Xem thêm >>>
Sơn xe ô tô là gì ?
Nhắc đến sơn xe ô tô thông thường sẽ hiểu theo 3 cách khác nhau. Thứ nhất nhắc đến sơn xe ô tô người ta sẽ hiểu là dịch vụ sơn xe ô tô, thứ hai là hiểu theo hành động sơn cho 1 chiếc ô tô, thứ 3 là nó được hiểu là loại vật tư hay nguyên vật liệu sử dụng trong nghành dịch vụ này. Ở dịch vụ sơn xe ô tô sẽ bao gồm nhiều công đoạn như tháo lắp chi tiết, gò, hàn, sơn rồi cuối cùng là đánh bóng và rửa xe cho khách hàng. Sơn xe ô tô mọi người thường nghĩ rằng sau khi sơn lại sẽ không đạt chất lượng bằng sơn nguyên bản của xe hơn thế nữa, khi sơn dặm xe ô tô thường bị lệch với màu cũ của xe. Để hiểu rõ và giải đáp những thắc mắc này mời các bạn tìm hiểu về sơn xe ô tô.
Sơn xe ô tô là 1 loại hình dịch vụ về ô tô, về cơ bản tất cả các xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô đều chia thành 2 mảng chính của loại hình dịch vụ này đó là dịch vụ sơn xe ô tô và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô. Ở dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô thì giúp xe ô tô của bạn đảm bảo an toàn kỹ thuật và hoạt động hiệu quả. Còn sơn xe ô tô là dịch vụ làm đẹp cho chiếc ô tô của bạn như lúc mới mua, việc sơn xe oto cơ bản làm chiếc xe ô tô của bạn mới hơn, bóng bẩy hơn.
Sơn xe ô tô là một loại sơn chuyên dụng được sử dụng để bảo vệ và tăng cường độ bền cho bề mặt của xe ô tô. Sơn xe ô tô được sản xuất với công nghệ tiên tiến và chất lượng cao để đảm bảo khả năng chống trầy xước, chống nắng, chống ăn mòn và bảo vệ bề mặt của xe khỏi các tác nhân bên ngoài như mưa, gió, bụi bẩn, muỗi và các chất hóa học gây hại.
Sơn xe ô tô có thể được sản xuất với nhiều loại chất liệu khác nhau như urethane, acrylic, enamel hay epoxy. Mỗi loại chất liệu có những đặc tính riêng, như độ bền, độ bóng, độ phủ, thời gian khô và độ dính. Sơn xe ô tô cũng có nhiều tùy chọn màu sắc và độ bóng khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với sở thích và phong cách của mình.
Ngoài ra, sơn xe ô tô còn được chia làm nhiều loại khác nhau như sơn phủ bóng, sơn phủ mờ hay sơn phủ satin. Sơn phủ bóng thường được sử dụng để tạo ra độ bóng sáng và rực rỡ cho bề mặt xe, trong khi sơn phủ mờ thường được sử dụng để tạo ra một diện mạo mờ mịt và tinh tế. Sơn phủ satin là sự kết hợp giữa sơn phủ bóng và sơn phủ mờ, tạo ra một độ bóng trung bình và vẻ ngoài tinh tế và sang trọng.
Quy trình sơn xe ô tô
Tất cả các công việc về kỹ thuật để chính xác ít sai sót, giảm thời gian lao động đều cần có 1 quy trình. Đặc biệt công việc sơn xe ô tô là công việc đòi hỏi cần thực hiện chính xác từng công đoạn theo đúng tuần tự mới đảm bảo chất lượng sơn xe ô tô tốt nhất. Quy trình sơn xe ô tô là việc thực việc tuần tự các từng bước theo đúng các công việc đã được định sẵn theo đúng kỹ thuật yêu cầu đặt ra giúp cho công việc sơn xe ô tô nhanh hơn, chính xác hơn, chuyên môn hóa cao hơn, tăng hiệu quả và chất lượng sơn xe ô tô.
– Bước 1: Rửa xe sơ bộ để đánh giá chính xác mức độ hư hỏng của sơn.
Cố vấn dịch vụ sẽ nhận xe từ khách hàng cùng xác nhận những vị trí cần sơn, gò.
Hình ảnh rửa xe trước khi sơn
– Bước 2: Bước kiểm tra, đánh giá son xe oto để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.
Tiến hành kiểm tra những vị trí hư hại, độ dày của lớp sơn bằng các dụng cụ chuyên dụng như đèn kiểm tra son xe oto, máy đo độ dày sơn… Từ đó đưa ra phương pháp xử lý như sơn dặm hay sơn lại toàn bộ xe. Tổ trưởng tổ sơn, gò cùng đánh giá và lên phương án xử lý sơn gò cho chiếc xe của bạn.
Hình ảnh kiểm tra độ dầy của sơn cũ của xe
– Bước 3: Xử lý gò, hàn để trả lại phom xe ban đầu.
Riêng với những thân xe bị va chạm, tai nạn làm biến dạng sẽ tiến hành làm đồng ô tô để lấy lại diện mạo theo form chuẩn ban đầu của xe. Khi làm đồng ô tô thường dùng các kỹ thuật rút tôn, gò, nắn kéo… để phần thân vỏ bị móp méo, biến dạng trở về vị trí cũ.
Hình ảnh sửa chữa thân vỏ ô tô
– Bước 4: Xử lý bề mặt sơn xe ô tô:
Tiếp theo là bước mài bỏ lớp son xe oto cũ, loại bỏ các gỉ sét (nếu có). Ở công đoạn này thợ thường dùng máy mài lắp giấy nhám có độ mịn phù hợp để mài bốc sơn cũ, loại sạch các vết gỉ sét. đánh gỉ, nhám, bả ma tít, chà khô, xử lý bề mặt tốt mới đảm bảo sơn có độ bám tốt, đồng đều, nhẵn. Trong công đoạn nhám bề mặt sơn cần nâng dần các loại nhám có độ mịn từ P240, P400, P800, P2000 để bề mặt có độ nhẵn và bám tốt nhất
Hình ảnh xử lý bề mặt sơn xe ô tô
– Bước 5: Đưa xe vào phòng sơn
Đưa xe vào phòng sơn ô tô tiêu chuẩn để tránh các yếu tố bụi bẩn, hóa chất, môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn
Hình ảnh xe ô tô đưa vào phòng sơn
– Bước 6: Che chắn các phần không sơn
Che tất cả những vị trí ngoài vị trí sơn bằng ni lông và băng dính chuyên dụng để việc sơn chi tiết không gây ảnh hưởng đến bề mặt sơn của các chi tiết không sơn.
– Bước 7: Sơn chống gỉ
Sau khi hoàn tất công đoạn mài bốc sạch son xe oto cũ, tẩy gỉ cũng như làm đồng (nếu cần thiết) và đưa xe ô tô vào buồng sơn. Ta sẽ tiến hành sơn phủ lên thân vỏ xe một lớp sơn chống gỉ. Lớp sơn này có tác dụng chống ẩm, ngăn ngừa gỉ sét phá huỷ từ bên trong. Khi lớp sơn chống gỉ khô sẽ dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho lớp bả matit cũng như lớp sơn lót. Sơn chống gỉ cho bề mặt vật liệu cũ. Tác dụng của nó là chống oxi hóa, chống các hóa chất bên ngoài.
– Bước 8: Bả ma tít
Đánh bả matit xử lý các vết lõm. Nếu vỏ xe bị các vết lõm nhỏ khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô thì sẽ được đánh bả matit để lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn. Bả matit ô tô có các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi… thường được tách rời, khi dùng tuỳ theo bề mặt mà sẽ trộn với tỷ lệ phù hợp.
Khi phủ bả matit lên vỏ thép xe ô tô, theo kỹ thuật bả matit như sau: lấy 1 lớp mỏng, giữ dao bả vuông góc, miết ép để bả trám đầy các vết xướt trên sơn chống gỉ do đánh nhám, tiếp theo lấy lượng nhiều hơn, nghiêng dao từ 35 đến 45 độ, đánh từ trong ra ngoài, càng ra mép càng nghiêng dao để tạo lớp mỏng, bước tiếp theo thực hiện tương tự lần hai, cuối cùng giữ dao bả gần như áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt
Lớp bả matit sau khi hoàn tất thường phải cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao phần đánh mài nhẵn. Sau khi bả matit sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, đám nhám để tăng cường độ kết dính cho lớp sơn lót. Bả matit giúp lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn.
– Bước 9: Sơn lót:
Sau khi chuẩn bị bề mặt và thực hiện che chắn những vùng không sơn sẽ đến công đoạn sơn lót. Lớp sơn lót này có tác dụng che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ, cũng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Phun sơn lót hoàn tất sẽ tiến hành sấy khô sơn lót và dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính. Sơn lót này có tác dụng che màu bả matit cũng như lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn
– Bước 10: Pha màu sơn
Pha màu sơn bằng giàn pha sơn vi tính đảm bảo sơn không lệch màu, sơn được đồng đều màu. Trước khi thực hiện phun lớp sơn màu cũng cần che chắn các vùng không sơn cẩn thận như trước khi sơn lót. Kỹ thuật pha màu sơn ô tô sẽ quyết định hơn 70% chất lượng màu sơn. So với trước kia, ngày nay việc pha màu sơn xe ô tô đã trở nên đơn giản hơn và độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ có sự hỗ trợ của thiết bị pha màu sơn vi tính. Hầu hết các màu sơn xe “zin” của nhà sản xuất ô tô đều có mã màu, có thể tra được công thức. Do đó việc sơn dặm hay sơn toàn bộ xe theo màu sơn “zin” của hãng không quá khó, độ tương đồng gần như tuyệt đối. Với trường hợp muốn đổi màu sơn xe, các địa chỉ sơn xe ô tô hiện cũng có catalogue các màu sơn xe ô tô để khách lựa chọn.
– Bước 11: Sơn màu xe ô tô:
Sử dụng súng sơn chính hãng Nexa PPG để thực hiện quá trình sơn. Đảm bảo độ phun tơi, đồng đều, áp suất phun tiêu chuẩn để sơn có độ bám tốt trên bề mặt. Khi phun sơn, kỹ thuật phun sơn là quan trọng nhất. Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn.
Kỹ thuật phun sơn chuẩn đòi hỏi rất cao các yếu tố:
- Cách cầm súng phun sơn ô tô,
- Chỉnh súng sơn: áp suất khí thường 1.8 – 2.0 bar, độ xoè 2 – 2.5 vòng, lượng sơn 2 – 2.5 vòng…
- Góc phun sơn: luôn giữ vuông góc (dù đứng hay ngồi)
- Khoảng cách giữa súng phun sơn và bề mặt sơn: thường 100 – 200 mm
- Tốc độ di chuyển phun sơn xe ô tô: thường 900 – 1200 mm/s.
- Mức độ chồng đè khi phun: thường 1/2 đến 2/3 vệt sơn.
- Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn.
Sau khi sơn màu sẽ tiến hành sấy sơn với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Bước 12: Sơn bóng:
Sau lớp sơn màu cho xe ô tô là một lớp sơn bóng xe tạo cho bề mặt sơn có độ bóng đẹp, thẩm mỹ cao. Tất cả các công đoạn sơn đều điều chỉnh bằng thời gian và nhiệt độ của của phòng sơn sấy tiêu chuẩn.
– Bước 13: Đánh bóng
Đánh bóng các vị trí sơn. Sau khi lớp sơn bóng khô hoàn toàn sẽ đến công đoạn đánh bóng. Việc này giúp sửa các lỗi sơn nếu có, tạo độ sáng bóng đều cho bề mặt sơn. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật sơn.
– Bước 14: Kiểm tra lần cuối trước khi giao xe
Cùng với khâu KCS – kiểm tra chất lượng xuất xưởng để đảm bảo chiếc xe của bạn trước giao được hoàn hảo, không tỳ vết. Bước kiểm tra lần cuối bằng các dụng cụ như đèn kiểm tra xước sơn xe, máy đo độ dày son xe oto…
Để chất lượng sơn xe ô tô được tốt đòi hỏi quy trình đồng sơn ô tô phải chuẩn, đầy đủ các bước, tại từng được phải được kiểm tra kỹ lượng mới chuyển sang bước tiếp theo. Ngoài ra quy trình đồng sơn ô tô tại THC chúng tôi đã áp dụng quy trình công nghệ sơn xe ô tô rất hiện đại cùng với quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt sẽ đảm bảo xe ô tô sau khi sơn khi giao cho khách hàng luôn có chất lượng sơn tốt nhất, thẩm mỹ cao.
