Bơm cao áp ô tô là gì?
Bơm cao áp ô tô là bộ phận quan trọng không thể thiếu được sử dụng riêng cho động cơ diesel.
Dầu sau khi lọc từ bình chứa nhiên liệu được bơm cao áp phân phối, bơm dầu áp suất cao đến các kim phun nhiên liệu để xe có thể hoạt động với công suất cao để đảm bảo lượng dầu được bơm vào buồng cháy có độ tơi cao, sẵn sàng cho quá trình nén nổ tốt.
Ngoài ra, bơm còn có tác dụng điều chỉnh lượng dầu bơm vào xi lanh đúng thời điểm, nhằm tối ưu lượng nhiên liệu và giảm khí thải ra môi trường.
Các loại bơm cao áp trên ô tô?
Phân loại theo cấu tạo bơm cao áp được chia thành 5 loại sau:
1. Bơm cao áp ô tô vạn năng (Plunger)
Bơm được ký hiệu bằng các chữ cái: CW, M P, MW,… thường được sử dụng trên động cơ V-2 hoặc D-6. Đây là một loại bơm đc sử dụng phổ biến hiện nay.
Cấu tạo: Piston, xy lanh và van cao cấp
Piston loại này được điều khiển bởi trục cam được dần động từ trục khuỷu. Xy lanh và thân bơm được bố trí thành 1 hoặc 2 dãy chéo nhau tạo thành hình chữ “V”.
Ưu điểm Bơm cao áp ô tô vạn năng (Plunger)
- Tính đa dụng cao, sử dụng được cho các động cơ với nhiều chỉ số công suất khác nhau
- Có thể đặt thêm xy lanh và piston với đường kính khác nhau (có cùng hình trình piston)
- Thay đổi được đầu trục cam và thứ tự hoạt động của xy lanh
- Giá thành rẻ
Nhược điểm Bơm cao áp ô tô vạn năng (Plunger)
- Trọng lượng, kích thước bơm lớn
- Độ chính xác trong thời điểm và lưu lượng phun nhiên liệu không đều ở các xy lanh
2. Bơm cao áp vòi phun kết hợp
Trong đó lại được chia thành 2 loại vòi phun kết hợp khác nhau:
- Vòi phun kết hợp ( trong tiếng anh là: Unit Injector System)
- Thiết kế liền khối với vòi phun nằm ở trên nắp máy
Bơm cao áp loại này thường được sử dụng cho động cơ 2 kỳ và các dòng xe tải hạng nặng.
Ưu điểm Bơm cao áp vòi phun kết hợp
- Có áp suất vòi phun cao và lớn nhất trong các loại bơm cao áp, quá trình phun nhanh chóng
- Giảm thể tích nhiên liệu nén
- Loại bỏ được tình trạng sóng áp suất giao động
Nhược điểm Bơm cao áp vòi phun kết hợp
- Kích thước và trọng lượng lớn, lắp ráp khó
- Giá cao
- Khó khăn khi muốn điều chỉnh trong quá trình sử dụng
3. Bơm cao áp PE
Các dòng xe thường sử dụng bơm PE như: ô tô tải, xe chuyên dụng hạng nặng,…
Bơm có cấu tạo các nhanh bơm cao áp nhỏ như nhau đặt song song, được điều khiển bởi trục cam. Quá trình làm việc được chia thành 3 giai đoạn: Nạp, bơm và kết thúc bơm
Ưu điểm Bơm cao áp PE
- Sử dụng cho động cơ với chỉ số công suất có thể thay đổi
- Giá thành thấp
- Bơm cao áp PE có thể thay đổi đầu trục cam
Nhược điểm Bơm cao áp PE
- Khó khăn trong việc chế tạo vì bơm cao áp loại này có kích thước lớn
- Thời điểm và lưu lượng phun không đều
4. Bơm cao áp ô tô VE
Bơm cao áp này còn có tên gọi là bơm cao áp phân phối
Cấu tạo của bơm gồm có: 1 cặp piston, xi lanh phân phối nhiên liệu cho các xi lanh động cơ. Đĩa cam sẽ chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của piston.
Ưu điểm Bơm cao áp ô tô VE
- Kích thước bơm nhỏ gọn
- Lượng nhiên liệu được phân phối đều và thời điểm phun chính xác
Nhược điểm Bơm cao áp ô tô VE
- Bởi vì có kích thước nhỏ gọn nên loại bơm này có cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn.
- Sửa chữa, bảo dưỡng khó khăn và chi phí đắt hơn các loại bơm cao áp khác.
5. Bơm cao áp PF
Đây là loại bơm cao áp riêng biệt, mỗi 1 bơm sẽ đảm nhận việc bơm nhiên liệu đến 1 xi lanh duy nhất. Số lượng bơm bằng với số xi lanh có trên động cơ xe.
Cấu tạo bơm rất đơn giản gồm 2 chi tiết: Piston và xi lanh
Ưu điểm Bơm cao áp PF
- Bảo dưỡng dễ dàng
- Giá thành bơm thấp
Nhược điểm Bơm cao áp PF
- Bơm phân phối nhiên liệu không đồng đều giữa các xi lanh
- Hiệu quả bơm thấp
- Trên đây là các loại bơm cao áp chính, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng cân nhắc chọn loại xe sử dụng bơm cao áp phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình