Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Ô tô bị bạc màu: Nguyên nhân và cách xử lý? Hướng dẫn giữ lớp sơn bền màu

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 28/06/2023

Ô tô bị bạc màu: Nguyên nhân và cách xử lý? Hướng dẫn giữ lớp sơn bền màu

Xe ô tô bị bạc màu lớp sơn ngoại thất là một trong những nguyên do chính khiến chiếc xe mất đi tính thẩm mĩ và chủ xe sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục. Dưới đây là những điều chủ xe cần phải biết để có thể bảo vệ lớp sơn ngoại thất xe một cách tốt nhất.

Trước tiên hãy tìm hiểu những nguyên nhân nào khiến cho chiếc xe của bạn bị bạc màu

nguyen-nhan-xe-o-to-bi-bac-mau

Ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc xe ô tô bị bạc màu. Ánh nắng mặt trời chứa các tia UV có thể làm giảm độ bóng và độ bền của lớp sơn trên bề mặt xe. Khi sơn không được bảo vệ tốt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, nó sẽ bị mất đi tính chất bảo vệ và dần phai màu. 

Lớp sơn xe bị oxy hóa

 Sau một thời gian dài sử dụng lớp sơn xe phải tiếp xúc với không khí và các tác nhân khác ngoài tự nhiên như mưa, nắng, gió, bão…hình thành quá trình oxy hóa và phai màu của lớp sơn trên bề mặt xe. 

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc xe kém chất lượng

Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc xe không đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng cũng có thể làm giảm độ bóng và độ bền của sơn, dẫn đến việc xe bị bạc màu.iệc sử dụng sản phẩm chăm sóc xe không đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng cũng có thể làm giảm độ bóng và độ bền của sơn, dẫn đến việc xe bị bạc màu. Các tác nhân hóa học như chất tẩy rửa mạnh, dung dịch axit hoặc kiềm cũng có thể làm giảm độ bóng của sơn và làm cho nó bị phai màu.

Xe ô tô bị tràn xăng

 Tràn xăng cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc xe ô tô bị bạc màu.  Nếu tràn xăng xảy ra trên bề mặt lớp sơn của xe và không được lau chùi kịp thời, nó có thể gây ra sự hư hại và ảnh hưởng đến độ bóng và độ bền của lớp sơn.

Côn trùng và phân chim

Dịch trong cơ thể côn trùng và phân chim chứa nồng độ axit cao, khi tiếp xúc với phương tiện thời gian dài có thể gây ra ăn mòn lớp sơn ngoại thất. Vì vậy, khi phát hiện có xác côn trùng hay chất thải của chim trên phương tiện, chủ xe cần phải về sinh xe với các chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc  đưa xe đến các gara chuyên nghiệp để về sinh

Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh khác như khói bụi, nhựa đường, đá sỏi trên đường…

 Nhựa đường khói bụi và sỏi đá trên đường là các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến lớp sơn trên bề mặt xe ô tô. Chúng có thể tạo ra các vết xước và mài mòn lớp sơn, gây ra sự hư hại và làm giảm tính bảo vệ cho lớp sơn. Ngoài ra, các hạt nhỏ của các tác nhân này có thể bám vào lớp sơn và gây ra sự mài mòn lâu dần, dẫn đến việc mất đi tính năng bảo vệ của lớp sơn và làm cho nó phai màu.

Cách khắc phục và xử lý khi sơn xe ô tô bị bạc màu

Sơn dặm

 Đối với trường hợp xe chỉ bị xước nhẹ hoặc bạc màu, ố màu một khu vực rất nhỏ các chủ xe có thể lựa chọn phương pháp sơn dặm để tiết kiệm chi phí và thời gian. Phương pháp này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề kỹ thuật cao để đảm bảo sự đồng nhất giữa màu của khu vực được sơn lại và phần còn lại của xe. 

Sơn lại toàn bộ xe

Tùy theo nhu cầu và tình trạng của xe chủ xe có thể lựa chọn giữa sơn ngoài xe hoặc sơn toàn diện cả khung xe.

 – Đối với sơn ngoài xe, đây là phương pháp sơn lại toàn bộ các bộ phận mặt ngoài của xe như cản trước sau, hông xe, cửa xe, nắp capo… 

Sơn toàn diện khung xe là sơn cả mặt ngoài và mặt trong của thân vỏ xe. Đây là phương pháp phức tạp hơn đòi hỏi cần phải tháo rời nội thất, máy móc khỏi khung xe. 

Cách để giữ sơn ô tô bền mầu

Để giữ cho lớp sơn ô tô được bền màu và tươi mới, bạn có thể tuân theo các lời khuyên sau đây:

  1. Rửa xe thường xuyên: Lớp sơn ô tô bị mòn và phai màu chủ yếu là do bụi bẩn và các chất bẩn khác trên bề mặt xe. Vì vậy, hãy rửa xe thường xuyên để loại bỏ các tạp chất này. Bạn có thể sử dụng nước và xà phòng hoặc sản phẩm chuyên dụng để rửa xe.
  2. Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp: Tránh sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh hoặc có hóa chất gây hại cho lớp sơn. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi nhà sản xuất hoặc chuyên gia về sơn ô tô để biết loại chất tẩy rửa phù hợp.
  3. Thường xuyên bảo trì sơn: Khi phát hiện ra các vết trầy xước hoặc sự hư hỏng nào trên bề mặt sơn, hãy sửa chữa ngay lập tức để ngăn ngừa tình trạng lan rộng và mất mát lớp sơn.
  4. Tránh để xe dưới ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm cho lớp sơn bị mất màu hoặc bong tróc. Vì vậy, hãy tránh để xe dưới ánh nắng mặt trời quá lâu.
  5. Đánh bóng xe thường xuyên: Đánh bóng xe giúp làm tăng độ bóng và bảo vệ lớp sơn. Tuy nhiên, bạn cần chọn sản phẩm đánh bóng phù hợp để tránh gây hại cho lớp sơn..

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng sơn ô tô chất lượng tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường.

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags, Chuyên mục

ĐỒNG SƠN (64)

Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường