Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 12/02/2022

THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ

THÁO PHANH TRỐNG SAU

CẢNH BÁO:

Vì bụi bám vào phanh sau sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể người, nên phải dùng máy hút bụi để loại bỏ hết bụi. Không được dùng súng khí làm bụi bay tung toé.

Cấu tạo các chi tiết của hệ thống phanh trống sau:

  1. Nút bịt
  2. Chốt
  3. Tay đòn
  4. Lò xo hồi vị (phía dưới)
  5. Lò xo chốt hãm
  6. Vít xả khí
  7. Cu-pen pít tông
  8. Miếng giữ guốc phanh
  9. Cần bộ điều chỉnh
  10. Lò xo bộ điều chỉnh
  11. Lò xo hồi vị (Bên trên)
  12. Guốc (phía treo)
  13. Vỏ cao su Chắn bụi
  14. Lò xo
  15. Nút bịt
  16. Tấm đỡ sau
  17. Bộ điều chỉnh
  18. Guốc (phía chính)
  19. Vòng hãm
  20. Nắp
  21. Pít-tông
  22. Xy-lanh bánh xe

Quy trình tháo phanh trống sau:

Lưu ý:Bôi mỡ cao su, bôi polyglycol lẫn dầu nhờn.

•Không được nhấn bàn đạp phanh khi tháo trống phanh vì pít-tông có thể bị bật ra ngoài.

•Không được làm rơi các bộ phận đã tháo ra.

•Không được làm đổ hay để mỡ tràn lên trống phanh.

1.Tháo lốp xe.

2.Xả dầu phanh khi tháo hoặc tháo rời xy lanh bánh xe. Tham khảo BR-14, “Xả”.

3.Nhả phanh đỗ.

4.Tháo trống phanh.

CHÚ Ý:

Nếu trống phanh khó tháo, tháo theo cách sau.

Nhấn (hướng) cần bộ điều chỉnh bằng dây hoặc vật tương đương (A) từ lỗ nút bịt (lỗ nút bịt ở sườn xy-lanh bánh xe) trên tấm đỡ sau. Xoay khung cụm bộ điều chỉnh bằng dụng cụ điều chỉnh phanh (B) theo hướng làm hẹp khung để làm hẹp guốc phanh bị rộng.

5.Khi đẩy và xoay vòng hãm, kéo miếng giữ guốc phanh, và tháo vòng hãm và chốt.

LƯU Ý: Không được làm hỏng vỏ cao su chắn bụi xy-lanh bánh xe.

6.Tháo lò xo hồi vị (bên dưới) .

7.Ấn lò xo cáp sau ngược sức căng lò xo để tách cáp sau ra khỏi kẹp của cần vận hành, và tháo phần kéo (phía sau xe) của guốc phanh.

LƯU Ý:

•Không được bẻ cong cáp phanh đỗ.

•Không được làm hỏng vỏ cao su chắn bụi xy-lanh bánh xe.

•Không được làm rơi guốc phanh.

8.Tháo lò xo hồi vị (bên trên), bộ điều chỉnh, cần bộ điều chỉnh và lò xo bộ điều chỉnh .

9.Mở khớp nối của vòng hãm và tháo vòng hãm để tháo tay đòn ra khỏi chốt của guốc phanh.

10.Tháo xy-lanh bánh xe theo quy trình sau.

a.Nới lỏng đai ốc tuy-ô bằng cờ-lê đai ốc tuy-ô (A) và tách ống cứng phanh ra khỏi xy-lanh bánh xe .

b.Tháo các đai ốc gắn và xy-lanh bánh xe ra khỏi tấm đỡ sau.

11.Thực hiện kiểm tra sau khi tháo. Tham khảo BR-62, “Kiểm tra và Điều chỉnh”.

LẮP PHANH TRỐNG SAU

CẢNH BÁO:

Vì bụi bám vào phanh sau sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể người, nên phải dùng máy hút bụi để loại bỏ hết bụi. Không được dùng súng khí làm bụi bay tung toé.

LƯU Ý:

•Không được nhấn bàn đạp phanh khi tháo trống phanh vì pít-tông có thể bị bật ra ngoài.

•Không được làm rơi các bộ phận đã tháo ra.

•Không được làm đổ hay để mỡ tràn lên trống phanh.

Chú ý các mục sau và lắp theo trình tự ngược với lúc tháo.

•Lắp đòn khuỷu và vòng chặn chốt guốc phanh .

LƯU Ý:

Không được sử dụng lại vòng chặn.

•Sau khi lắp vòng chặn, đóng kín khớp nối của vòng chặn.

•Xác định sự chênh lệch giữa bánh trái và bánh phải khi lắp.

Phía trước xe

Bộ điều chỉnh Rãnh Chiều vít

Mặt trái Có Vít trái

Mặt phải Không Vít phải

•Làm ngắn bộ điều chỉnh bằng cách xoay nó.

•Bôi mỡ bôi cao su lên vít bộ điều chỉnh và bề mặt tiếp xúc giữa bộ điều chỉnh và guốc phanh.

•Bôi mỡ bôi cao su lên bề mặt tiếp xúc giữa tấm đỡ sau và guốc phanh.

•Lắp cụm guốc phanh để nó không làm hỏng xy-lanh bánh xe.

•Kiểm tra các thành phần bộ phận của cụm guốc phanh xem đã được lắp chính xác chưa.

•Kiểm tra bề mặt trượt guốc phanh và bề mặt phía trong trống phanh xem dính mỡ không. Lau sạch nếu có.

•Xả khí khi tháo hoặc tháo rời xy lanh bánh xe. Tham khảo BR-15, “Xả khí Hệ thống Phanh”. Không được để tạp chất (như bụi bẩn) và dầu mà không phải dầu phanh lọt vào bình chứa phụ.

•Điều chỉnh khoảng cách guốc phanh (hành trình cần phanh đỗ) sau khi lắp và xả khí. Tham khảo BR-62, “Kiểm tra và Điều chỉnh”.

THÁO RỜI PHANH TRỐNG SAU

1.Tháo vỏ cao su chắn bụi ra khỏi xy lanh bánh xe. Tham khảo BR-58, “Hình vẽ Chi tiết”.

2.Tháo pít-tông, cu-pen pít-tông và lò xo ra khỏi xy-lanh bánh xe.

LƯU Ý:

Kéo pít-tông ra khỏi xy-lanh bánh xe để tránh làm hỏng thành bên trong của xy-lanh bánh xe.

3.Tháo cu-pen pít-tông ra khỏi pít-tông.

4.Thực hiện kiểm tra sau khi tháo rời. Tham khảo BR-62, “Kiểm tra và Điều chỉnh”.

LẮP RÁP

1.Bôi polyglycol lẫn dầu nhờn lên cu-pen pít-tông và vỏ cao su chắn bụi .

2.Lắp cu-pen pít-tông và vỏ cao su chắn bụi lên pít-tông .

LƯU Ý:

•Không được nhầm hướng.

•Không sử dụng lại cu-pen pít-tông và vỏ cao su chắn bụi.

3.Bôi mỡ bôi cao su lên bên ngoài pít-tông.

4.Bôi polyglycol lẫn chất bôi trơn lên pít-tông và thành bên trong của xy-lanh bánh xe, sau đó lắp lò xo và pít-tông vào xy-lanh bánh xe.

LƯU Ý:

Không được làm hỏng thành trong của xy-lanh bánh xe.

5.Lắp vỏ cao su chắn bụi lên xy-lanh bánh xe.

6.Thực hiện kiểm tra sau lắp ráp. Tham khảo BR-62, “Kiểm tra và Điều chỉnh”.

KIỂM TRA SAU KHI THÁO PHANH TRỐNG SAU

Kiểm tra các bộ phận sau và thay nếu cần thiết.

•Kiểm tra má phanh xem có bị mòn quá không, bị hỏng và nứt không.

•Kiểm tra bề mặt trượt của guốc phanh xem bị mòn quá hay hỏng không.

•Kiểm tra xem lò xo bị cặn, mòn quá, bị hỏng hay gỉ không.

•Kiểm tra bộ điều chỉnh chạy êm không và kiểm tra xem nó bị mòn quá, bị hỏng hay gỉ không.

•Kiểm tra tấm đỡ sau xem bị hỏng, nứt và biến dạng không.

•Kiểm tra xem xy-lanh bánh xe bị nứt, hỏng hay dầu phanh rò rỉ không.

•Dùng cặp thước kẹp kiểm tra xem trống phanh bị mòn quá, nứt hay hỏng không.

•Kiểm tra các bộ phận ở trống phanh xem có bị mòn quá, bị hỏng và gỉ không.

Kiểm tra các bộ phận sau và thay nếu cần thiết.

•Kiểm tra xem thành trong của xy-lanh bánh xe xem bị mòn, nứt và hỏng không.

•Kiểm tra pít-tông xem bị mòn và hư hỏng quá mức không.

KIỂM TRA SAU KHI LẮP RÁP PHANH TRỐNG SAU

Kiểm tra xem pít-tông di chuyển êm không.

1.Kiểm tra các thành phần bộ phận của cụm phanh trống xem đã được lắp chính xác chưa.

2.Xoay trống phanh và kiểm tra để không dính phanh. Thực hiện quy trình sau nếu cần.

3.Tháo guốc phanh. Tham khảo BR-58, “Tháo và Lắp”.

4.Đẩy pít-tông.

LƯU Ý:

Đẩy đồng thời cả hai bên pít-tông.

5.Lắp guốc phanh. Tham khảo BR-58, “Tháo và Lắp”.

6.Điều chỉnh khoảng cách guốc phanh (hành trình cần phanh đỗ).

7.Kiểm tra lại dính phanh trống sau. Nếu phát hiện dính phanh, tháo rời thân xy lanh và thay nếu cần.

8.Làm bóng bề mặt tiếp xúc của má phanh và trống phanh sau khi sửa và thay thế má phanh, trống phanh hoặc nếu phanh không ăn trên quãng đường ngắn.

ĐIỀU CHỈNH SAU KHI LẮP PHANH TRỐNG SAU

Điều chỉnh khoảng cách guốc phanh (hành trình bàn đạp phanh đỗ hoặc hành trình cần phanh đỗ).

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường