Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ MỸ ĐÌNH THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - Thứ 7
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
Ô TÔ MỸ ĐÌNH THC
image

[Cập nhật] Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô mới nhất năm 2023

Trang chủ / [Cập nhật] Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô mới nhất năm 2023
thumbnail
Tác giả: otomydinhthc_new
Ngày đăng: 19/04/2020

[Cập nhật] Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô mới nhất năm 2023

Để được tư vấn kỹ thuật và báo giá chi tiết về bảo dưỡng cho xe ô tô của bạn quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Cố vấn dịch vụ : Hotline & zalo: 03 48 68 87 68
Tư vấn kỹ thuật : Hotline & zalo: 09 62 68 87 68
Email: otomydinhthc@gmail.com

Bạn đang cần tìm địa chỉ bảo dưỡng xe ô tô uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng, giá cạnh trạnh đồng thời cũng phải cần thời gian ngắn để bạn sớm có ô tô để đi lại ?

Mục lục

Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền – Chi phí bảo dưỡng xe ô tô

Khi sử dụng 1 chiếc xe ô tô vấn đề chi phí bảo dưỡng của chiếc xe ô tô rất quan trọng, trên mạng xã hội, các hội về xe ô tô thường hay chia sẻ cho nhau về bảo dưỡng dòng xe ô tô của họ đang đi hết bao nhiêu tiền. Có những người phải giật mình về chi phí mỗi lần bảo dưỡng xe, đặc biệt những dòng xe như Mercedes thì chi phí bảo dưỡng thật sự là điều đáng lo ngại. Giả sử khi bạn bảo dưỡng chiếc xe Toyota Fortuner thì chi phí bảo dưỡng trung bình khoảng 4 triệu, tuy nhiên với số tiền mua 1 chiếc xe Mercedes C200 có giá nhỉnh hơn 1 chút so với Fortuner nhưng thông thường bảo dưỡng xe Mercedes C200 phải trên 10 triệu.

Như đã phân tích ở trên, vấn đề bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền với bất kì ai khi đang sử dụng hoặc chuẩn bị mua 1 chiếc xe đều hết sức quan tâm. Người chưa mua xe thì tính toán về chi phí để nuôi chiếc xe ô tô đó hết bao nhiêu tiền còn người lái xe ô tô thì quan tâm đến thời điểm xe đi bảo dưỡng thì phải chuẩn bị số tiền là bao nhiêu.

Ngoài ra đối với những công ty lớn sử dụng nhiều xe ô tô thì việc “Hạch toán chi phí bảo dưỡng xe ô to” là điều cực kỳ quan trọng. Việc hạch toán chi phí bảo dưỡng xe ô tô 1 cách chính xác cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán chính xác chi phí của công ty.

Để giúp bạn nắm rõ và chi tiết về chi phí bảo dưỡng xe ô tô bạn hãy tham khảo bảng giá bảo dưỡng xe ô tô dưới đây:

Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô tháng 03/2023

Đối với mỗi hãng xe ô tô, mẫu xe ô tô lại có quy trình bảo dưỡng khác nhau cũng như giá phụ tùng vật tư bảo dưỡng khác nhau nên giá bảo dưỡng của mỗi 1 xe ô tô cũng khác nhau. Chính vì vậy việc nắm được chi phí bảo dưỡng cho xe ô tô của mình là tương đối khó, ngày hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp bảng giá bảo dưỡng của tất cả các hãng xe ô tô và được cập nhật theo hàng tháng vì vậy đây là bảng giá bảo dưỡng xe ô tô mới nhất mà bạn được biết qua đó bạn có thể biết được chi phí bảo dưỡng cho xe ô tô của bạn là bao nhiêu. Sau đây là bảng giá bảo dưỡng xe ô tô được cập nhật vào tháng 03 năm 2023:

Bảng giá bảo dưỡng xe Toyota (Toyota Vios, Toyota Altis, Toyota Camry, Toyota Hiace, Toyota Zace, Toyota Innova, Toyota Land Cruiser, Toyota Fortuner, Toyota Hilux)

Bảng giá bảo dưỡng xe Hyundai (Hyundai I10, Hyundai I20, Hyundai Accent, Hyundai Avante, Hyundai Elantra, Hyundai Sonata,Hyundai Kona, Hyundai Creta)

