An toàn giao thông là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, và các thiết bị an toàn trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lái và hành khách. Trong số các thiết bị này, dây đai an toàn nổi bật với tầm quan trọng của mình. Bài viết sẽ đề cập đến lịch sử, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tiêu chuẩn an toàn, ưu nhược điểm của dây đai an toàn ô tô.
Lịch Sử và Phát Triển Dây đai an toàn
Dây đai an toàn không chỉ là một phát minh hiệu quả mà còn là kết quả của sự phát triển và cải tiến liên tục qua nhiều giai đoạn. Từ khi nó được giới thiệu, qua những biến cố lớn như tai nạn và thử nghiệm, dây đai an toàn đã ngày càng trở nên hiệu quả và phổ biến trên các loại ô tô.
Dây an toàn trên ô tô đã được phát minh vào năm 1800 bởi George Cayley. Tuy nhiên, đến năm 1956, William Myron Noe giới thiệu dây an toàn tại Mỹ. Volvo là hãng xe đầu tiên coi dây an toàn là một thiết bị tiêu chuẩn vào năm 1959. Luật pháp Mỹ bắt buộc trang bị dây an toàn trên ô tô vào năm 1968. Dây an toàn 3 điểm được phát minh bởi kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin và lần đầu tiên được lắp trên xe Volvo.
Dây an toàn được phát minh vào nắm 1800 bởi George Cayley. Dây an toàn trên xe ô tô được giời thiệu tại Mỹ bởi William Myron Noe được lắp trên xe Ford vào năm 1956. Năm 1959, Volvo coi dây an toàn là một thiết bị tiêu chuẩn nhưng mãi đến năm 1968 luật pháp Mỹ mới bắt buộc các xe phải trang bị dây an toàn. Dây đai an toàn 3 điểm lần đầu tiên được lắp trên xe Volvo và được kỹ sư người Thụy Điển Nils Bohlin phát minh.
Dây đai an toàn là gì ?
Dây an toàn được thiết kế để giữa chặt người ngồi vào ghế trong trường hợp có va chạm. Bằng cách đó nó giữ không cho người ngồi bị ném về phía trước. Các dây đai an toàn ngày nay được thiết kế có khả năng dãn dài một chút để giảm lực tác động của dây lên thân người. Ví dụ, một người có khối lượng 75kg ngồi trên xe đâm thẳng vào tường bê tông, nếu dây an toàn dãn ra khoảng 15cm, lực tác động vào người khoảng 1.6 tấn. Nếu dây an toàn không dãn thì lực tác động là 2.4 tấn. Nếu người ngồi không thắt dây an toàn thì lực tác động là 12 tấn. Vậy dây an toàn đã giảm mạnh lực tác động lên người.
Đa số các dây an toàn đều được trang bị cơ cấu khóa khẩn cấp trong đó nếu dây an toàn bị kéo nhanh thì khóa lại nhưng nếu khóa chậm thì không bị khóa. Một số xe hiện đại được trang bị dây an toàn chủ động, mà khi có va chạm nó sẽ kéo người vào ghế trước khi người đó bị lực quán tính văng đi.
Dây an toàn thường có hai loại chính:
Dây an toàn 2 điểm
Dây an toàn vắt qua phần hông của người ngồi. Thường dùng nhiều trên các loại xe đời cũ, xe khách lớn. Trên xe con ngày nay chỉ còn trang bị ở ghế giữa.
Dây an toàn 3 điểm
Dây an toàn vắt qua cả hông và vai. Cho đến những năm 1970, dây an toàn 3 điểm chỉ trang bị cho ghế lái xe. Ngày nay, theo yêu cầu của luật pháp, thường tất cả các ghế đều được trang bị dây an toàn 3 điểm.
Cấu tạo của dây đai an toàn
- Lẫy khóa
- Cơ cấu cuốn dây
- Khóa
- Dây
- Neo
CƠ CẤU CUỐN DÂY
Tất cả các dây an toàn đầu được nối đến một cơ cấu cuốn dây. Cơ cấu cuốn dây bao gồm một ống cuộn gắn vào một đầu dây an toàn. Bên trong ống cuộn có một lò xo xoắn nối giữa ống cuộn và trục. Khi kéo dây an toàn, ống cuộn sẽ quay và lò xo xoắn cũng bị cuốn theo. Dây an toàn được kéo ra càng nhiều thì phản lực của lò xo càng lớn, khi thả dây an toàn ra, do lực phản hồi của lò xo sẽ kéo dây an toàn lại và khử toàn bộ những phần dây an toàn bị trùng.
Các cơ cấu cuốn dây đều có cơ cấu khóa khẩn cấp. Có hai loại khóa khẩn cấp:
Loại cảm biến lực quán tính của xe.
Loại cảm biến lực quán tính của dây an toàn.
CƠ CẤU KHÓA KHẨN CẤP
Phần trung tâm của cơ cấu là một bi thép. Khi xe bị dừng đột ngột, bi thép sẽ bị đẩy về phía trước do lực quán tính. Khi bi bị đẩy về phía trước, vấu cam sẽ bị nâng lên và ăn khớp vào bánh răng gắn liền vào ống cuốn làm cho ống cuốn không thể quay theo chiều kim đồng hồ do vậy không thể nhả dây được. Khi thả dây an toàn, ống cuốn sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ do lực phản hồi của lò xo và đẩy viên bi thép trở lại vị trí ban đầu, vấu cam sẽ đi ra khỏi bánh răng.
Cơ cấu này sẽ kích hoạt khi dây an toàn bị dật mạnh. Chi tiết trung tâm của cơ cấu là li hợp li tâm. Khi ống cuốn quay chậm, lực li tâm nhỏ nên li hợp li tâm được giữ ở bên trong. Khi giật mạnh dây an toàn, lực li tâm lớn, li hợp li tâm sẽ bị đẩy ra ngoài và ăn khớp với cơ cấu cam làm cho ống cuốn không thể quay được. Khi ống cuốn quay ngược chiều kim đồng hồ, li hợp li tâm sẽ bị đẩy vào bên trong và được lò xo giữ chặt lại.
Tác dụng dây đai an toàn ô tô
Dây an toàn trên ô tô có các tác dụng quan trọng sau khi xảy ra va chạm:
Giảm thiểu chấn thương: Dây an toàn giúp giữ chắc cơ thể của hành khách trong xe, ngăn người bị văng ra khỏi ghế. Điều này giảm thiểu nguy cơ chấn thương nghiêm trọng cho các bộ phận quan trọng như đầu, mặt, ngực và bụng.
Phân tán lực va đập: Khi xảy ra va chạm, dây an toàn giúp phân tán lực va đập trên cơ thể của hành khách. Thay vì một điểm va chạm tập trung, lực va đập được phân tán qua dây an toàn, giảm thiểu tổn thương.
Giữ vị trí an toàn: Dây an toàn giúp giữ vị trí đúng cho hành khách trong xe. Khi phải đạp phanh đột ngột hoặc xe lật, dây an toàn ngăn người bị va chạm vào các bộ phận khác trong xe hoặc bị va đập vào kính chắn gió.
Tối ưu hiệu quả của túi khí: Khi túi khí bung, dây an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vị trí an toàn cho hành khách. Nếu không thắt dây an toàn, người ngồi trên xe có thể bị đẩy ra khỏi vị trí an toàn của túi khí, làm giảm hiệu quả của túi khí trong việc giảm thiểu tổn thương.
Ngăn ngừa va chạm giữa hành khách: Dây an toàn giữ vị trí riêng biệt cho mỗi hành khách trên xe. Khi phải phanh đột ngột hoặc xe bị va đập, dây an toàn giúp ngăn ngừa va chạm giữa các hành khách trong xe, tránh gây thêm tổn thương.
Nguyên lý hoạt động dây đai an toàn ô tô
Để hiểu rõ hơn về hiệu suất của dây đai an toàn, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của nó khi xảy ra va chạm. Quá trình giữ chặt và giảm lực tác động của dây đai an toàn sẽ được trình bày cụ thể.
Tính năng tự động siết chặt: Dựa trên cảm biến va chạm, thông tin được truyền tới bộ điều khiển dây an toàn để tự động siết chặt khi có va chạm xảy ra. Điều này giúp giữ chắc cơ thể của hành khách không bị văng khỏi ghế và giảm thiểu va đập vào các bộ phận của xe.
Để nhận được báo giá chi tiết và tư vấn kỹ thuật thay thế dây đai an toàn cho xe ô tô quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Trải qua nhiều thập kỷ phát triển, dây đai an toàn ô tô đã chứng minh sự quan trọng của mình trong việc bảo vệ tính mạng của người lái và hành khách. Tính đơn giản nhưng hiệu quả của chúng đã được cải thiện và điều chỉnh, và sự đổi mới trong công nghệ đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong an toàn giao thông. Tuy vậy, sự chú ý và duy trì dây đai an toàn vẫn là yếu tố quyết định để đảm bảo rằng chúng sẽ luôn hoạt động đúng cách khi cần thiết, góp phần nâng cao hiệu suất toàn diện của hệ thống an toàn trên các phương tiện ô tô.
Hotline & zalo: 03.48.68.87.68 – 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn, báo giá của chúng tôi là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ chi nhánh Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ chi nhánh Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)