Phân khúc xe ô tô là gì ?
Ô tô có thể được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau và tùy theo từng khu vực, từng nước, theo nhu cầu mục đích người dùng, theogias cả và thiết kế của xe
Ở Việt Nam, khi nhắc đến phân loại ô tô có rất nhiều cách. Có thể phân biệt qua công dung: xe con, xe tải… qua hộp số như: số sàn, số tự động. Tùy theo cách phân loại để nói tới loại xe nào. Nhưng không thể không nói đến phân biệt theo dòng và phân khúc xe. Hai cách phân biệt này là cách phổ biến nhất hiện tại ở Việt Nam.
Cách phân biệt các loại xe ô tô theo dòng xe
Dòng xe Sedan
Dòng xe Sedan có thể coi là vẫn là dòng xe thông dụng nhất phù hợp với đô thị kiểu dáng đẹp, thích hợp với gia đình. Có thiết kế gồm 3 khoang riêng biệt: khoang động cơ, khoang người ngồi, khoang để đồ. Dòng xe này thường có 4 cửa và khoang người ngồi có 5 chỗ. Dòng xe này được dùng để chở gia đình và phục vụ nhu cầu đi lại.
VD: Toyota Vios, Honda city, Toyota camry…
Dòng xe Hatchback
Đây là dòng xe có cỡ nhỏ hoặc trung. Dòng xe này dùng cho gia đình có nhu cầu chở nhiều đồ cá nhân, hành lý vì có thiết kế ở hàng ghế sau có thể gập xuống làm khoảng cốp để đồ lớn hơn.
VD: Toyota yaris, Kia morning, Chevrolet spark…
Dòng xe SUV
Đây là dòng xe thể thao có thiết kế mạnh mẽ cứng chắc điển hình là gầm cao, thân xe vuông vắn. Đặc biệt dòng xe này có khả năng chạy đường dài tốt với hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian.
VD: Toyota Fortuner, Mitsubisi Pajero, Ford Everest
Dòng xe Crossover (CUV)
Đây là dòng xe có thiết kế gần giống với SUV vì cũng có khoang gầm cao. Do đó thường nhầm lẫn giữa dòng xe SUV và Crossover. Nhưng nó có thiết kế phức tạp hơn, khung gầm liền khối.
VD: Hyundai Tucson, Maxda cx5, Honda CR-V
Dòng xe MPV
Đây là dòng xe thân dài rộng và cao giúp khoang hành khách rộng rãi, thoáng nên có thể dùng để chở khách. Hàng ghế có thể gập xuống để khoang chở hàng rộng hơn, thuận tiện cho việc vận tải.
VD: Toyota Innova, Mitstubishi Xpander…
Dòng xe Coupe
Đây là dòng xe thể thao có kiểu dáng uyển chuyển. Oử dòng xe này thường chỉ có 2 cửa và 2 ghế ngồi chính. Nó có thiết kế phần đầu hơi dài, phần mái kéo dài đến đuôi xe và đuôi xe ngắn.
VD: Hyundai Coupe, Kia Forte Coupe
Dòng xe mui trần
Đây là dòng xe có phần mái không cố định có khả năng mở mui thành mui trần. Có 2 loại: mui cứng, mui mềm.
Mui cứng: thường có thiết kế cứng chắc, tạo cảm giác an toàn. Tuy nhiên vì thiết kế này sẽ phải có một khoảng lớn khi mở mui có chỗ thu mui vào.
Mui mềm: thường được thiết kế từ vải, giúp thời gian thu mui vào nhanh, gọn gàng hơn. Nhưng độ an toàn sẽ giảm.
Dòng xe bán tải
Dòng xe này có thiết kế khoang người ngồi có 5 chỗ, có riêng thêm 1 thùng chở hàng phía sau chính vì vừa để phục vụ gia đình vừa để phục vụ vận tải nên khung gầm xe có thiết kế gần giống xe tải.
VD: Ford Ranger, Toyota Hilux
Dòng xe Limousine
Đây là dòng xe cao cấp có thân dài và khoảng cách giữa các bánh khá lớn do nhu cầu khoang hành khách rộng
Cách phân biệt các loại xe ô tô theo phân khúc xe
Mỗi quốc gia có những cách phân biệt xe theo phân khúc khác nhau. Ở Việt Nam, để phân biệt phân khúc xe, yếu tố chính quyết định thường là giá cả.
Phân khúc hạng A
Đây là phân khúc cỡ nhỏ. Chúng có thiết kế nhỏ gọn gang. Thường sử dụng động cơ có dung tích 1-1.2L với chiều dài xe là 3400mm
VD: Kia morning, Vinfast Fadil
Phân khúc hạng B
Đây là phân khúc bình dân cỡ nhỏ. Ở phân khúc này đa số xe chỉ sử dụng loại động cơ cỡ vừa mà dung tích xy lanh, dung tích buồng đốt khoảng từ 1.3L đến 1.6L có thể 1 số loại xe sử dụng dung tích 1.0 nhưng có kèm theo Turbo tăng áp như Ford Fiesta. Có 4 ghế ngồi và chở được tối đa 5 người.
VD: Toyota Vios, Honda city, Huyndai accent
Phân khúc hạng C
Là phân khúc bình dân cỡ vừa. Thường sử dụng động cơ từ 1.4-2.2L. Có chiều dài khoảng 4500mm. VD: Toyota Altis, Honda Civic, Kia Ceraco
Phân khúc hạng D
Là phân khúc xe bình dân cỡ lớn. Thường sử dụng động cơ có 6 xilanh, Có chiều dài khoảng 4700mm, thiết kế khoang người ngồi có 5 chỗ và 1 khoang để hành lý.
VD: Toyota Camry, Toyota Fortuner, Huyndai Santafe
Phân khúc hạng E
Là phân khúc xe sang cỡ nhỏ. Phân khúc này được ưa chuộng vì thường sử dụng động cơ tăng áp dung tích 2.0 và có thiết kế vừa phải tạo độ uyển chuyển khi xe chuyển động.
VD: Audi A4, Mercedes C-class…
Phân khúc hạng F
Là phân khúc xe sang cỡ lớn có các tính năng và công nghệ cao cấp. Nhưng thường sử dụng động cơ 6-12 xilanh.
VD: Mercedes E-class, Mercedes-Benz Maybach S560…
Phân khúc hạng M
Là phân khúc thuộc dòng xe MPV có đầu ngắn, phần thân kéo dài, phục vụ nhu cầu chở nhiều người và vận tải.
VD: Mitsubishi xpander, Toyota Innova…
Phân khúc hạng J
Phân khúc này thường có thiết kế hệ dẫn động 2 cầu thể thao với thân xe cứng chắc, vuông vắn gắn liền với gầm xe. Nó mang tính chất thể thao.
VD: Honda CR-V, Maxda CX-5, Toyota Fortuner…
Phân khúc hạng S
Là phân khúc xe siêu sang có khối động cơ lên đến 12 xilanh. Ở phân khúc này chúng được thiết kế mang tính thể thao và tốc độ nên phần khoang người ngồi sẽ nhỏ hẹp, không thoải mái. Gía thành ở phân khúc này khá cao.
VD: BMW I8, Ferrari 488, LamBorghini Huracan, Bugatti Chiron…