Bảng giá bảo dưỡng định kỳ dòng xe Kia (Kia Morning, Kia Rio, Kia Cerato, Kia Forte, Kia K3, Kia Optima, Kia Carens, Kia Rondo, Kia Sorento, Kia Sportage, Kia Carnival, Kia Sedona)

Bảng giá bảo dưỡng định kỳ các dòng xe Mazda (Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX5, Mazda BT 50, Mazda CX9)

Bảng giá bảo dưỡng định kỳ các dòng xe Honda (Honda City, Honda Civic, Honda CRV, Honda Accord)

Bảng giá bảo dưỡng định kỳ các dòng xe Nissan (Nissan Sunny, Nissan Navara, Nissan Xtrail, Nissan Teanna, Nissan Juke)

Bảng giá bảo dưỡng định kỳ các dòng xe Ford (Ford Fiesta, Ford Focus, Ford Ecosport, Ford Ranger, Ford Everest, Ford Mondeo, Ford Escape, Ford Transit)

Lý do nên bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô của bạn ?

Xe ô tô được cấu tạo bởi một số lượng lớn các chi tiết, sau 1 thời gian sử dụng chúng bắt đầu bị mòn, yếu, oxy hóa làm giảm dần các tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng. Các chi tiết cấu tạo nên xe, mà có thể dự đoán được rằng tính năng của chúng giảm đi, cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để duy trì tính năng của chúng. Bằng cách tiến hành bảo dưỡng định kỳ, có thể đạt được những kết quả sau, nhằm đảm bảo sự tin tưởng và yên tâm khi lái xe đặc biệt các chuyến xe đường dài:
  • Có thể ngăn chặn được những vấn đề lớn có thể xảy ra sau này.
  • Xe ôtô có thể duy trì được trạng thái mà thỏa mãn được những tiêu chuẩn của pháp luật.
  • Kéo dài tuổi thọ của xe, tránh những sự cố hư hỏng bất ngờ
  • Khách hàng có thể tiết kiệm và lái xe an toàn.

Bảo dưỡng định kỳ ô tô hoàn toàn khác so với xe máy. Ô Tô ngày nay có cấu tạo ngày càng hiện đại và có rất nhiều hệ thống trên xe như hệ thống điện, hệ thống điện điều khiển bán tự động, hệ thống thông tin. Như ai đã từng đi xe máy sau đó rồi đi ô tô thì đều nhận thấy rằng ô tô dễ bị hư hỏng hơn xe máy rất nhiều.

Chỉ cần bạn không kiểm tra nước làm mát thường xuyên khi xe ô tô bị hết nước làm mát thì hậu quả sẽ khôn lường thường thì sẽ phải đại tu lại động cơ. Hơn nữa giá trị của 1 chiếc xe ô tô thông thường gấp khoảng 20 lần so với xe máy. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô là một công việc thường xuyên cho xe của bạn, nó vô cùng quan trọng vừa để bảo vệ tuổi thọ cho chiếc “xế yêu” của bạn, vừa đảm bảo an toàn cho bạn cùng hành khách trên mỗi chặng đường. Không giống như xe máy, ô tô có giá trị kinh tế rất cao.

Vì vậy việc bảo dưỡng định kỳ vô cùng quan trọng. Việc bảo dưỡng định kỳ nhằm duy trì hoạt động và nâng cao tuổi thọ cho chiếc ô tô của bạn. Ngoài ra công việc bảo dưỡng định kỳ cũng giúp chiếc xe ô tô của hoạt động trơn trụ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, đảm bảo an toàn cho bạn trước mỗi chuyến đi.

Công việc bảo dưỡng định kỳ tuy đơn giản nhưng hết sức cần thiết và đòi hỏi tỉ mỉ. Tại THC chúng tôi với quy trình dịch vụ và quản lí chất lượng nghiêm ngặt. Luôn đảm bảo khi giao xe cho khách hàng ” Hơn cả sự mong đợi…”