Video quy trình sơn xe ô tô
Mời bạn xem 1 đoạn Video về quy các bước để sơn 1 chiếc xe ô tô. Dưới đây là 1 video đầy đủ các công đoạn sơn xe ô tô tại xưởng dịch vụ của Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC chúng tôi. Yêu cầu của khách hàng là muốn sơn đổi màu Chiếc xe ô tô BMW của họ từ màu trắng ban đầu sang hồng của Rolls Royce. Có thể nói trong tất cả kiểu sơn xe ô tô thì sơn đổi màu đòi hỏi tay nghề sơn thợ sơn, thợ gò cao nhất và tỉ mỉ nhất, hơn thế nữa trong các màu thì màu hồng của Rolls Royce là màu khá đặc biệt đòi hỏi tay nghề thợ sơn cực giỏi mới có thể pha được ra màu sơn này.
Các lớp sơn xe ô tô
Khi đánh giá về vẻ đẹp của một chiếc xe ô tô, người ta thường đánh giá ở 2 tiêu chí chủ yếu: nội thất và ngoại thất. Đối với nội thất, vẻ đẹp tạo nên từ những chi tiết được chăm chút kỹ càng cả về vật liệu lẫn hình dáng. Từ nội thất mà co thể đánh giá chiếc xe có tiện nghi hay đẳng cấp hay không.
Còn trên khía cạnh về ngoại thất thì lớp sơn chính là điểm quyết định. Để chiếc xe trở nên đẹp và hoàn hảo nhất có thể thì lớp sơn màu đẹp thôi là chưa đủ, nó còn cần độ lấp lánh cũng như độ dày độ cứng cần thiết để làm chiếc xe thêm phân nổi bật và bảo vệ những thành phần bên trong.
Chính vì quan trọng nên lớp sơn thường được nhà sản xuất ô tô đặc biệt quan tâm, thông thường khi sản xuất mới xe sẽ được sơn các lớp lần lượt là lớp sơn chống oxy hóa, lớp ma tít, lớp lót, lớp màu và lớp bóng. Để hiểu rõ hơn về sơn xe ô tô bạn cần hiểu về cấu tạo về bề mặt sơn xe ô tô. Sơn xe ô tô có 5 lớp chính đó là:
Lớp sơn thứ nhất là sơn chống gỉ phủ lên bề mặt kim loại của chi tiết giúp chống oxy hóa, chống gỉ cho bề mặt kim loại
Lớp sơn thứ 2 là lớp ma tít phủ lên bề mặt sơn chống gỉ nó giúp khi xảy ra va chạm là lớp bảo vệ bề mặt kim loại giúp giảm khả năng bị móp méo, rách, hư hỏng về vật lý của chi tiết.
Lớp sơn thứ 3 là lớp sơn lót, lớp sơn này giúp kết dính giữa lớp ma tít và lớp sơn màu.
Lớp sơn thứ 4 là lớp sơn màu, lớp sơn này là lớp sơn màu theo xe. Lớp sơn màu này cũng có thể là 1 lớp hoặc 2 lớp tùy vào màu sơn. Ví dụ sơn màu trắng thường thì lớp sơn màu chỉ có 1 lớp còn đối với sơn màu trắng ngọc trai có 2 lớp (bao gồm 1 lớp màu trắng thường và 1 lớp màu ngọc trai phủ lên).
Lớp sơn thứ 5 là lớp phủ bóng, lớp phủ bóng để bảo vệ lớp sơn màu không bị phai nhanh, không tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây hư hỏng nhanh, ngoài ra lớp phủ bóng sẽ giúp lớp sơn được bóng đẹp hơn. Đây là lớp bảo vệ hoàn hảo cho xe ô tô. Tuy nhiên có những trường hợp mà lớp bảo vệ này bị hư hại và mất đi tác dụng của mình. Đây chính là lúc bạn cần đến công nghệ sơn vá( Sơn dặm) để có được một lớp bảo vệ mới cho chiếc xe của bạn.
Các kiểu sơn ô tô
Sơn dặm
Sơn dặm là quá trình sơn một khu vực, một bộ phận hoặc một vị trí cụ thể trên xe ô tô, không sơn toàn bộ xe. Kỹ thuật này thường được sử dụng để khắc phục các vết trầy xước nhỏ hoặc chỉ tập trung trong một khu vực nhất định trên xe .
Ưu điểm: Chi phí rẻ hơn so với sơn toàn bộ xe, thời gian sơn cũng ít hơn .
Nhược điểm: Đòi hỏi độ khó cao ở công đoạn pha màu và phun sơn để đạt được màu sơn tương đồng với màu nguyên bản ở các chi tiết khác
Sơn quây
Sơn quây là quá trình mài bốc toàn bộ lớp sơn cũ, sau đó sơn chống gỉ và sơn mới bằng 4 lớp chuẩn: sơn chống gỉ, sơn lót, sơn chính và sơn bóng. Có hai cách sơn toàn bộ xe là sơn ngoài và sơn toàn diện khung
Ưu điểm: Không bị lệch màu sơn, tính thẩm mỹ cao hơn, cải thiện chất lượng toàn bộ sơn xe ô tô.
Nhược điểm: Thời gian sơn lâu, chi phí sơn đắt hơn.
Sơn đổi màu
Sơn đổi màu là sơn lại toàn bộ bên trong và bên ngoài xe ô tô cùng với đó là thay đổi từ màu sơn này sang màu sơn khác.
Ưu điểm: Không lệch màu sơn, tùy chọn theo màu sơn mà bạn ưu thích, tăng chất lượng sơn và tính thẩm mỹ của xe
Nhược điểm: Chi phí sơn đắt nhất trong các kiểu sơn, thời gian sơn lâu nhất, phải làm các thủ tục đổi màu sơn xe.
Chọn kiểm sơn ô tô nào ?
Với 3 kiểu xe ô tô như chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc chọn kiểu sơn vào phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng bề mặt sơn của xe, khả năng tài chính của bạn. Ngoài ra bạn nên chọn những địa điểm sơn xe ô tô uy tín, chất lượng để có được dịch vụ sơn xe ô tô của bạn tốt nhất và giá cả phải chăng nhất.
Việc sơn dặm sẽ có chi phí rẻ, thời gian nhanh những đổi lại đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao, dễ bị lệch màu sơn. Hơn thế nữa sẽ có sự khác biệt giữa bộ phận mới sơn với các bộ phận sơn cũ của xe
Sơn quây thì chi phí sơn cao, thời gian sơn lâu nhưng lại đảm bảo đều màu sơn, chất lượng sơn đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.
Sơn đổi màu thì chi phí sơn là cao nhất, nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên khách hàng có thể thích chọn theo màu sơn mà mình lựa chọn
Định mức sơn xe ô tô
Trong nghành dịch vụ ô tô thường chia làm 2 dịch vụ chính là sửa chữa ô tô và sơn xe ô tô. Đa số các xưởng dịch vụ ô tô là mô hình công ty nên việc tính toán định mức tiêu hao vật tư là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tính toán chính xác lợi nhuận cho các doanh nghiệp dịch vụ ô tô mà còn là việc bắt buộc phải làm đối với những kế toán của các công ty làm dịch vụ này.
Các vật tư sử dụng trong nghành dịch vụ ô tô gồm có vật tư phụ tùng ô tô, vật tư về dầu mỡ, vật tư về sơn ô tô. Trong các loại vật tư này thì các loại vật tư tiêu hao phải được tính toán theo định mức và vật tư sơn xe ô tô là loại vật tư như vậy.
Sau đây Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán định mức về vật tư tiêu hao sơn xe ô tô.
Đầu tiên bạn phải hiểu vật tư sơn gồm những loại nào ? Vật tư sơn gồm các loại như sơn màu, sơn lót, sơn phủ bóng, bả ma tít, dung môi sơn, … những loại vật tư sơn này được đóng gói thành hộp được sử dụng dần và được tính theo đơn vị lít. Ngoài ra còn có các loại vật tư sơn khác như băng dính, ni lông che sơn, giấy nhám, khăn lau, … các loại vật tư này được tính theo cái. Định mức vật tư sơn xe ô tô được tính trên kích thước của một chi tiết sơn xe ô tô. Thông thường định mức tiêu hao vật tư sơn được tính bằng 20% giá sơn xe ô tô.
Có thể bạn chưa biết sơn ô tô tại hãng ?
Các hãng xe ô tô như Mercedes, Toyota, Kia, Hyundai, Ford sử dụng loại sơn gì ?
- Sơn Dupont
- Sơn R-M
- Sơn Cromax
- Sơn ICI -Nexa – PPG
- Sơn Sikken
Các hãng sơn chất lượng gần như tương đương nhau. Đối với dòng xe Mercedes thường dùng dòng sơn Dupont tại các đại lý chính hãng của Mercedes, còn đối với Hyundai đa số sử dụng sơn ICI, Toyota thường sử dụng sơn Sikkens …. Các dòng sơn này mua khá dễ dàng trên thị trường nên tất cả gara, xưởng dịch vụ ô tô đều sử dụng. Nên đa số khách hàng hiểu sai lầm là nguyên liệu sơn chính hãng khác nguyên liệu sơn xe ô tô ở các gara bên ngoài.
Phân loại sơn xe ô tô
Có rất nhiều loại sơn khác nhau được sử dụng để sơn các lớp trên một chiếc xe ô tô. Sơn xe ô tô được chia theo công dụng sơn và thành phần hóa học của sơn
Phân loại sơn xe ô tô theo thành phần hóa học
- Sơn nitrocellulose: Đây là loại sơn truyền thống được sử dụng phổ biến trên các xe hơi cổ điển. Ưu điểm của loại sơn này là dễ sử dụng, có độ bóng cao và thời gian khô nhanh. Tuy nhiên, sơn nitrocellulose không bền với ánh nắng mặt trời và chất tẩy rửa mạnh, và thường cần được sơn lại thường xuyên.
- Sơn acrylic: Đây là loại sơn phổ biến được sử dụng trên các xe ô tô hiện đại. Sơn acrylic có độ bóng cao và bền với thời tiết, chịu được tác động của ánh nắng mặt trời và các chất tẩy rửa. Tuy nhiên, loại sơn này có thể khó sử dụng và thời gian khô lâu hơn so với sơn nitrocellulose.
- Sơn epoxy: Đây là loại sơn chịu được va đập và chống ăn mòn tốt. Sơn epoxy thường được sử dụng trên các chi tiết sắt thép của xe như khung xe và các bộ phận khác. Tuy nhiên, loại sơn này có thể khó sử dụng và cần phải được sơn bằng thiết bị đặc biệt.
- Sơn polyurethane: Đây là loại sơn có độ bền cao và chịu được tác động của các chất tẩy rửa mạnh. Sơn polyurethane thường được sử dụng trên các xe hiệu suất cao, nhưng cũng có giá thành cao hơn so với các loại sơn khác.
- Sơn waterborne: Đây là loại sơn mới nhất được sử dụng trên các xe ô tô hiện đại. Sơn waterborne có thể giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm thiểu nồng độ hóa chất trong quá trình sơn. Tuy nhiên, loại sơn này cần sử dụng thiết bị đặc biệt và thời gian khô lâu hơn so với các loại sơn khác.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật, các nhà sản xuất xe ô tô sẽ chọn loại sơn phù hợp để sử dụng trên các dòng xe của họ.
Phân loại sơn xe ô tô theo công dụng
Các loại sơn ô tô: Hiện nay trên thị trường có không nhiều các hãng sơn ô tô, chủ yếu có các hãng sơn ô tô chính đó là hãng sơn ICI chuyên cho dòng xe Mercedes, Hyundai, hãng sơn RM, hãng sơn Siken, hãng sơn Cromax ( trước đây có tên gọi là Duppont), hãng sơn Mipa. Về sơn ô tô được chia làm 2 loại chính đó là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Đối với 2 dòng sơn này đều có chất lượng sơn như nhau tuy nhiên đó yếu tố sức khỏe cho người thợ sơn và bảo vệ môi trường nên ra đời dòng sơn gốc nước
Sơn ô tô cho các chi tiết bằng kim loại ( tôn, sắt )
Các chi tiết bằng kim loại như: nóc, cốp, nắp capo, cánh cửa, ba bô lê, hông, tai xe ô tô. Việc sơn các chi tiết bằng kim loại cần sử dụng các loại sơn như sau:
– Sơn lót chống rỉ: đây là loại sơn có tác dụng bảo vệ lớp kim loại ( tôn ), nó tạo ra màng bám để chống tác dụng của oxi hóa, chống ăn mòn đồng thời tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn với nhau, khả năng bám dính bề mặt kim loại. Đối với tất cả các loại xe ô tô khi sơn đều phải sử dụng loại sơn này. Khi sơn chống rỉ thì điều kiện để khô sơn vào khoảng 145 độ C đến 175 độ C, thời gian khô của nó từ 10 phút đến 15 phút.
– Sơn lót: Sau lớp sơn chống rỉ là đến lớp sơn lót. Tuy nhiên đối với các xe ô tô sau khi đã bị tai nạn, bị móp, méo biến dạng chi tiết thì sau lớp sơn chống rỉ là đến lớp ma tít rồi mới đến lớp sơn lót này. Do sau khi xe bị tai nạn các chi tiết bị biến dạng cần phải gò lại và sau đó bả 1 lớp ma tít lên để đưa chi tiết về chuẩn phom cũ ( hình dạng ban đầu ) của nó. Sơn lót có tác dụng làm nhẵn bề mặt chi tiết cần sơn, bảo vệ lớp sơn chống rỉ, bảo vệ lớp ma tít, có khả năng bám dính cực tốt giữa các lớp sơn và lớp ma tít
– Sơn phủ màu: đây là lớp sơn quyết định đến màu xe ô tô của bạn. Đối với những xưởng sơn ô tô không có giàn pha sơn vi tính thì màu sơn xe ô tô có chuẩn với màu sơn zin của xe ô tô là do kỹ thuật pha sơn của thợ sơn. Người thợ sơn giàu kinh nghiệm sẽ pha sơn chuẩn sơn so với người ít kinh nghiệm. Để có màu sơn chuẩn theo xe thợ sơn phải trộn ( pha ) các màu sơn gốc với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định để có màu sơn cần.
– Sơn gốc là các sơn có màu cơ bản như: màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen … Như vậy nếu như bạn muốn pha màu cam thì bạn phải trộn màu đỏ và màu vàng với nhau theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên khi thay đổi tỉ lệ này sẽ cho ra màu sơn khác. Vì vậy đối với những xưởng sơn xe ô tô không có giàn pha sơn vi tính, việc pha màu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của thợ sơn. Còn đối với xưởng sơn xe ô tô có giàn pha sơn vi tính việc pha màu sơn cho xe ô tô hết sức đơn giản, trên xe ô tô đều có code (mã) màu sơn của xe ô tô, chỉ cần nhập mã màu sơn của chiếc ô tô vào phần mềm pha sơn của hãng sẽ cho ra công thức pha sơn, tỉ lệ sơn gốc là bao nhiêu, cần bao nhiêu gram sơn gốc để sử dụng pha. Ngoài ra hệ thống pha sơn vi tính còn có giàn quấy sơn giúp sơn gốc luôn ở tình trạng bảo quản tốt nhất. Sơn phủ màu có khả năng bám dính cao nhất, độ nhẵn bóng bề mặt cực tốt, điều kiện của sơn phủ màu là 140 độ C trong thời gian khoảng 20 phút.
– Sơn phủ bóng: đây là lớp sơn ngoài cùng của xe ô tô, có 2 loại sơn phủ bóng đó là sơn phủ bóng nhanh khô và sơn phủ bóng chậm khô. Loại sơn phủ bóng nhanh khô có độ bóng kém hơn nhưng thời gian khô nhanh, kỹ thuật sơn đơn giản. Loại sơn phủ bóng chậm khô ưu điểm độ bóng tốt thời gian khô lâu, đòi hỏi kỹ thuật sơn khó hơn.
Sơn ô tô cho các chi tiết bằng nhựa
Các chi tiết bằng nhựa như: ba đờ sốc ( cản ), mặt ca lăng, ốp gương, taplo, táp li cửa… Các loại sơn sử dụng để sơn cho các chi tiết bằng nhựa bao gồm: Sơn lót nhựa, Ma tít, sơn lót, sơn phủ màu, phủ bóng. Khác so với sơn các chi tiết bằng kim loại. Phải sử dụng loại sơn lót nhựa có tác dụng bảo vệ chi tiết nhựa, đồng thời có độ bám dính với chi tiết nhựa cực tốt.
Liên hệ Hotline & zalo (tư vấn, báo giá & đặt lịch) sơn xe ô tô: 09.62.68.87.68 – 03.48.68.87.68 Mọi tư vấn & báo giá sơn xe ô tô tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC là hoàn toàn miễn phí. Đặt lịch qua website: otomydinhthc.com
Chỉ Đường Đến Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC Tại Đây