Đối với người lái xe ô tô kinh nghiệm, hay chuyên lái xe taxi thì dịch vụ hàn, vá đèn xe ô tô hay phục hồi đèn xe ô tô không có gì xa lạ cả. Tuy nhiên đa số nhiều người chưa biết về vá đèn xe ô tô là như thế nào, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin cần biết về loại hình dịch vụ vô cùng hữu ích này.
Đèn xe ô tô là vị trí hay bị va chạm nhất trên xe ô tô, đặc biệt vị trí đèn hậu vì người lái xe không thể quan sát được vị trí này nên dễ bị va chạm gây ra nứt đèn, vỡ đèn. Ví trí đèn pha bị va chạm ít hơn nhưng khi tham gia giao thông bạn đã quan sát nhưng do vị trí đèn pha rất dễ bị va chạm phải nên việc vỡ, nứt đèn pha ô tô cũng xảy ra khá nhiều.
Việc nứt, vỡ hư hỏng đèn xe ô tô sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chiếu sáng của xe ô tô. Ngoài ra từ những vết nứt này thì nước sẽ chui vào trong đèn gây ra hấp hơi đèn rồi hỏng chóa đèn và chỉ thời gian ngắn là không thể sử dụng được.
Tuy nhiên nhiều xe ô tô các loại đèn có giá khá đắt, xe càng giá trị lớn hoặc xe sử dụng các công nghệ về đèn hiện đại như có đèn pha liếc afs, bi cầu, bóng đèn laser, hid … nên giá của đèn mới rất đắt. Việc thay mới đèn rất tốn chi phí mà không thay thì đèn sẽ hỏng và không sử dụng được.
Dịch vụ hàn, vá đèn xe ô tô sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí thay mới mà vẫn đảm bảo nước không vào trong đèn đồng thời đỡ mất thẩm mỹ do đèn bị nứt, vỡ.
Cách hàn, vá đèn xe ô tô bị nứt, vỡ
Cách để hàn, vá đèn xe ô tô được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tháo đèn ra, kiểm tra tình trạng hư hỏng của đèn. Xem đèn bị nứt, vỡ mặt đèn hay vỏ nhựa đèn của đèn. Lưu ý rằng nếu bị vỡ hoặc nứt phần chóa đèn, bi cầu … bên trong của đèn thì không thể hàn, vá lại được.
Bước 2: Lên phương án hàn, vá đèn. Đối với đèn hậu cần lên phương án cắt phần mặt đèn bị nứt, vỡ để khép miếng vật liệu mặt đèn khác vào ít lộ nhất. Đây là phương án thường làm với các loại đèn hậu. Còn đối ví trí nứt, vỡ ở vỏ nhựa đèn thì vá bằng nhựa đèn hoặc dùng keo chuyên dụng để hàn gắn lại. Đối với trường hợp bị ở mặt đèn pha thì dùng keo chuyên dụng hàn vá lại để tránh nước vào, nếu bị ở vị trí viền mặt đèn thì cắt ra và thay miếng vật liệu mặt đèn khác gắn vào. Ngoài ra đèn pha bị ở vị trí vỏ nhựa đèn thì làm tương tự như đèn hậu. Đối với các loại đèn phản quang, đèn gầm làm hoàn toàn tương tự.
Bước 3: Sau khi hàn, vá lại mặt đèn, vỏ đèn cần tiến hành làm đẹp. Đối với mặt đèn thì cần đánh bóng lại vị trí hàn, đối với vỏ đèn cần sơn lại theo màu nhựa đen của vỏ đèn. Ngoài ra đối với đèn hậu làm gây ra quá lộ vị trí hàn, vá thì nên dán thêm đen khói (dán phim cách nhiệt) cho cả 2 bên đèn để tạo thẩm mỹ cho đèn hậu.
Lưu ý: Đối với đèn bị vỡ mặt đèn pha hoặc vỡ mặt đèn hậu diện tích lớn sẽ phải thay mặt đèn mới hoặc làm lại mặt đèn.
Chi phí hàn, vá đèn ô tô bị nứt, vỡ
Chi phí hàn, vá đèn xe ô tô với loại đèn hậu dao động từ 400.000 đ đến 800.000 đ (tùy vào tình trạng hư hỏng của đèn)
Chi phí cắt làm lại đèn phản quang dao động từ 200.000 đ đến 300.000 đ
Chi phí hàn, vá lại mặt đèn pha với loại keo chết là từ 600.000 đ – 800.000 đ còn với loại keo thường là từ 400.000 đ – 600.000 đ
Chi phí hàn, vá vỏ đèn pha hoặc vỏ đèn hậu, đèn gầm là từ 200.000 đ – 300.000 đ
Chi phí làm lại mặt đèn pha là từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu .
Chi phí làm lại mặt đèn hậu từ 800.000 đ đến 1,2 triệu.
Chi phí này là trọn gói không phát sinh.