Biển báo giao thông là gì?
Hiện nay nước ta có rất nhiều các phương tiện giao thông và mật độ giao thông ở các đô thị là rất lớn, và việc vi phạm giao thông là vấn đề mà ở đâu cũng có tuy nhiên ở đại đa số các đô thị lớn nơi có mật độ giao thông cao thì lại xảy ra rất nhiều. Và nguyên nhân chủ yếu là do tính chủ qua của đại đa số người điều khiển giao thông cũng như là sự chống đối trước các tính hiệu cũng như biển chỉ dân ngoài ra cũng do sự thiếu hiểu biết về các tín hiệu cũng như biển chỉ dẫn giao thông mà ra.
Biển báo giao thông là những tấm biển được cắm hoặc treo ở trên đường đi. Chúng được đặt tại các vị trí quan trọng trên đường để thông báo cho người tham gia giao thông về những điều cần biết để đảm bảo an toàn và trật tự trên đường. Các biển báo giao thông được thiết kế với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau để phân biệt các loại biển và giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết.
Các loại biển báo giao thông
Luật giao thông đường bộ quy định và chi làm 7 loại biển chính:
- Biển cấm (66 biển )
- Biển cảnh báo (64 biển)
- Biển hiệu lệnh (18 biển)
- Biển chỉ dẫn (87 biển)
- Biển phụ (21 biển)
- Biển báo trên đường cao tốc (63 biển)
- Biển báo GSM (51 biển)
Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ xoay quanh các loại biển mà xe ô tô nên chú ý.
Biển cấm
Biển cấm đi ngược chiều
Là biển cấm các loại phương tiện đi vào đường 1 chiều hoặc đi vào chiều ngược lại của đường 2 chiều.
Nhận biết: biển hình tròn đỏ có dấu gạch ngang màu trắng ở giữa, thường đặt ở đầu đường
Mức Xử phạt: 4-6tr tước bằng 2-4 tháng
Biển cấm dừng, đỗ
Là biển cấm các phương tiện dừng hoặc đỗ trên con đường cắm biển có thể đặt ở đầu đường hoặc giữa đường
Nhận biết: biển hình tròn viền đỏ nền xanh cấm dừng đỗ thì có dấu X đỏ ở giữa nền còn cấm dừng thì có dấu gạch chéo màu đỏ ở giữa nền
Mức xử phạt: 300-600 nghìn đồng
Biển cấm ô tô
Là biển cấm tất cả các loại ô tô đi vào đường có biển cấm
Nhận biết: biển hình tròn có viền đỏ nền trắng ở giữa có hình ô tô và dấu gạch chéo
Mức xử phạt: từ 1tr-2tr tước bằng 4-6 tháng
Biển cấm rẽ cấm quay đầu
Là biển cấm các phương tiện rẽ trái hoặc phải hoặc quay đầu
Nhận biết: biển hình tròn có viền đỏ nền trắng ở giữa có hình mũi tên tùy thuộc vào rẽ hướng nào và có dấu gạch chéo màu đỏ từ trái qua phải
Mức xử phạt: từ 800-1tr
Biển cấm taxi
Là biển cấm các phương tiện dịch vụ vận chuyển khách ra vào khu phố bị cấm thường là những khu phố dành cho người đi bộ, bến xe, bệnh viện, trường học.
Nhận biết: tương tự như biển cấm ô tô nhưng thêm logo taxi trên đầu kí hiệu ô tô.
Mức xử phạt: 2-3tr tước bằng 1-3 tháng
Biển báo tốc độ
Là một trong những lỗi vi phạm nhiều nhất bởi tính chủ quan của nhiều lái xe vừa không đảm bảo an toàn cho bản thân vừa không đảm bảo an toàn cho người đi đường. Lỗi này thường được vị phạm trên các tuyến quốc lộ, cao tốc.
Nhận biết: biển có thiết kế hình tròn viền đỏ nền trắng ở giữa có số tương ứng cho tốc độ tối đa cho phép
Mức xử phạt: từ 800-12tr tùy vào mức độ vi phạm tước bằng từ 2-4 tháng
Biển cảnh báo
Là biển báo dùng trong giao thông nó truyền tải đến cho người điều khiển về quãng đường phía trước đang có vấn đề gì hoặc xảy ra nhiều vấn đề gì đó không may mắn qua đó nhắc nhở tài xế nên đi đúng tốc độ quy định chú ý quan sát để tránh những điều không may mắn xảy ra
Biển cảnh báo được thiết kế hình tam giác với gam màu chủ đạo là đỏ của viền ,vàng của nền, đen của trung tâm
- Một số biển cảnh báo thông dụng hay gặp phải mà tài xế cần chú ý: biển báo giao nhau, trẻ em, người đi bộ, giao với đường sắt…
Biển hiệu lệnh
Đây là biển có vai trò thông báo chỉ dẫn cho người tham gia giao thông cần tuân thủ, biển được thiết kế hình tròn màu xanh nước biển không viền hình vẽ bên trong màu trắng.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về quy định, điều luật an toàn giao thông. Ngoài hiểu biết các quy định dành cho người điều khiển phương tiện, việc nắm rõ các quy định dành cho người đi bộ cũng là điều hết sức quan trọng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cập nhật cho bạn những thông tin về “Các loại biển báo hiệu lệnh dành cho người đi bộ”.
1. Biển R.305 “đường dành cho người đi bộ”
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định: biển R.305 dùng để báo hiệu phần đường dành cho người đi bộ. Biển có đặc điểm:
- Hình tròn, nền xanh, ở chính giữa có biểu tượng người đi bộ màu trắng.
- Biển có độ dày 1,5mm, được gắn với với cột dài 3m, ống dày 1,4mm. Trên thân cột được sơn những phần đỏ – trắng xen kẽ.
(hình minh hoạ)
Lưu ý: Biển R.305 cấm các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định cũng không được phép đi vào phần đường đã đặt biển này. Trường hợp đi cắt ngang qua phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi bộ.
2. Biển W.224 “đường người đi bộ cắt ngang”
Để báo hiệu đoạn đường phía trước sắp có đường dành cho người đi bộ, phải lắp biển báo W.224 “đường người đi bộ cắt ngang”. Biển có đặc điểm sau:
- Biển có hình tam giác, viền màu đỏ, nền vàng. Ở chính giữa là biểu tượng người đi ngang đường màu đen.
(hình minh họa)
Lưu ý: Khi gặp biển này, các phương tiện cần phải giảm tốc, nhường đường ưu tiên cho người sang đường và chỉ được chạy khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Tại các nơi nội thành, nơi có người qua lại đông đúc thì phần đường người đi bộ cắt ngang phải được sươn vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
Biển báo này chỉ cần đặt tại các đoạn đường qua khu đông dân cư khi người tham gia giao thông khó thấy được phần đường sang ngang của người đi bộ, tốc độ hạn chế tối đa trên 50 km/h hoặc tại vị trí này không có hệ thống đèn điều khiển giao thông theo cách khác
3. Biển I.423(a,b) “vị trí người đi bộ sang ngang”
Biển I.423(a,b) “vị trí người đi bộ sang ngang” được dùng để chỉ dẫn vị trí dành cho người đi bộ sang ngang. Biển được sử dụng ở các đoạn đường được phép sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Biển có dấu hiệu nhận biết sau:
- Biển có hình vuông, nền xanh, bên trong là hình tam giác trắng và kí hiệu người sang đường.
(hình ảnh minh họa)
Lưu ý: Gặp biển này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
Nếu đã có vạch sơn kẻ đường cho người đi bộ, hoặc ở trước vị trí người đi bộ sang đường đã cắm biển số W.224 hoặc biển số R.305 thì việc cắm biển số I.423 (a,b) là không cần thiết.
Biển báo chỉ dẫn số 423 có các kích thước khác nhau tùy theo từng loại đường. Cụ thể:
- Đường cao tốc và đường ngoài đô thị: 1200x1200mm.
- Đường thông thường: 900x900mm.
- Đường đô thị: 600x600mm.
4. Biển I.423c “điểm bắt đầu đường đi bộ”
Biển báo bắt đầu đường đi bộ được kí hiệu là I.423c. Biển báo này được sử dụng để thông báo cho người đi bộ và người lái xe biết nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ. Những đặc điểm của biển I.423c là:
- Biển có hình chữ nhật, nền xanh, bên trong có hình vuông nền trắng và kí hiệu hai người đi bộ.
(hình minh họa)
Lưu ý: Biển I.423c phải được đặt ở vị trí cách vị trí người đi bộ sang ngang ít nhất 10m. Biển phải được đặt ở phía bên phải đường, đối diện với người đi bộ. Không đặt biển này tại vị trí đường người đi bộ cắt ngang.
5. Biển số I.424 (a,b) ” cầu vượt bắc qua dành cho người đi bộ”
Biển số I.424 (a,b) có ý nghĩa là phần đường dành cho người đi bộ khi đi qua cầu vượt và nó được đặt để chỉ dẫn người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Hướng đi của người đi bộ sẽ quyết định loại biển báo I.424a hoặc I.424b được sử dụng. Nếu người đi bộ sang đường từ bên trái sang bên phải thì sử dụng biển I.424a, nếu người đi bộ sang đường từ bên phải sang bên trái thì sử dụng biển I.424b. Biển có các đặc điểm sau:
- Biển có hình vuông, nền xanh, viền trắng. Ở giữa là kí hiệu người đi lên cầu thang.
(hình ảnh minh họa)
Nếu người đi bộ có thể nhận biết cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ một cách dễ dàng, thì việc đặt biển I.424(a,b) là không cần thiết.
Việc đặt biển này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ: Cầu vượt giúp người đi bộ qua đường an toàn và nhanh chóng, không phải mất thời gian chờ đợi đèn xanh.
6. Biển I.424(c,d) “hầm chui qua đường cho người đi bộ”
Để báo hiệu hầm chui qua đường cho người đi bộ, ta sẽ đặt biển báo I.424(a,b). Tùy vào trường hợp người đi bộ đi hướng nào mà quyết đinh đặt biển I.4242(a) hoặc I.424(b) cho phù hợp. Biển có các đặc điểm sau:
- Biển có hình vuông, nền xanh, viền trắng. Bên trong là kí hiệu người đi xuống cầu thang.
(hình ảnh minh họa)
Biển báo này đem lại lợi ích cho người đi bộ, giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết hầm chui để sử dụng, từ đó tránh việc băng qua đường ở những nơi đông đúc, nguy hiểm, tiềm ẩn tai nạn giao thông.
7. Biển P.112 “cấm người đi bộ”
Người đi bộ cần đặc biệt lưu ý biển P.112 “cấm người đi bộ”. Biển P.112 có ý nghĩa cấm người đi bộ qua lại ở đoạn đường có cắm biển báo. Biển báo này được đặt tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao, hoặc các khu vực không phù hợp để người đi bộ qua đường. Biển có các đặc điểm sau:
- Hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ. Ở giữa là hình vẽ người đi bộ và có đường gạch chéo màu đỏ.
(hình ảnh minh họa)
Biển báo cấm người đi bộ có hiệu lực trên tất cả các làn đường, trừ các làn đường người đi bộ được phép qua lại theo biển báo.
Biển được đặt ở vị trí trên đường cần cấm, sau biển là phần đường cấm người đi bộ đi lại.
Theo Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, có quy định:
Nếu đi vào phần đường bị cấm, người đi bộ có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Nhìn chung, biển cấm người đi bộ là một loại biển báo giao thông quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Tóm lại, biển hiệu lệnh là một phần quan trọng của hệ thống giao thông, góp phần đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Người tham gia giao thông cần nắm rõ ý nghĩa của các loại biển báo này để đảm tuân thủ đúng quy định về luật an toàn giao thông.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại biển báo hiệu lệnh dành cho người đi bộ. Hãy chia sẻ bài viết này đến với mọi người để cùng nhau nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn giao thông.
Biển chỉ dẫn
Biển này có vai trò giúp cho người diêud khiển giao thông dễ dàng hơn khi không biết đường. Biển được thiết kế hình chữ nhật màu xanh không viền hình bên trong màu trắng, tùy loại có nền xanh khung trắng hình bên trong màu đen.
Biển phụ
Là biển giúp cho người điểu khiển đi đúng làn đường của mình biết được mốc km đang đi và sắp tới.
Biển báo trên cao tốc
Là biển dành riêng cho ô tô được thiết kế màu hình chữ nhật có nền xanh lá viền trắng hình hoặc chữ viết màu thắng. Tuy nhiên một vài trường hợp biển được thiết kế màu xanh dương hoặc vàng