Giới thiệu cơ cấu phân phối khí trên xe ô tô
Cơ cấu phân phối khí là tập hợp tất cả các bộ phận : cụm trục cam, bánh răng cam , xích cam (dây đai), con đội, đòn mở, lò xo và supáp. Có nhiệm vụ : đóng mở các supáp và phân phối khí nạp và khí xả theo yêu cầu làm việc của động cơ, đảm bảo có hiệu suất cao. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành của ôtô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như : chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiên và môi trường sử dụng…Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.
Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất. Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của cơ cấu phân phối khí động cơ
Mục tiêu thực hiện:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí
2. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận cơ cấu phân phối khí.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận ôtô đúng quy trình, quy phạm và chính xác.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí động cơ
2. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận cơ cấu phân phối khí.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận của cơ cấu phân phối khí
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU TẠO CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ
Hình 2-1: Sơ đồ
cấu tạo cơ cấu phân phối khí
a) Loại trục cam
lắp trong thân máy; b) Loại trục cam lắp trên nắp máy
NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ
1. Nhiệm vụ
Chẩn đoán kỹ thuật cơ cấu phân phối khí là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận của cơ cấu phân phối khí.
2. Yêu cầu
– Chẩn đoán đúng quy trình, đúng phương pháp và chính xác
– Đảm bảo an toàn trong quá trình chẩn đoán
3. Phân loại
– Chẩn đoán chung
– Chẩn đoán riêng (nhóm chi tiết)
HIỆN TƯỢNG TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Các thông số kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí
– Pha phân phối khí
– Độ ồn và tiếng gõ
Kiểm tra tiếng gõ, ồn của cơ cấu phân phối khí
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng
|
Nguyên nhân hư hỏng
|
– Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu – Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bánh răng cam, ở mọi chế độ tảI trọng đều tiếng gõ ồn rõ đều. |
– Khe hở lớn giữa – Bánh răng bị nứt, gãy |
– Tiếng gõ, ồn của cụm trục cam và bạc cam – Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tảI trọng, tiếng gõ ồn càng rõ |
– Khe hở lớn giữa bạc cam và cổ trục cam – Trục cam bị nứt |
– Tiếng gõ, ồn của cụm supáp, đòn mở và lò xo – Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm nắp máy, tốc độ không tải tiếng gõ ồn càng rõ |
– Mòn supáp, đòn mở – Khe hở lớn giữa supáp và ống dẫn hướng |
b) Phương pháp kiểm tra
– Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ
– Kiểm tra khe hở nhiệt của supáp
– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn
– Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng có nhiều tiếng gõ của các cụm trục cam, supáp và bánh răng cam, đồng thời thay đổi các chế độ tảI trọng động cơ để xác định rõ tiếng gõ của các chi tiết.
– Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng.
Kiểm tra pha phân phối khí và áp suất nén xi lanh
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng |
Nguyên nhân hư hỏng |
– Khởi động, động cơ không nổ được – Khởi động nhiều lần, nhưng động cơ không nổ được, kèm theo tiếng va mạnh và đều ở xích cam hoặc dây đai. |
– Đặt cam sai, sai lệch nhiều pha phân phối khí – Hoặc chùng, lỏng dây xích (hoặc dây đai) |
– Động cơ khó nổ, công suất giảm – Khởi động khó nổ, nhưng vẫn nổ được và kèm theo tiếng nổ ở ống xả hoặc nổ dội lại bộ chế hoà khí, động cơ hoạt động nhưng tăng tốc chậm và không chạy được chế độ không tải. |
– Đặt cam sai, sai lệch nhỏ pha phân phối khí – Giảm áp suất nén, do mòn hở một vài supáp, hoặc supáp không có khe hở.
|
b) Phương pháp kiểm tra
– Kiểm tra lại dấu cân cam trên puly hoặc trên bánh đà với thân máy
– Dùng thiết bị kiểm tra áp suất nén của các xi lanh và kết hợp dùng dầu nhờn cho vào xi lanh
– Kiểm tra các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của từng bộ phận chi tiết sau đó dùng phương pháp loại
trừ dần để phát hiện và xác định đúng bộ phận, chi tiết hư hỏng.
NỘI DUNG CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1. Làm sạch bên ngoài động cơ
2. Kiểm tra bên ngoài các bộ phận động cơ
3. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở supáp
4. Kiểm tra áp suất nén của các xi lanh
5. Vận hành động cơ
6. Kiểm tra nghe tiếng gõ, ồn ở các bộ phận và các cụm của cơ cấu phân phối khí
7. Kiểm tra quan sát bên ngoài các cụm chi tiết sau vận hành
8. Tổng hợp các số liệu
9. Phân tích và xác định các hư hỏng
CÂU HỎI CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1. Động cơ khó khởi động, nhưng công suất động cơ giảm vì những nguyên nhân nào ?
2. Vì sao động cơ không nổ được và có tiếng ồn va chạm ở xích cam ?
3. Có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm supáp vì những nguyên nhân nào ?
4. Có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm bánh răng cam vì những nguyên nhân nào ?
THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
1. Mục đích:
– Rèn luyện kỹ năng kiểm tra và chẩn đoán động cơ.
– Nhận dạng các bộ phân của thiết bị kiểm tra, chẩn đoán.
2. Yêu cầu:
– Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
– Nhận dạng được các bộ phận thiết bị kiểm tra, chẩn đoán
– Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
– Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp
– Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
– Dụng cụ tháo lắp động cơ
– Khay đựng dụng cụ, chi tiết
– Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe.
– Đồng hồ so, kính phóng đại
– Pan me, thước cặp, căn lá
– Đồng hồ đo áp suất nén, đo áp suất dầu bôi trơn, đo nhiệt độ…
– Thiết bị nghe dò âm thanh
– Thiết bị kiểm tra công suất, kiểm tra hệ thống đánh lửa, kiểm tra khí xả…
b) Vật tư:
– Giẻ sạch
– Giấy nhám
– Nhiên liệu vận hành, nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn
– Chi tiết thay thế và các joăng đệm….
– Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán động cơ.
– Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.
THỰC HÀNH KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN
1. Làm sạch động cơ và ôtô
– Kê chèn bánh xe và phanh xe an toàn
– Dùng nước và khí nén làm sạch bên ngoài các
cụm tổng thành động cơ và ôtô
2. Kiểm tra bên ngoài các cụm chi tiết
– Dùng kính phóng đại quan sát các vết nứt
gãy và vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận và chi tiết của động cơ.
– Kiểm tra khe hở của các supáp
– Kiểm tra cân cam động cơ
– Đo áp suất nén của động cơ
3. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí, khi vận hành động cơ
– Khởi động động cơ
– Kiểm tra tiếng gõ của các cụm chi tiết cơ
cấu phân phối khí
4. Tổng hợp số liệu và xác định hư hỏng
– Tổng hợp số liệu
– Phân tích và xác định hư hỏng
THỰC HÀNH KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
Kiểm tra độ sai lệch của pha phân phối khí
a) Kiểm tra cân cam và khe hở supáp (hình 2-2)
– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của các supáp đúng tiêu chuẩn cho phép
– Quay trục khuỷu cho pittông xi lanh 1 về ĐCT, cho supáp nạp của xi lanh song hành ở vị trí chớm mở (supáp nạp xi lanh 4 của động cơ 4 xi lanh không có khe hở)
– Quan sát dấu trên puly hay dấu trên bánh đà phảI trùng với dấu trên thân máy, nếu lệch dấu phải cân cam đúng dấu.
Hình 2-2. Kiểm tra dấu cam động cơ
a- Sơ đồ các cơ cấu bánh răng cam, cơ b- Cơ cấu phân phối khí
b) Kiểm tra độ kín khít của buồng cháy
Áp suất nén của xi lanh động cơ xăng = 1,2 – 1,5 Mpa, động cơ điêzen = 3,0 – 5,0 MPa
– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn và tắt máy
– Tháo bugi hoặc vòi phun và lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy (động cơ xăng dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến1,5 Mpa, động cơ điêzen dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến16,0 Mpa).
– Mở hết bướm ga, bướm gió và khởi động động cơ
– Ghi nhận các số đo áp suất nén của từng xi lanh
v Tiếp tục kiểm tra lần thứ hai như ban đầu:
– Cho vào buồng cháy một thìa dầu nhờn qua lỗ bugi hoặc vòi phun và quay trục khuỷu vài vòng (cho dầu tràn đều).
– Lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy
– Khởi động động cơ hay quay trục khuỷu và mở hết bướm gió, bướm ga.
v Tổng hợp các số đo áp suất lần thứ hai và so sánh với lần đo thứ nhất
– Nếu kết quả áp suất nén lần thứ hai cao hơn lần thứ nhất, chứng tỏ supáp và đế supáp mòn hở.
– Nếu kết quả áp suất nén lần thứ hai như lần thứ nhất, chứng tỏ supáp và đế supáp có độ kín tốt (trường hợp đệm nắp máy tốt).
– Hoặc nghe tiếng nổ ngược lại từ ống nạp và bộ chế hoà khí là do hở supáp nạp, tiếng nổ lốp bốp ở ống xả khi tăng tốc chứng tỏ hở supáp xả (có khói đen lọt ra ống xả và lượng dầu nhờn tiêu hao tăng nhanh, chứng tỏ mòn hỏng đệm kín supáp)

Hình 2-3. Các vùng nghe tiếng gõ cơ cấu phân phối khí
a- Sơ đồ các vùng nghe tiếng gõ b- các dụng cụ kiểm tra tiéng gõ
b) Các vùng kiểm tra động cơ
v Vùng 1 (cụm chi tiết của nắp máy) : bao gồm tiếng gõ của supáp và đòn mở, con đội hoặc trục cam đặt ở nắp máy. Âm thanh tiếng gõ phát ra nhỏ đều, âm thanh càng rõ khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải.
Nguyên nhân do:
– Khe hở lớn giữa đuôI su páp và đòn mở hoặc con đội, hoặc vấu cam
– Cổ trục cam và bạc lót mòn nhiều ( trục cam lắp trong thân máy, thì vùng nghe nằm giữa xi lanh và trục khuỷu)
– Vấu cam mòn, hoặc con đội và ống dẫn mòn
v Vùng 2 (cụm bánh răng ) : bao gồm tiếng gõ của bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục cam lắp ở phía trước động cơ và vùng trục cam và bạc cam. Âm thanh đều thanh và rõ ở mọi ở chế độ làm việc của động cơ.
Nguyên nhân do :
– Các bánh răng sứt mẻ
– Mòn nhiều cặp bánh răng cam cơ
Liên hệ báo giá và tư vấn kỹ thuật về cơ cấu phối khí trên xe ô tô
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn và báo giá kỹ thuật về cơ cấu phối khí trên xe ô tô là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ chi nhánh Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ chi nhánh Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)