Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Hiện tượng kẹt piston & Các hư hỏng phổ biến của piston

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 10/12/2023

Hiện tượng kẹt piston & Các hư hỏng phổ biến của piston

Các hư hỏng phổ biến của piston

Piston bị mài mòn:

Một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng piston là quá trình mài mòn. Quá trình hoạt động liên tục, áp suất và nhiệt độ cao trong xi lanh có thể gây ra mài mòn dần dần trên bề mặt piston. Mài mòn có thể làm giảm độ kín khí, làm tăng lượng dầu nhớt tiêu thụ và làm giảm hiệu suất của động cơ.

hu-hong-cua-piston

Piston bị tích tụ cặn bẩn:

Các tạp chất và cặn bẩn có thể tích tụ và bám vào bề mặt piston. Đây có thể là do chất lượng nhiên liệu không tốt hoặc quá trình đốt cháy không hoàn hảo. Tích tụ cặn bẩn có thể làm tăng mài mòn và gây ra hư hỏng piston, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất của nó.

Piston chịu nhiệt độ quá cao:

Nhiệt độ cao trong xi lanh có thể gây ra biến dạng và nứt piston. Điều này có thể xảy ra do quá trình đốt cháy không đồng đều, bị rò rỉ nhiệt , quá tải động cơ hoặc hệ thống làm mát không hoạt động đúng cách.. Nhiệt độ quá cao cũng có thể làm mất tính chất của vật liệu piston và làm giảm độ bền và độ chịu nhiệt của nó.

Piston bị áp lực quá lớn:

Áp suất quá lớn trong xi lanh có thể gây ra biến dạng và nứt piston. Điều này có thể xảy ra do tăng áp suất đốt cháy, dẫn đến tải cao. Áp lực quá lớn cũng có thể làm mất độ kín khí và gây ra suy giảm hiệu suất động cơ.

Lắp đặt không chính xác:

Việc lắp đặt piston không chính xác có thể dẫn đến hư hỏng. Nếu piston không được lắp đúng vị trí hoặc không được căn chỉnh đúng trong xi lanh, nó có thể bị va chạm với xu páp, hoặc các bộ phận khác, gây ra hư hỏng và làm giảm tuổi thọ của piston.

Piston bị mất lớp phủ bề mặt:

Nếu lớp phủ bề mặt của piston bị mất đi do mài mòn hoặc hóa chất, nó có thể làm giảm độ bền và khả năng chống mài mòn của piston. Lớp phủ bề mặt bị hư hỏng có thể làm tăng ma sát và gây ra hư hỏng piston.

Hiện tượng xe ô tô bị kẹt piston

Nguyen-nhan-xe-o-to-bi-ket-piston

+ Lực ngang

+ Lực khí thể

+ Kim loại giãn nỡ

+ Nhiệt độ buồng đốt thay đổi đột ngột như bị thủy kích

+ Quá nhiều bụi bẩn trong buồng đốt

+ Xéc măng quá mòn hoặc bị cong vênh

+ Không đủ dầu bôi trơn, không thay dầu định kỳ

+ Động cơ bị quá nhiệt

Do những nguyên nhân trên piston thường bị bó kẹt theo phương tâm chốt piston. Đối với piston bằng hợp kim nhôm, hệ số giãn nó dài lớn nên càng dễ xảy ra bó kẹt.

Cách sửa chữa hiện tượng xe ô tô bị kẹt piston

Nguyen-nhan-va-cach-sua-chua-khi-xe-o-to-bi-ket-piston

Khắc phục bằng chế tạo các loại piston hạn chế bởi các nhược điểm

+ Chế tạo thân piston có dạng ô van, trục ngắn trùng với tâm chốt

+ Tiện vát 2 mặt ở bệ chốt chỉ để lại một cung = 90 độ – 100 độ để chịu lực mà không ảnh hưởng nhiều đến phân bố lực

+ Xẻ rãnh giãn nở trên thân piston. Khi xẻ rãnh người ta không xử hết để bảo đảm độ cứng vững cần thiết và thường xẻ chéo để tránh cho xy lanh bị gồ xước. Khi lắp phải chú ý để bề mặt thân xẻ rãnh về phía lực ngang N nhỏ. Loại piston này có ưu điểm là khe hỗ lúc nguội nhỏ, động cơ không bị gõ, khởi động dễ dàng, Nhưng khi xẻ rãnh, độ cứng vững của piston giảm nên phương pháp này chỉ dùng ở động có xăng

+ Đúc hợp kim có độ giãn nở dài nhỏ (ví dụ, hộp kim inva có hệ số giãn nở dài chỉ bằng 1/10 của họp kim nhôm) vào bệ chốt piston hạn chế giảm nhỏ thân theo phương vuông góc với tâm chốt

– Chân piston là một kết cấu điển hình của chân piston. Theo kết cấu này, thân có vành đai để tăng độ cứng vững. Mặt trụ a cùng với mặt đầu chân piston là chuẩn công nghệ khi gia công và là nói điều chỉnh trọng lượng của pision sao cho đồng đều giữa các xylanh. Độ sai lệch về trọng lượng đối với động cơ ô tô máy kéo không quá lớn.

Cách sửa chữa ô tô bị kẹt piston

Đối với xe ô tô bị kẹt piston đa số phải đại tu lại máy hay còn gọi là đại tu động cơ

Đối với trường hợp hư hỏng nhẹ không bị mài mòn quá tiêu chuẩn cho phép thì không cần phải lên cos

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị mài mòn lớn cần lên cos xéc măng, đóng nóng theo quả piston

Cách phòng tránh hư hỏng của piston

Để tránh hư hỏng piston, quan trọng để bảo trì định kỳ và bảo dưỡng động cơ. Điều này bao gồm sử dụng nhiên liệu và dầu nhớt chất lượng tốt, thực hiện lịch trình thay dầu đúng và kiểm tra định kỳ các bộ phận quan trọng trong động cơ. Ngoài ra, lưu ý đảm bảo lắp đặt và vận hành đúng cách để tránh hư hỏng piston do các yếu tố không mong muốn.

Một điều cũng rất quan trọng để giảm hư hỏng của piston đó là thay thế phụ tùng chính hãng hoặc các phụ tùng có chất lượng đảm bảo. Vì bộ phận này nếu hư hỏng sẽ gây hư hỏng cho nhiều phụ tùng khác như xéc măng, nòng, lốc máy, bạc biên …

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags, Chuyên mục

Sửa chữa động cơ (115)

Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường