Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Các thuật ngữ về nghành “Kỹ thuật ô tô”

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 29/06/2021

Các thuật ngữ về nghành “Kỹ thuật ô tô”

1. Các thuật ngữ liên quan đến tính năng chuyển động của xe ô tô

– Xe bị rồ ga: hiện tượng: xe bị chồm về phía trước và sau. Nguyên nhân: xe tăng tốc và giảm tốc thường xuyên và không thích hợp, thậm chí lái xe giữ áp lực không đổi trên bàn đạp ga.

– Hiện tượng “ì” là hiện tượng tốc độ xe không tăng ngay lập tức sau khi đạp chân ga trong quá trình khởi hành và tăng tốc. Nguyên nhân: động cơ điều chỉnh không đúng, dùng nhiên liệu cấp thấp hay khi nhiệt độ bên ngoài thấp.

– Hiện tượng nghẹt và sặc: Hiện tượng nghẹt là khoảng thời gian xảy ra tăng tốc kém ngắn, hay đột ngột. Hiện tượng sặc là nếu vấn đề tăng tốc kéo dài hơn, ngưng dần dần. Nguyên nhân giống như ì.

– Hiện tượng chết máy đó là hiện tượng khi động cơ ngừng hoạt động, hoặc là chết máy khi chuyển động hay chạy không tải.

– Khởi động lạn là việc khởi động động cơ còn nguội (bằng với nhiệt độ không khí xung quanh) (khoảng thời gian cần thiết từ khi môtơ khởi động bắt đầu quay cho đến khi động cơ nổ).

– Khởi động lại là việc khởi động lại động cơ trong khi nó vẫn còn ấm sau khi lái xe và tắt động cơ (khoảng thời gian cần thiết từ khi môtơ khởi động quay đến khi động cơ nổ).

2. Các thuật ngữ liên quan đến động cơ ô tô

– Tiếng gõ bạc: những âm thanh lạch cạch tạo ra do trục khuỷu hay thanh truyền. Nó dễ xảy ra nếu khe hở dầu trong bạc quá lớn.

– Kích nổ: xảy ra do sự lan truyền ngọn lửa ra toàn bộ không khí – nhiên liệu bị nổ quá nhanh. Nó tạo ra sóng va đập có thể gây nên tiếng gõ trong động cơ hay hư hỏng trong động cơ. Ngược với cháy trước, kích nổ xảy ra sau khi bugi đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu.

– Đóng băng: tạo thành băng trong chế hòa khí. Hơi nước trong khí nạp bị làm lạnh bởi nhiệt bay hơi của xăng và đóng băng xung quanh bướm ga, hay tuyết xâm nhập và khoang động cơ dính vào các chi tiết vận hành trong chế hòa khí như các thanh dẫn động. Sau khi tuyết hay băng tan đi, nó lại bị đóng băng lại làm cho động cơ chạy không êm và làm cho các thanh dẫn động không hoạt động, do đó làm cho xe không thể chạy êm được.

– Bỏ máy: đây là trạng thái hỗn hợp không khí – nhiên liệu trong buồng cháy không cháy hoàn toàn.

– Quá tốc độ: động cơ chạy tại một tốc độ vượt quá tốc độ cho phép của động cơ đó (vùng đỏ trong bảng táplô) > động cơ xe hỏng.

– Ngộp xăng: động cơ chết máy khi nhiệt độ trong khoang động cơ cao, mà cho xăng bên trong buồng phao của chế hòa khí sôi và lọt vào trong đường ống nạp, làm cho hỗn hợp quá đậm.

– Cháy trước: cháy trước nghĩa là hỗn hợp không khí – nhiên liệu bắt đầu cháy trước khi bugi có thể đốt cháy nó.

– Tiếng gõ pittong: xảy ra do áp suất không khí của sự cháy và lực quán tính của chuyển động tịnh tiến của pittong … tạo ra áp lực ngang và làm cho pittong đập vào thành xylanh. Điều này dễ xảy ra nếu khe hở giữa pittong và thành xylanh quá lớn.

– Dồn xupáp: đây là một loại cộng hưởng và xảy ra khi tần số tự nhiên của lò xo xupáp trùng với tần số tác dụng lên nó do chuyển động của trục cam. Dồn xupáp thường gây nên do động cơ chạy quá nhanh. Nó có thể gây nên thời điểm đóng mở xupáp không đúng và thậm chí có thể làm hỏng pittong và xupáp.

3. Các thuật ngữ liên quan đến tính ổn định và điều khiển lái xe ô tô

– Tính ổn định: là khả năng của xe để giữ đúng hướng khi không quay vành tay lái, như trong quá trình chạy thẳng hay khi lái xe trong vòng cua bình thường

– Tính điều khiển: là khả năng thay đổi làn đường hay quay vòng, và cũng như độ nhạy với tình huống trên.

– Lái cầu: đó là sự thay đổi về hướng của cầu hay bánh xe do sự lắc ngang của thân xe, khi quay vành tay lái.

– Lái theo: nếu lực bên ngoài tác dụng lên điểm tiếp xúc giữa lốp và mặt đường các bộ phận của hệ thống treo (chủ yếu là các bạc cao su) bị cong hay xoắn. Những sự thay đổi này gây nên sự thay đổi về góc đặt bánh xe, kết quả là các lốp quay như như thể đã được quay bởi chính vành tay lái. Đó gọi là lái theo.

– Dội tay lái: khi lái xe trên đường nhấp nhô hay có ổ gà, có một sự va đập truyền đến vành tay lái và nó có tác dụng theo hướng chu vi của nó.

– Lái quá: hiện tượng này là khi xe được quay vòng với một góc cố định nhưng bán kính quay vòng bị giảm do sự tăng tốc độ xe.

– Lái thiếu: hiện tượng này là khi xe được quay vòng với một góc cố định nhưng bán kính quay vòng bị tăng do tăng tốc độ xe.

– Chúi hướng: khi xe có xu hướng đi về hướng đi về phía bên trong của đường cua nếu bất ngời nhả chân ga trong khi đang lái xe quanh vòng cua. Hiện tượng này dễ xảy ra trên xe có cầu trước chủ động.

– Lắc: là hiện tượng khi xe lắc quanh đường đi và cho dù có quay vành tay lái như thế nào đi nữa.

4. Các thuật ngữ về phanh ô tô

– Yếu phanh: khi lái xe xuống dốc dài hay khi phanh thường xuyên, kết quả là giảm dần lực phanh được gọi là “yếu phanh”. Nếu phanh thường xuyên, má phanh trở nên nóng và tạo khí, gây nên hiệu số ma sát giảm và sự yếu lực phanh xảy ra.

– Khóa hơi: đó là khi nhiệt của ma sát trong quá trình phanh được truyền đến dầu phanh, gây nên hiện tượng sôi và tạo thành bọt khí. Kết quả là lực phanh kém gọi là “khóa hơi”. Khi nhấn bàn đạp phanh, bọt khí sẽ nén lại, làm cho áp suất thủy lực đến xylanh phanh bánh xe bị giảm.

– Yếu phanh do nước: khi lái xe dưới trời mưa hay qua vũng nước, bề mặt ma sát của phanh có thể bị bao phủ bởi nước, kết quả là tạm thời mất lực phanh. Hiện tượng này được gọi là “yếu phanh do nước”. Vấn đề này đặc biệt thông dụng đối với phanh trống.

– Nứt do oxy hóa: thông thường, nếu cao su để trong không khí trong khoảng thời gian dài, nó sẽ bị nứt. Hiện tượng này được gọi là “nứt oxy hóa”. Nó có thể thấy ở gioăng cửa của xe cũ.

– Trầy xước: khi dầu bôi trơn các bề mặt của các chi tiết trong động cơ… bị biến chất do thời gian, hay do dùng không đúng dầu, nhiệt của ma sát tăng lên gây nên hiện tượng dính và kẹt cứng các bề mặt ma sát này. Trầy xước là các thuật ngữ dùng để mô tả những hư hỏng gây nên bởi hiện tượng này.

– Kẹt: đây là hiện tượng gây ra bởi xước, khi các chi tiết bị kẹt, nó sẽ không thể chuyển động được

– Tiếng rít gạt nước: nó xảy ra khi có sự thay đổi cục bộ về ma sát giữa kính gây nên sự rung động khi gạt nước hoạt động. Cùng lúc đó, nó thường kèm theo tiếng ồn. Rung động này làm cho không gạt được nước tạo nên tầm nhìn không tốt. Điều này xảy ra thường xuyên với xe khi sắp đánh bóng mà được bôi trên nóc xe chảy xuống kính chắn gió và bám ở đó. Thông thường, nó xảy ra thường xuyên hơn khi có mưa nhỏ và kính chắn gió gần khô so với mưa nặng hạt. Nó cũng thường xảy ra khi tốc độ gạt nước chậm hơn là khi tốc độ cao.

Đánh giá

Trung bình: 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags, Chuyên mục

Tư vấn kỹ thuật (52)

Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường