Có 2 trường hợp vô cùng nguy hiểm khi lái xe ô tô đó chính là trường hợp “phanh xe ô tô bị hỏng” và trường hợp thứ 2 là “lốp xe ô tô bị thủng hoặc bị nổ lốp”. Đây có thể nói là 2 trường hợp gặp khá nhiều khi lái xe ô tô tuy nhiên nếu bạn không biết cách xử lý thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Chính vì lý do này bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn rất nhiều khi gặp 1 trong 2 tình huống này
HƯỚNG DẪN LÁI XE Ô TÔ KHI BỊ HỎNG PHANH
Có 2 trường hợp khi xe ô tô bị hỏng phanh đó là khi lái cảm nhận xe có dấu hiệu phanh không ăn hoặc trường hợp vô cùng nguy hiểm đó là phanh bị hỏng hoàn toàn, không có tác dụng gì về phanh cả. Với từng trường hợp chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các lái xe như sau:
a) Nếu phanh có dấu hiệu không ăn:
Lái xe từ từ và cẩn thận đến garage gần nhất
b) Hệ thống phanh hỏng hoàn toàn:
Ra khỏi làn, tạt vào dải đỗ xe khẩn cấp hoặc đoạn vắng
Đạp chân phanh liên tục để lấy lại áp suất cho hệ thống phanh
Trong trường hợp khẩn cấp, chuyển số về số thấp (số 2 hoặc 1) đồng thời kéo mạnh phanh tay.
Quá trình kéo phanh cần kéo lên kéo xuống nhiều lần. Tránh kéo mạnh phanh tay dễ gây mất lái đồng thời dễ làm đứt cáp phanh tay
HƯỚNG DẪN LÁI XE Ô TÔ KHI BỊ THỦNG LỐP, NỔ LỐP
Khi lốp xe ô tô có dấu hiệu bị xẹp, không đủ áp suất hoặc những dấu hiệu hư hỏng về lốp nên xử lý ngay không nên cố đi trong tình trạng xe ô tô có vấn đề về lốp.
Không được lái xe trên đường khi đã bị xẹp lốp. Việc lái xe trên đường với tình trạng xẹp lốp vô cùng nguy hiểm vì liên quan đến hệ thống lái của xe. Khi lốp bị xẹt xe sẽ bị lạng lái, đánh lái không chuẩn, dễ nhao lái đâm vào các chướng ngại vật, các phương tiện giao thông trên đường. Ngoài ra việc cố tình lái xe tình trạng lốp bị xẹt sẽ gây hư hỏng cho mâm xe làm cong, méo, vênh và biến dạng mâm xe tiếp theo sẽ gây hư hỏng đến các hệ thống truyền động khác.
Khi lái xe ô tô có cảm giác xe bị xịt lốp hoặc nghiêm trọng hơn là tình trạng xe ô tô bị nổ lốp cần từ từ giảm tốc độ giữ cho xe chạy thẳng, thận trọng lái xe ra khỏi đường vào nơi an toàn, đồng thời bật đèn cảnh báo nguy hiểm để các phương tiện giao thông khác tránh.
Khi đã đỗ xe tại vị trí an toàn thì tắt máy và vẫn duy trì bật các đèn báo khẩn cấp, nguy hiểm để tránh từ xa. Kéo hết phanh tay và chuyển về số “P” (hộp số tự động) hoặc “N” (số thường). Kích xe và thay bánh dự phòng (xem thêm hướng dẫn sử dụng xe), ngoài ra nếu lốp dự phòng không có hoặc đã hư hỏng thì nên liên hệ với bên cứu hộ lốp gần nhất.
Đối với xe ô tô chưa có cảm biến áp suất lốp thì bạn nên lắp thêm thiết bị này vào để cảnh báo sớm cho bạn biết tình trạng hiện tại của lốp để xử lý ngay trước khi di chuyển xe ô tô trên đường.