Các hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Việc bảo dưỡng xe ô tô dựa trên số km đi được của xe ô tô và tùy từng km xe ô tô bạn đi được là bao nhiêu thì phải kiểm tra và thay thế các chi tiết phụ tùng vật tư theo định kỳ nhất định. Dưới đây chúng tôi thống kê thành bảng các hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô
Bảng hạng mục bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
Bạn hãy nhìn vào bảng các hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn. Ví dụ ở cột “số km 40.000 km” tương đương với “24 tháng” Khi xe của bạn đến km này thì công việc bảo dưỡng làm những công việc như sau:
1. Dầu động cơ – thay mới 2. Lọc dầu động cơ – thay mới 3. Lọc gió động cơ – thay mới 4. Lọc gió điều hòa – thay mới 5. Lọc nhiên liệu – thay mới 6. Nước làm mát – thay mới 7. Bugi – thay mới 8. Hệ thống phanh – kiểm tra 9. Hệ thống lái – kiểm tra 10. Hệ thống điều hòa – kiểm tra&bảo dưỡng 11. Dầu phanh – thay mới 12. Dầu trợ lực lái – thay mới 13. Dầu hộp số, dầu cầu 14. Bình ắc quy – thay mới 15. Hệ thống chiếu sáng – kiểm tra 16. Gạt mưa – kiểm tra 17. Lốp – kiểm tra. Bạn nên lưu ý khi xe ô tô của bạn đến số km bảo dưỡng, bạn nên bảo dưỡng ngay, không nên để số km vượt quá nhiều sẽ không tốt cho xe ô tô của bạn

Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô

Sau đây chúng tôi hướng dẫn chi tiết từng công việc của bảo dưỡng định kỳ như Bảo dưỡng phanh, Thay dầu động cơ, Thay lọc dầu động cơ, Thay lọc nhiên liệu – lọc xăng, Kiểm tra bảo dưỡng gầm xe ô tô, Kiểm tra hệ thống điện, Kiểm tra dầu phanh, dầu trợ lực lái, Vệ sinh bugi, kim phun, họng hút, Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc điều hòa được thực hiện như sau:

Cách bảo dưỡng hệ thống phanh xe ô tô

Bảo dưỡng phanh xe ô tô là công việc thường xuyên đối với xe ô tô nó đảm bảo an toàn lái xe, những người ngồi trên xe và những phương tiện xung quang bạn. Bảo dưỡng phanh là công việc bắt buộc trước khi bạn đăng kiểm xe ô tô. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng phanh xe ô tô như sau:
Bước 1: Tháo bánh xe ô tô ra
Bước 2: Tháo má phanh ô tô, kiểm tra đĩa phanh, kiểm tra độ mòn và hư hỏng của má phanh thay thế nếu mòn quá tiêu chuẩn hoặc hư hỏng, láng đĩa phanh nếu đĩa phanh có gờ hoặc thay thế nếu hư hỏng.
Bước 3: Nhám lại bề mặt má phanh và đĩa phanh
Bước 4: Kiểm tra cơ cấu phanh, xy lanh phanh, chảy dầu đường ống phanh, hư hỏng thì thay thế
Bước 5: Thay dầu phanh ở cấp bảo dưỡng 40.000 km
Hình ảnh bảo dưỡng phanh xe ô tô

Bảo dưỡng thay dầu nhớt và thay lọc dầu nhớt cho xe ô tô

1 trong những công việc quan trọng nhất trong bảo dưỡng ô tô định kỳ đó là việc thay dầu nhớt, thay lọc dầu nhớt cho xe ô tô. Công việc này tuy đơn giản những vẫn phải đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của người thợ, ngoài ra đối với 1 số dòng xe sang trước kia và 1 số dòng xe hiện đại ngày nay sau khi thay dầu, thay lọc bạn cần reset lại bảo dưỡng tại cấp bảo dưỡng bạn đang thực hiện. 
Qui trình cách bảo dưỡng thay dầu, lọc dầu động cơ
Dưới đây là quy trình bảo dưỡng thay dầu thay lọc cho xe ô tô kèm theo hình ảnh
Xả dầu động cơ xe ô tô
Xa-dau-dong-co-xe-o-to
Tháo lọc dầu động cơ
Thay lọc dầu động cơ, lưu ý đổ 1 ít dầu nhớt động cơ vào lọc
Lắp lọc nhớt siết chặt bằng tay lưu ý không dùng vam lọc để siết dễ gây đứt gioăng của lọc
Lap-loc-nhot-dong-co
Đổ dầu động cơ mới
Kiểm tra lượng dầu động cơ sau khi đổ

Hướng dẫn cách bảo dưỡng thay lọc xăng cho xe ô tô

Lỗi lọc xăng ô tô sẽ khiến xe khó nổ máy. Khi ô tô khó nổ máy mặc dù đã kiểm tra bugi và không phải lỗi ở bộ phận này. Khả năng lớn là liên quan đến lọc xăng. Một trong những hiện tượng thường gặp báo hiệu việc phải thay thế lọc xăng là không thể nổ máy do bộ lọc nhiên liệu đã quá bẩn và xăng không thể đi qua để đến buồng đốt.
Cụ thể, khi cố gắng tăng ga, xe sẽ xuất hiện tiếng nổ lụp bụp miễn cưỡng của động cơ do thiếu nhiên liệu. Hoặc xe khó nổ máy, đề rất lâu mới nổ được, nổ nghe không trơn tru, hoặc nổ nhưng không chạy như xe bị thiếu xăng. Nhiều người không để ý tới lọc xăng trên ô tô nhưng đây là bộ phận hết sức quan trọng. Lọc xăng ô tô có nhiệm vụ lọc sạch những cặn bẩn trong thùng nhiên liệu, đảm bảo cung cấp đầy đủ và liên tục nhiên liệu khi xe hoạt động. Đồng thời, đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho động cơ khi hoạt động.
Trong trường hợp bất ngờ gặp phải hiện tượng như trên, tài xế có thể sử dụng cách nhấn chân ga nhiều lần để tăng lực bơm, nhằm cung cấp đủ lượng xăng cho xe hoạt động. Sau đó, nên mang ngay xe đến trung tâm bảo dưỡng, garage sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục tình trạng này. Bên cạnh hiện tượng như trên, cũng có một vài dấu hiệu nhận biết khác cho thấy lọc xăng cần phải thay thế như xe bị bỏ máy, hao xăng, có tiếng gõ từ động cơ ô tô phát ra…
Hình ảnh lọc xăng được thay thế mới

Hướng dẫn cách kiểm tra bảo dưỡng gầm xe ô tô

  • Kiểm tra áp suất lốp, bề mặt lốp, chiều sâu gai lốp.
  • Kiểm tra Rotuyn cân bằng, Rotuyn lái, Rotuyn trụ đứng.
  • Kiểm tra hệ thống phanh bao gồm: kiểm tra mức dầu phanh, má phanh, đường ống phanh, dầu phanh, tình trạng chảy dầu của các phớt cao su chụp bụi, đĩa phanh, xy lanh phanh, cảm biến báo mòn má phanh, cảm biến phanh ABS, cáp phanh tay
  • Siết ốc gầm, tra mỡ vào các chi tiết gầm xe
  • Kiểm tra cao su càng A, cao su chân máy, cao su chân số
  • Kiểm tra mức dầu hộp số, kiểm tra mức dầu cầu
  • Kiểm tra độ chụm bánh xe, góc chamber, góc caster
  • Kiểm tra hệ thống lái, độ rơ thước lái, độ rơ tay lái, kiểm tra chảy dầu thước lái, bơm trợ lực lái
  • Kiểm tra giảm xóc, cao su tăm bông, bát bèo. Đối với giảm xóc bóng hơi kiểm tra rò rỉ hơi, bơm nâng gầm, kiểm tra chiều cao giảm xóc
  • Kiểm tra chuyển động bánh xe, độ rung lắc của bánh xe, kiểm tra bi moay ơ, kiểm tra trục láp
  • Kiểm tra hoạt động của hộp số, sang số, tăng tốc, giảm tốc, về số lùi
  • Kiểm tra hoạt động của cầu đối với xe ô tô 2 cầu, cơ cấu cài cầu, cơ cấu chuyển cầu từ 1 cầu sang 2 cầu, kiểm tra trục các đăng, bi các đăng, khớp nối trục các đăng

Cách kiểm tra mức dầu của trợ lực tay lái

Để có thể kiểm tra mức dầu của trợ lực tay lái trên xe, Kỹ thuật viên cần chú ý một số điểm sau:
Nếu xy lanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong mờ thì bạn sẽ thuận lợi trong việc quan sát về tình hình của dầu còn lại bên trong bình chứa. Nhưng nếu xy lanh bình chứa lại làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa đục sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc có thể quan sát được mức dầu trong bình. Tuy nhiên khi đó bạn có thể sử dụng một chiếc que để giúp thăm dò. Chiếc que này thường được gắn ở nắp xe. Khi bạn cần sử dụng que thăm dầu để xác định dầu trợ lực lái chứa trong bình chứa, trước tiên bạn nên lau thật sạch vết dầu còn bám lại trên que khi vừa được rút ra khỏi xy lanh, tiếp đó bạn lại cắm chiếc que đó xuống dưới bình và lấy ra.

Cách thay dầu trợ lực lái

Việc thay dầu trợ lực tay lái không quá phức tạp nên kỹ thuật viên hoàn toàn có thể làm được. Thông thường trên xy lanh của bình chứa dầu trợ lực lái đã có chia vạch. Khi đó, bạn chỉ cần đổ dầu trợ lực lái đến mức vạch tiêu chuẩn đã được nhà sản xuất quy định cho từng loại xe. Khuyến cáo dành cho bạn là chỉ nên thay dầu trợ lực tay lái bằng loại dầu được nhà sản xuất xe của bạn khuyên dùng. Nếu bạn dùng loại dầu khác mà không phù hợp thì rất có thể sẽ gây hại cho chiếc xe ô tô của bạn. Cách thay dầu trợ lực lái là không được đổ dầu trợ lực nhiều quá mức cho phép mà chỉ nên đổ ít hơn vạch đã quy định. Bởi dầu trợ lực lái có đặc điểm là sẽ nở ra khi bị nóng lên và cho tác dụng. Do vậy, nếu bạn cố gắng đổ quá đầy dầu, khi lái xe sẽ khiến cho áp lực tăng và gây ra nhiều nguy hại cho xe. Trong trường hợp cấp bách cần phải thay dầu trợ lực tay lái nhưng trong xe của bạn lại không có sẵn thì bạn cũng có thể dùng dầu của hộp số tự động để thay cho dầu trợ lực tay lái. Hai loại dầu này tuy không giống nhau về màu sắc nhưng lại cho công dụng khá tương đương.

Bảo dưỡng vệ sinh bugi, lọc gió, lọc điều hòa

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ rất quan trọng là phát sinh ra tia lửa điện giữa hai điện cực gồm cực trung tâm và cực bên nối mát, nhằm đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt.

Hình ảnh tháo Bugi xe ô tô

thao-bugi-xe-o-to

Môi trường làm việc của bugi rất khắc nghiệt, tần suất làm việc cao và chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Khi hỗn hợp không khí – xăng cháy nổ trong buồng đốt, bugi sẽ làm nhiệt độ gia tăng Lên khoảng 2.500 độ C và áp suất nén khoảng 50kg/cm2. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, bugi sẽ phải luôn đảm bảo tính năng đánh lửa. Vì vậy bugi sẽ được chế tạo với các yêu cầu rất đặc biệt như:
  • Có độ bền cơ học cao
  • Có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất cao
  • Đảm bảo tia lửa luôn mạnh và ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Bugi được KTV tháo ra khỏi động cơ và kiểm tra chất lượng
Lưu ý: Bugi sau khi tháo ra sẽ được ngâm đầu đánh lửa vào xăng để vệ sinh sạch sẽ những muội than cháy từ động cơ bám vào.

Bảo dưỡng kim phun, họng hút

Kim phun ô tô là bộ phận cung cấp nhiên liệu cho xe ô tô. Cụ thể, bộ phận này sẽ có chức năng bơm nhiên liệu trực tiếp cho xi-lanh của động cơ xe. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng tốc của mỗi chiếc xe.
Bộ phận kim phun đóng vai trò quan trọng trong khả năng tiết kiệm nguồn nhiên liệu cung cấp cho quá trình vận hành. Đồng thời giảm thiểu các sự cố xảy ra giúp động cơ hoạt động hiệu quả. Để chạy được xe, hỗn hợp xăng và không khí sẽ được động cơ đốt cháy.
Hệ thống không khí có nhiệm vụ hút không khí qua lọc gió, từ van phân phối đưa vào buồng đốt. Sau đó bơm xăng sẽ đưa nhiên liệu đi vào ống dẫn nối với kim phun ô tô. Tại đây, kim phun sẽ phun nhiên liệu dưới dạng sương trực tiếp vào buồng đốt qua van nạp. Kim phun được tháo ra và vệ sinh để không có hiện tượng bị tắc nhiên liệu và làm động cơ hoạt động không ổn định.
Họng hút sẽ được các kỹ thuật viên tháo rời và dọn dẹp những bụi bẩn và dùng súng bắn khí xịt hết các bụi bẩn bám trên lọc gió. Với tác dụng chính là lọc gió trong cabin, thiết bị lọc gió điều hòa ô tô giúp loại bỏ khí độc, bụi bẩn từ ngoài không khí trước khi vào trong xe.

Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc điều hòa

Bên cạnh đó, lọc gió điều hòa ô tô còn giúp bảo vệ hành khách khỏi các chất bụi bẩn có trong không khí, ngăn chặn mùi khó chịu và khí độc nhờ được cấu tạo bằng than hoạt tính. Đồng thời, thiết bị này còn có tác dụng bảo vệ hệ thống điều hòa ô tô.
Ngoài ra, lọc gió điều hòa ô tô còn giúp nâng cao việc bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như sự thoải mái cho người dùng, giúp cho cả người lớn và trẻ con không bị dị ứng hay hen suyễn. Thiết bị này giúp lọc được tất cả các phân tử nhỏ và phân tử lớn ví dụ như phấn hoa hay vi khuẩn, giúp cho hệ thống điều hòa ô tô hoạt động ổn định nhờ có lớp nền.
Việc vệ sinh lọc điều hòa rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chính sức khỏe của những người ngồi trên xe nên cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên bộ phận này.

Bổ sung nước làm mát

Trong quá trình vận hành của động cơ xe ,có một nhiệt lượng lớn toả ra khi nhiên liệu cháy trong xilanh để biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng .Có một phần nhỏ nhiệt lượng cháy chuyển đổi không thành công tỏa ra ngoài không khí ,hoặc các chi tiết tiếp xúc với khí cháy.Ngoài ra có một loại nhiệt lượng phát sinh do ma sát các bề mặt chi tiết khác của động cơ.Hai loại nhiệt lượng không có lợi đó cộng hưởng với nhau có tác dụng xấu đến quá trình vận hành của động cơ,làm giảm tuổi thọ của động cơ và nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Chính vì vậy để triệt tiêu hai loại nhiệt lượng đó người ta sử dụng nước làm mát của ô tô có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh ,giúp động cơ vận hành chính xác loại bỏ hai loại bỏ nhiệt lượng dư thừa. Điều đó là chắc chắn.Theo quy trình vận hành thì xe chạy khoảng 40.000 km đến 50.000 km thì chủ xe lên thay nước làm mát xe để đảm bảo vận hành an toàn của động cơ.Nếu là xe mới ,thay nước làm mát lần đầu thì chỉ cần 50.000km bạn mới nên thay nước làm mát mới. Với bình nước làm mát bạn nên đảm bảo bình nước phụ luôn đảm bảo ở giữa vị trí “MAX” và “MIN” kho động cơ đang nguội .Nếu mực nước ở bình phụ thấp hơn “MIN” nên bổ sung hoặc thay nước mới.
Cách Kiểm tra nước làm mát động cơ
Đổ nước làm mát động cơ
Trên đây là toàn bộ công việc bảo dưỡng định kỳ cho 1 chiếc xe ô tô. Đến với Trung tâm kỹ thuật ô tô Mỹ Đình THC xe ô tô của bạn sẽ được bảo dưỡng 1 cách chuyên nghiệp nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Chúng tôi là trung tâm bảo dưỡng thay dầu các dòng xe Toyota, Honda, Mazda, Hyundai, Kia, Ford, Mitsubish.
Để nhận được báo giá chi tiết và tư vấn kỹ thuật về bảo dưỡng định kỳ các dòng xe ô tô quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Email: otomydinhthc@gmail.com
Công Ty TNHH Ô Tô Mỹ Đình THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Xưởng dịch vụ 1: Số 587 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Xưởng dịch vụ 2: Số 589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website dịch vụ: www.otomydinhthc.com
Website phụ tùng: www.shopoto.com.vn
Youtube: https://youtu.be/hFCNQikE_MA
Fanpage: https://www.facebook.com/otomydinhTHC/?ti=as


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

Đặt lịch

icon

Hotline

icon

Hỗ trợ

icon

Tư vấn

icon

Bản đồ