Mới đây, chiếc Kia carens đời 2015 được cứu hộ đưa về xưởng của Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC, tình trạng xe không thể nổ được máy, chết đột ngột khi đang di chuyển, yêu cầu được hỗ trợ cứu hộ về gara để tiến hành kiểm tra xử lý vấn đề này. Chủ xe chia sẻ chiếc xe này xuất hiện tình trạng đề dai, khó nổ đã hơn 1 tháng nay nhưng chưa có thời gian qua kiểm tra, qua kiểm tra ban đầu tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC, phát hiện bơm xăng đã hỏng không thể cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động. Bơm xăng ô tô vô cùng quan trọng trong hệ thống nhiên liệu, đảm bảo cung cấp đủ lượng xăng cần thiết cho động cơ hoạt động hiệu quả. Khi bơm xăng gặp vấn đề, xe sẽ không thể khởi động hoặc vận hành một cách mượt mà. Tình trạng “chết bơm xăng” xảy ra khá thường xuyên ở xe mới lẫn xe cũ. Chúng tôi sẽ chia sẻ qua bài viết này.
Bơm xăng ô tô là gì ?
Bơm xăng ô tô là bộ phận giúp luân chuyển xăng từ bính xăng lên đến kim phun xăng của xe ô tô. Bơm xăng xe ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống nhiên liệu của xe ô tô. Mỗi hư hỏng hay trục trặc của bơm xăng sẽ làm xe ô tô của bạn bị giảm công suất hoặc nếu bơm xăng không hoạt động thì xe ô tô của bạn sẽ không nổ được máy vì xăng không được đưa lên buồng đốt và động cơ không thể hoạt động được nếu không có xăng. Bơm xăng ô tô dịch sang tiếng anh có nghĩa là Car Fuel Pump
Bơm xăng ô tô là gì ?
Bơm xăng (Fuel Pump) là một phụ tùng quan trọng trong hệ thống nạp nhiên liệu của ô tô. Chức năng chính của bơm nhiên liệu là cung cấp nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến động cơ để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của hệ thống động cơ.
Các loại bơm xăng ô tô
Có hai loại Bơm xăng chính được sử dụng trong ô tô:
Bơm xăng kiểu cơ khí (Mechanical Fuel Pump):
Bơm xăng cơ khí thường được sử dụng trong các xe ô tô cũ hoặc một số loại xe hơi cổ điển. Bơm xăng cơ khí hoạt động bằng cách sử dụng cơ cấu cơ học từ động cơ, chuyển động này tạo ra áp suất để đẩy nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến động cơ. Tuy nhiên, Bơm xăng cơ khí ít được sử dụng trong các mẫu xe ô tô hiện đại hơn vì sự phát triển của công nghệ bơm xăng điện.
Bơm xăng điện (Electric Fuel Pump):
Bơm xăng điện là loại bơm nhiên liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các mẫu xe ô tô hiện đại. Bơm xăng điện hoạt động bằng cách sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện của xe để tạo ra áp suất và đẩy nhiên liệu từ bình xăng đến động cơ. Bơm xăng điện thường được gắn trực tiếp trong hoặc gần bình nhiên liệu và được điều khiển bởi hệ thống điện tử của xe.
Cấu tạo bơm xăng ô tô
Bơm xăng là bơm điện dùng bi gạt được dẫn động nhờ động cơ điện nam châm vĩnh cửu. Đĩa rôto được ráp lệch tâm trong vỏ bơm. Quanh chu vi đĩa có các hốc lõm chứa bi gạt. Khi rôto quay, lực ly tâm sẽ ấn các bi gạt vào vách vỏ bơm để bao kín và bơm xăng đi từ lỗ hút ra lỗ thoát.
Bơm xăng được lắp trong bình xăng và được kết hợp với bộ lọc xăng, bộ điều áp, bộ đo nhiên liệu… cánh bơm được motor quay để nén nhiên liệu xăng.
Khi xe ô tô của bạn xảy ra những hiện tượng như khó nổ, không nổ được, hoặc xe bị rung giật mặc dù bình ắc quy vẫn khỏe, củ đề, máy phát hoạt động bình thường, bugi, mo bin đánh lửa vẫn tốt thì nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống nhiên liệu của xe do hư hỏng các bộ phận như bơm xăng, lọc xăng, kim phun ..
Tình trạng xe ô tô bị hư hỏng bơm xăng
Cố vấn dịch vụ tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC trao đổi với khách hàng, kĩ thuật rõ hơn về tình trạng chiếc xe này, đồng thời hỏi han về tình trạng bệnh lỗi này đã xử lý bao giờ chưa để tìm nguyên nhân chính gây nên chết bơm xăng, xử lý dứt điểm cho khách hàng.
Trước hết tiến hành tháo bơm xăng để kiểm tra, khi mở nắp bơm xăng, phát hiện xăng có mùi lạ như mùi hôi thối, xăng đã chuyển sang màu đỏ đục, có mùn bẩn bám xung quanh bình xăng. Việc xử lý sạch sẽ, dứt điểm là điều quan trọng khi thực hiện sửa chữa thay thế.
Nguyên nhân thường gặp gây hư hỏng bơm xăng
- Do xe sử dụng quá lâu chữa thay bơm xăng
Bơm xăng, giống như bất kỳ bộ phận động cơ điện nào khác, đều có tuổi thọ giới hạn. Sau một thời gian dài sử dụng, Bơm sẽ hao mòn yếu dần, giảm hiệu suất, cháy bơm đặc biệt khi xe sử dụng liên tục, bơm hoạt động liên tục tần suất làm việc lớn nên hỏng hóc xảy ra nhanh hơn. Việc bơm xăng hết tuổi thọ sẽ dẫn đến hiện tượng chết bơm, làm xe không thể hoạt động ổn định hoặc không thể khởi động.
Thông thường, bơm xăng có tuổi thọ trung bình 3-4 nămtùy vào điều kiện sử dụng và cách bảo dưỡng, nếu được bảo dưỡng đúng cách có thể sử dụng 5-6 năm. Khi bơm xăng đến tuổi thọ giới hạn, việc thay thế là cần thiết để đảm bảo xe hoạt động bình thường.
Việc cháy bơm không thể tránh khỏi với việc sử dụng xe ô tô nhưng để bơm xăng có thể sử dụng bền bỉ cần bảo dưỡng thường xuyên như thay lọc nhiên liệu, vệ sinh hệ thống nhiên liệu.
Nhiệt độ cao cũng có thể làm hỏng bơm xăng. Khi xe phải hoạt động trong điều kiện nhiệt độ quá cao trong một thời gian dài, bơm xăng sẽ bị quá nhiệt và không thể tản nhiệt kịp thời, dẫn đến tình trạng chết bơm. Điều này thường xảy ra khi xe chạy trong điều kiện nắng nóng hoặc khi động cơ làm việc ở mức tải cao trong thời gian dài.
- Do lọc xăng quá bẩn
Đây là bộ lọc giữ lại các cặn bẩn trước khi được bơm lên động cơ, lọc đã quá bẩn gây nghẽn, tăng áp lực cho bơm khiến bơm hoạt động “ nặng nề” nên việc hỏng bơm là điều nhanh chóng. Với chiếc Carens này, lọc gần như đã nghẽn nặng, bịt kín, đây có lẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dề dai, chết bơm của chiếc xe này.
(Hình ảnh) Lọc xăng quá bẩn gây hỏng bơm xăng
Chủ xe nên thay lọc xăng hay lọc nhiên nhiệu định kì sau 40.000km để bảo vệ bơm cũng như tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra khi lưu thông.
- Do xăng bị nhiễm bẩn
Một trong những nguyên nhân chính khiến bơm xăng bị hỏng là do xăng chứa nhiều tạp chất, cặn bẩn hoặc nước. Khi xăng không được lọc kỹ hoặc có chứa các tạp chất, chúng sẽ dần tích tụ trong hệ thống bơm xăng và gây tắc nghẽn.
(Hình ảnh) xăng trong lọc xăng bị nhiễm bẩn
Ngoài ra, nếu nhiên liệu bị nhiễm nước hoặc các chất lạ, điều này có thể gây ra hiện tượng gỉ sét bên trong bình xăng, tạo ra mạt, bùn bẩn gây tắc nghẽn hệ thống nhiên liệu.
(Hình ảnh) Xăng trong bình bị nhiễm bẩn và tạp chất gây hỏng bơm xăng
Sửa chữa và thay thế bơm xăng ô tô bị hỏng
Bơm xăng được sử dụng để cung cấp nhiên liệu với áp suất cao cho hệ thống vòi phun, chúng thường là các bơm điều khiển điện. Không có loại bơm này, động cơ sẽ nhanh chóng bị chết máy do thiếu nhiên liệu hay thiếu xăng. Nếu loại bơm này bị trục trặc có thể gây hư hỏng cho nhiều bộ phận khác của hệ thống. Sau đây là hướng dẫn sửa chữa và thay thế bơm xăng xe ô tô khi bị hỏng
Bạn cần chuẩn bị những gì để thay thế bơm xăng ?
- Bình chữa cháy
- Bơm nhiên liệu mới cùng loại
- Đường ống dẫn nhiên liệu mới
- Cờ-lê
- Cờ-lê túyp
- Tuốc-nơ-vít đầu bằng
- Tuốc-nơ-vít đầu chữ thập
- Khay đựng nhiên liệu thừa
Khi bạn đã sẵn sàng bắt tay vào công việc thay thế bơm nhiên liệu mới, phải đảm bảo chắc chắn về an toàn, không để xảy ra cháy nổ, tránh xa ngọn lửa khi làm việc với hệ thống nhiên liệu, đây là yêu cầu quan trọng nhất, không gian làm việc mở rộng, thông thoáng và phải có bình chữa cháy bên cạnh.
Quy trình thay bơm xăng cho xe ô tô
Chắc chắn là phải tiến hành thay thế cụm bơm xăng mới đúng chủng loại, chất lượng tốt. Đa số các dòng xe ô tô thì lọc xăng đi liền với bơm xăng xe ô tô, chính vì vậy việc thay bơm xăng cho xe ô tô không khác nào việc thay thế lọc xăng chó xe ô tô. Bạn lưu ý khi thay bơm xăng thì nên đồng thời thay cả lọc xăng cho xe ô tô. Đối với xe ô tô đời cũ ta tiến hành xúc cả bình xăng để hệ thống nhiên liệu được sạch sẽ để bơm xăng hoạt động tốt, lâu dài.
Bước 1: Xả áp suất và ngắt đường ống dẫn tới bơm nhiên liệu.
Bạn cần phải xả áp suất nhiên liệu trước khi tiến hành thay thế bơm nhiên liệu. Bơm cấp nhiên liệu thường là loại bơm điện, có khả năng cung cấp một áp suất cao. Áp suất này không bị mất đi ngay khi bạn tắt động cơ. Do vậy bước đầu tiên bạn cần thực hiện là xả áp cho hệ thống nhiên liệu trước khi tháo bơm hoặc bất kể một bộ phận nào của hệ thống nhiên liệu
Trước hết phải tìm vị trí cầu chì của bơm nhiên liệu trong hộp cầu chì. Nếu không có cầu chì thì tìm rơle điều khiển bơm nhiên liệu. Khi đã tìm được vị trí lắp cầu chì hoặc rơle, bạn hãy khởi động xe. Khi máy đã nổ, bạn tháo cầu chì hoặc rơle này ra. Nếu bạn xác định đúng cầu chì hoặc rơle, xe sẽ chết máy ngay lập tức.
Toàn bộ áp suất nhiên liệu trong hệ thống được dùng hết, đường ống nhiên liệu không còn áp suất. Đến khi chắc chắn trong đường ống nhiên liệu hoặc bơm nhiên liệu không còn áp suất nữa mới nên tiến hành tháo bơm nhiên liệu ra. Chú ý: Để đảm bảo an toàn, bạn nên tháo đầu nối với cực âm của ắc quy ra để tránh hiện tượng đánh lửa làm hỏng ắc quy.
Bước 2: Tháo bulông cố định bơm nhiên liệu.
Bơm nhiên liệu được giữ cố định bới một ống nối. Trên xe hơi ngày nay thường bố trí hai loại bơm nhiên liệu điều khiển điện. Một loại được gắn ngay trong thùng nhiên liệu và loại kia được gắn phía dưới gầm xe, phía trước thùng nhiên liệu. Nếu bơm nhiên liệu trên xe của bạn được gắn dưới gầm xe, nó sẽ được cố định bởi hai bulông.
Bạn có thể xác định nhanh vị trí của bơm nhiên liệu bằng cách chui xuống dưới gầm xe (nếu chui xuống không được bạn hãy dùng kích nâng để kích xe lên), quan sát phía trước và phía sau thùng nhiên liệu để tìm vị trí đặt bơm. Bạn cũng có thể lần theo đường ống dẫn nhiên liệu từ thùng nhiên liệu để tìm ra vị trí của nó. Tháo bu lông và các đường ống, dây dẫn nối với bơm, gỡ nó ra một cách nhẹ nhàng.
Bước 3: Tháo bu lông bơm nhiên liệu lắp trong thùng nhiên liệu
Bơm nhiên liệu và cảm biến mức nhiên liệu được lắp trong thùng nhiên liệu. Nếu bơm nhiên liệu là loại được lắp trong thùng nhiên liệu, bạn sẽ phải tháo nó từ bên trong xe. Sẽ có một cửa nhỏ nối thông với bơm trong thùng nhiên liệu được lắp phía dưới ghế hành khách phía sau hoặc nếu may mắn thì nó ở ngay dưới thảm để chân hoặc dưới thùng để hành lý phía sau xe. Khi bạn đã xác định được vị trí của bơm, bạn cần phải tháo mọi thứ nối với nó trước khi tháo bơm khỏi thùng. Thông thường lật hàng ghế phía sau xe tiến hành tháo lọc xăng đi kèm với bơm xăng ra. Đây là bước chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 4: Tháo đường ống dẫn nhiên liệu
Tháo đầu ống nối với đường ống cao áp của bơm nhiên liệu. Sau khi bạn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng mọi thứ nối với bơm, bạn cần phải tháo ống dẫn nhiên liệu. Nếu xe của bạn có bơm nhiên liệu đặt trong thùng nhiên liệu thì sẽ có một đường ống dẫn phía trên đỉnh của bơm cần phải tháo ống này ra trước.
Nếu xe của bạn có bơm nhiên liệu phía dưới gầm xe, sẽ có hai đường ống dẫn, một đường ống nhiên liệu vào và một đường ống ra. Chúng được gọi là đường ống áp thấp và cao của bơm nhiên liệu. Để tháo các đường ống, nới lỏng các kẹp ống hoặc đầu nối giữ ống áp thấp ở một phía, sau đó nới lỏng đầu nối và tháo ống ra. Lau sạch nhiên liệu dớt ra từ đường ống để đảm bảo an toàn.
Bước 5: Tháo đường điện nối với bơm nhiên liệu
Tháo đường dây cấp điện cho bơm nhiên liệu. Bước cuối cùng để tháo bơm nhiên liệu là tháo đường dây dẫn điện nối với bơm. Thường có hai dây dẫn, một dây nối với cực dương, một dây nối mát. Cách tốt nhất là đánh dấu dây để phân biệt hai đầu âm dương của dây dẫn. Các dây dẫn được giữ chặt bởi các giắc nối, vít hoặc bu lông nhỏ
Sau khi đã tháo xong toàn bộ các đường ống và dây dẫn nối với bơm, bạn có thể tháo bơm ra. Như đã trình bày trong nhiều bài viết trước, để thay bơm nhiên liệu mới vào bạn hãy làm theo trình tự ngược lại.
Bước 6: Xử lý chất cặn bẩn trong bình xăng tích tụ, vệ sinh lại toàn bộ hệ thống nhiên liệu như trong các hạng mục sau:
+ Cụm lọc xăng
+ Hạ bình xăng, xúc rửa vệ sinh sạch sẽ
+ Thông xúc, vệ sinh, kim phun, toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu
+ Sau 1 tháng sửa chữa, tiến hành kiểm tra lại chất lượng xăng, xem có xuất hiện tình trạng đóng cặn, mùn ở bình xăng hay không.
Khuyến cáo khi thay bơm xăng cho xe ô tô
Khi thay bơm xăng, lọc xăng hay xúc rửa bình xăng cần đảm bảo an toàn về cháy nổ, vì xăng rất dễ bắt cháy. Đặc biệt lưu ý khí kiểm tra bơm xăng không nên sử dụng bình ắc quy đấu trực tiếp để kiểm tra hoạt động của bơm xăng vì làm như vậy rất dễ gây ra cháy nổ.
Khi bạn đổ xăng cho xe ô tô lưu ý nên đổ những cây xăng uy tín, và không nên đổ 2 loại xăng trong cùng 1 bình xăng. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 1 loại xăng cho xe ô tô của mình. Ví dụ bạn đang đổ loại xăng E5 thì chỉ đổ xăng E5, nếu bạn đang đổ xăng A95 thì chỉ nên đổ xăng A95.
Biện pháp phòng tránh xe ô tô bị hỏng (chết) bơm xăng
Như đã nói ở trên, bơm xăng có tuổi thọ nhất định nên việc cháy bơm không thể tránh khỏi được mà chỉ có các biện pháp bảo dưỡng giúp cho bơm hoạt động ổn định, hiệu quả như:
- Tiến hành thay thế lọc xăng định kì theo khuyến cáo của nhà sản suất
- Sử dụng xăng có chất lượng cao, không có tạp chất, cặn bẩn
- Khi xuất hiện tình trạng liên quan tới hệ thống nhiên liệu, cần được kiểm tra sớm để có phương án xử lý kịp thời, dứt điểm.
Liên hệ báo giá và tư vấn kỹ thuật về bơm xăng cho xe ô tô
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn và báo giá bơm xăng cho xe ô tô là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội