Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Sửa chữa xe ô tô bị máy rung giật & phanh không ăn

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 22/09/2024

Sửa chữa xe ô tô bị máy rung giật & phanh không ăn

Mới đây, tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC tiếp nhận chiếc xe Chevrolet Captiva đời 2006 với tình trạng máy bị rung giật và phanh không ăn. Với tình trạng này, không chỉ là tác nhân gây khó chịu cho người lái mà còn ảnh hưởng đến yếu tố an toàn khi vận hành xe trong các điều kiện lái khác nhau.

Phương án sửa chữa xe ô tô bị máy rung giật và phanh không ăn

Ban đầu tiếp nhận, cố vấn dịch vụ và quản đốc của Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC tiến hành kiểm tra, đưa ra phương án xử lý triệt để và trao đổi với khách hàng. Cụ thể, các công việc của phương án xử lý như sau:

Phuong-an-sua-chua-xe-o-to-bi-may-rung-giat-va-phanh-khong-an

  1. Thay dây cao áp chính hãng
  2. Thay lọc xăng ngoài chính hãng
  3. Vệ sinh kim phun, buồng đốt bằng dung dịch thông súc chuyên dụng
  4. Bảo dưỡng phanh 4 bánh
  5. Bi tăng tổng chính hãng
  6. Kiểm tra phanh tay (Báo sau)
  7. Kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp (Báo sau)

Quy trình sửa chữa xe ô tô bị hiện tượng máy rung và phanh không ăn

Thay dây cao áp chính hãng

B1: Xác định và đánh dấu thứ tự các dây cao áp

B2: Tháo các dây cao áp cũ ra khỏi máy

B3: Tháo các bugy và kiểm tra, vệ sinh đầu đánh lửa

B4: Lắp lại các dây cao áp đúng thứ tự như khi tháo ra

B5: Nổ máy thử để kiểm tra

Quy-trinh-sua-chua-xe-o-to-bi-hien-tuong-may-rung-va-phanh-khong-an

Thay lọc xăng ngoài chính hãng

B1: Xả áp đường ống xăng (Rút rơle bơm xăng, nổ máy đến khi máy dừng hẳn, lắp lại role -> Đảm bảo áp xuất xăng trong đường ống thấp để khi tháo xăng không phun ra ngoài

B2: Ngắt kết nối cọc (-) bình acquy.

B3: Tháo lọc xăng (Nâng cầu đến vị trí trên cao, dùng dụng cụ SST để tháo khớp nối đường ống)

B4: Lắp lọc xăng mới.

B5: Kết nối cọc (-) với bình acquy.

B6: Nổ máy kiểm tra rò rỉ. (Kiểm tra rò rỉ các khớp nối & đường ống xăng của hệ thống nhiên liệu)

B7: Cài đặt các chế độ ảnh hưởng khi tháo cực âm ắc quy (đồng hồ thời gian ….)

Bi tăng tổng chính hãng

B1: Dùng khẩu và cờ lê mở 2 ốc chân gắn bi tăng tổng

B2: Lấy bi tang tổng ra khỏi động cơ theo chiều hướng xuống gầm xe

B3: Lắp bi tăng tổng lên lại phần động cơ từ dưới gầm xe

B4: Siết chặt ốc và kiểm tra lại

Bảo dưỡng phanh 4 bánh

B1: Tháo 04 bánh xe bằng súng bắn bulong

B2: Nâng xe lên vị trí cầu nâng trung bình

B3. Tháo cụm xylanh phanh

B4: Vệ sinh & tra mỡ vào các chốt phanh

B5: Vệ sinh đĩa phanh, má phanh bằng giấy nhám

B6: Kiểm tra rò rỉ dầu piston, tuy ô phanh

B7: Lắp lại các chi tiết của hệ thống phanh (ngược so với quy trình tháo)

B8: Thực hiện các bước tương tự với 3 bánh xe còn lại

Kiểm tra và bảo dưỡng phanh tay

B1:Tháo bỏ tangbua phanh

B2. Vệ sinh lòng trong của tăng bua phanh

B3. Vệ sinh má phanh tay

B4. Kiểm tra xem sự dịch chuyển của cupen phanh

B5. Lắp lại và thực hiện điều chỉnh phanh tay

Kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp

Kiểm tra điện áp nguồn

B1: Ngắt giắc nối của cảm biến.

B2: Bật khóa điện ON.

B3: Dùng một vôn kế, hãy đo điện áp giữa các cực VC và E2 của giắc nối phía dây điện. Điện áp tiêu chuẩn: 4.5 – 5.5V. Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy kiểm tra dây điện hoặc ECM.

B4: Tắt khóa điện.

B5: Nối giắc nối của cảm biến áp suất.

Kiểm tra cấp nguồn

B1: Bật khóa điện ON.

B2: Ngắt ống chân không ra khỏi bộ cảm biến áp suất.

B3: Nối vôn kế với các cực PIM của các giắc nối của ECM và đo điện áp ra dưới áp suất khí quyển.

B4: Cấp chân không vào cảm biến áp suất mỗi lần thêm 100 mmHg cho đến khi áp suất lên đến 300 mmHg.

B5: Đo sự sụt áp từ bước 3 cho mỗi lần đo.

B6: Dùng đồng hồ đo áp suất, cấp áp suất mỗi lần tăng lên 0,2 kgf/cm2 vào cảm biến áp suất cho đến khi áp suất lên đến 1,0 kgf/cm2.

B7: Đo sự tăng áp từ bước 6 cho mỗi lần đo.

Vệ sinh kim phun, buồng đốt bằng dung dịch thông súc

B1: Kết nối máy BG VIA: Máy BG VIA được kết nối với hệ thống động cơ thông qua đường cấp và đường nhiên liệu.

B2: Đổ dung dịch vệ sinh: Thêm dung dịch vệ sinh kim phun chuyên dụng vào máy BG VIA và mở van tiết dầu.

B3: Khởi động động cơ: Khởi động xe và duy trì tốc độ động cơ ở mức 700 – 800 RPM, để động cơ chạy không tải cho đến khi dung dịch vệ sinh được sử dụng hết.

B4: Ngắt kết nối: Sau khi hoàn tất, tắt máy và tháo đường kết nối máy BG VIA, sau đó kết nối lại hệ thống cấp nhiên liệu với bình nhiên liệu.

B5: Kiểm tra cuối cùng: Khởi động lại động cơ, kiểm tra kỹ càng các vấn đề rò rỉ và xoá lỗi nếu có.

Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 09 62 68 87 68 để được tư vấn và báo giá

Đánh giá

Trung bình: 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường