn

vNếu áp suất đo ở hai chế độ quá nhỏ (nhỏ hơn 0,2 Mpa) hoặc đèn báo không tắt, chứng tỏ : bầu lọc tắc, bơm dầu mòn, thiếu dầu, van điều áp kẹt, hoặc lò xo yếu gảy, hoặc bạc lót và cổ trục mòn nhiều, hoặc lỏng hở nút chặn đường dầu chính.

vNếu áp suất đo quá lớn (lớn hơn 0,5 Mpa), chứng tỏ : bầu lọc tắc, bơm dầu mòn, van điều áp kẹt, hoặc lò xo kẹt sức căng lớn, hoặc tắc các đường dầu của các nhánh.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

  b) Kiểm tra nhiệt độ dầu bôI trơn

  – Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và két làm mát và sửa chữa.

  – Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

  – Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn của động cơ (800 – 900C)

  – Quan sát và ghi nhận nhiệt độ dầu trên đồng hồ trong táp lô, hay lắp đồng hồ đo nhiệt độ trên đường dầu chính.

v Nếu nhiệt độ dầu quá thấp (nhỏ hơn 800C), chứng tỏ : van điều áp kẹt hỏng.

vNếu nhiệt độ đo quá lớn (lớn hơn 850C), chứng tỏ : két làm mát dầu tắc, bẩn, thiếu dầu, van điều áp kẹt, hoặc dây đai quạt gió lỏng chùng.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

Kiểm tra tiếng gõ, ồn của hệ thống bôI trơn và chất lượng dầu bôi trơn

a)  Chẩn đoán qua cảm nhận của giác quan con người

 – Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ

 – Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn

 – Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng bầu lọc ly tâm, bơm dầu hoặc các te dầu, đồng thời tăng giảm tốc độ đột ngột để xác định rõ tiếng gõ của cụm chi tiết.

 – Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và xác định tình trạng kỹ thuật của các cụm bầu lọc và bơm dầu.

vKhi tắt máy, lắng nghe tiếng ồn nhỏ đều phát ra từ bầu lọc ly tâm trong khoảng 1 phút, chứng tỏ bầu lọc bình thường.

vNếu tiếng ồn khác thường, không đều và thời gian ngắn, chứng tỏ mòn bạc lót, hoặc vênh bình quay, cong trục.

vBơm dầu có tiếng gõ ồn khác thường, tốc độ càng lớn, tiếng ồn càng tăng, chứng tỏ bơm mòn xi lanh và bánh răng, hoặc gãy răng.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

b) Kiểm tra  chất lượng dầu bôI trơn (hình 3-6)

– Kiểm tra màu sắc của dầu sau khi sử dụng : Xả dầu ra thùng chứa, dùng que sạch khuấy đề và quan sát màu dầu

– Kiểm tra hạt mài kim loại trên mặt kính : Dùng hai tấm kính trắng, cho giọt dầu vào giữa hai tấm kính và ép nhẹ, lắc tràn đều cho dầu chảy ra ngoài biên tấm kính. Lăc nghiêng tấm kinh, soi theo các góc nghiêng khác nhau để thay đổi hướng chiếu của ánh sáng và xác định lượng hạt mài kim loại để so với tiêu chuẩn.  

Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn

– Xác định hạt mài bằng hai tấm hính;

– Xác định bằng phương pháp đo điện trở hoặc dòng cao tần

– Xác định tổng lượng tạp chất không tan trong dầu : Bằng cách dùng một số giấy thấm hết  một lượng dầu nhờn nhất định xả từ các te và sấy khô, sau đó cân trọng lượng của các tấm giấy cùng tạp chất giữ lại. So sánh với trọng lượng của các tấm giấy chưa thấm dầu, xác định lượng tạp chất và so với tiêu chuẩn cho phép để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hư hỏng của hệ thống bôI trơn và của động cơ.

– Đo điện trở thuần bằng cách : đổ một lượng dầu cần thiết vào bình thuỷ tinh, nhúng hai cực điện một chiều vào bình dầu và quan sát đồng hồ để biết dòng điện đI qua điện trở của dầu. Sau đó so sánh với dòng điện chuẩn đI qua điện trở của dầu sạch ( chú ý khi đo, đun nóng dầu cho bốc hết hơi nước) để xác định tình trạng hư hỏng của động cơ.

– Dùng dòng cao tần cho đi qua một lượng dầu cần thiết trong bình thuỷ tinh và quan sát đồng hồ ampe để biết dòng điện đI qua dầu. Sau đó so sánh với dòng điện chuẩn đI qua dầu sạch để xác định lượng tạp chất kim loại trong dầu và tình trạng hư hỏng của động cơ.

vDầu bôI trơn có màu đen, chứng tỏ  Pittông, xéc măng và xi lanh mòn nhiều, sử dụng dầu quá thời gian quy định, hoặc thiếu dầu

v Dầu bôI trơn có màu sửa, chứng tỏ dầu bị lẫn nước.

v Dầu bẩn có nhiều hạt mài, do pittông, xéc măng và xi lanh mòn nhiều, hoặc bầu lọc không đúng loại (lưới lọc lớn)

vDầu bôI trơn nhanh loãng và kém chất nhờn, do dầu bôI trơn không đúng quy định.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hiện tượng và hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

Kiểm tra độ kín của hệ thống và nhiệt độ của nước làm mát

  a) Kiểm tra nhiệt độ nước lám mát

  – Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, két làm mát và quạt gió.

  – Kiểm tra độ căng dây đai bơm nước

  – Kiểm tra mức nước của két nước đúng tiêu chuẩn cho phép

  – Vận hành động cơ

  – Quan sát và ghi nhận nhiệt độ (nhiệt độ tiêu chuẩn 800 – 900C) trên đồng hồ trong táp lô, hoặc thông qua đồng hồ đo lắp trên đường nước.

kiem-tra-do-cang-day-coroa-va-van-hang-nhiet

Kiểm tra độ căng dây đai và van ổn nhiệt

vNếu nhiệt độ nước làm mát tăng cao, do két làm mát và đường ống dẫn nước tắc, bẩn, thiếu nước, chảy rỉ nước hoặc van ổn nhiệt kẹt hỏng, hay quạt gió vênh hỏng, dây đai lỏng, hoặc cửa gió không mở.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

  b) Kiểm tra độ kín khít của hệ thống

  – Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bơm nước và két làm mát

  – Dùng máy nén khí và đưa khí nén có áp suất  từ 0,1 – 0,2 Mpa vào két nước, theo  độ giảm áp suất qua đồng hồ áp suất và thời gian  qua đồng hồ bấm dây, để xác định sự rò rỉ của hệ thống làm mát. 

v Nếu trong 6 -10 giây, áp suất giảm từ 0.01 – 0,015 Mpa, chứng tỏ hệ thống có sự rò rỉ do nứt, hở các chi tiết.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

Kiểm tra tiếng gõ, ồn của hệ thống làm mát và chất lượng nước làm mát

a)  Chẩn đoán qua cảm nhận của giác quan con người

 – Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ

 – Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn

 – Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng quạt gió và bơm nước, đồng thời tăng giảm tốc độ đột ngột để xác định rõ tiếng gõ của cụm chi tiết.

 – Tổng hợp các giá trị âm thanh thông qua cường độ, tần số âm thanh để so sánh với các tiêu chuẩn và xác định tình trạng kỹ thuật của các chi tiết của bơm nước hoặc quạt gió.

kiem-tra-tieng-go-vung-bom-nuoc-quat-gio

Các vùng nghe tiếng gõ bơm nước và quạt gió

vNếu tiếng ồn khác thường, không đều và thời gian ngắn, chứng tỏ mòn ổ bi, gãy cánh bơm, hoặc cong trục.

vQuạt gió có tiếng gõ ồn khác thường, tốc độ càng lớn, tiếng ồn càng tăng, chứng tỏ quạt gió nứt, hoặc vênh.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

b) Kiểm tra  chất lượng nước làm mát

– Kiểm tra màu sắc của dầu sau khi sử dụng : Xả nước ra thùng chứa, dùng que sạch khuấy đề và quan sát màu nước

vNước có màu đục bẩn, chứng tỏ : két làm mát và đường nước cáu bẩn, hoặc sử dụng nước quá thời gian quy định.

v Nước có lẫn dầu bẩn, chứng tỏ : thân nắp máy nứt, chảy rỉ dầu lẫn vào nướclàm mát.

vĐể xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hiện tượng và hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

Liên hệ báo giá và tư vấn kỹ thuật sửa chữa hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn trên xe ô tô

Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68

Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68

Mọi tư vấn và báo giá sửa chữa hệ thống làm mát và hệ thống bôi trơn trên xe ô tô là hoàn toàn miễn phí

TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”

Địa chỉ chi nhánh Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá


Giá bảo dưỡng

Đặt lịch

Cùng chuyên mục: long

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường