Đối với quy trình công nghệ phục hồi
Phân nhóm chi tiết
Việc phân nhóm chi tiết phục hồi dựa trên hai nguyên tắc :
- Dựa vào hình dáng hình học và tính chất chung về gia công.
- Sự thống nhất trong chọn chuẩn khi gia công để thống nhất cách định vị và kẹp chặt chi tiết.
Theo cách phân nhóm như vậy có thể chia chi tiết phục hồi thành một trong 7 nhóm :
- Nhóm vỏ mỏng (vỏ xe, cánh cửa, chắn bùn …)
- Nhóm vỏ dầy (vỏ hộp số, vỏ truyền lực chính , thân động cơ …
- Nhóm thanh tròn (trục khuỷu, trục cam, trục hộ số …)
- Nhóm thanh không tròn (thanh truyền động cơ, đòn quay đứng …)
- Nhóm trụ rỗng (xilanh động cơ, moay ơ bánh xe …)
- Nhóm đĩa (đĩa bị động ly hợp, đĩa phanh, bánh đà …)
- Nhóm các chi tiết nối ghép (đai ốc, vít cấy. đinh tán …)
Việc phân nhóm như vậy nhằm mục đích lựa chọn được quy trình phục hồi hợp lý cho chi tiết nhất là cho việc chọn chuẩn, định vị và kẹp chặt khi gia công. Có thể áp dụng phương pháp sửa chữa như nhau trên cùng một số thiết bị như nhau, ứng dụng biện pháp công nghệ có năng suất cao. Nâng cao khả năng sử dụng có hiệu quả thiết bị cảI tiến và tự động hoá. Đồng thời mang lạI hiệu quả kinh tế cao cho việc phục hồi.
Sau khi đã phân nhóm chi tiết, cần tiến hành phân tích các đặc đIểm công nghệ của các chi tiết thuộc nhóm đó, cụ thể là chi tiết được giao nhiệm vụ với những ý cơ bản sau :
- Sơ lược về phương pháp chế tạo
- Các phương pháp gia công, các bề mặt thường dùng để định vị khi gia công phục hồi (có so sánh với phương pháp gia công khi chế tạo)
- Lưu ý những bề mặt, yêu cầu về kích thước, độ cứng bề mặt … có thể dễ bị biến dạng hoặc thay đổi sau hoặc trong khi gia công, khi kẹp chặt hoặc sau khi nhiệt luyện …. Phương pháp kiểm tra.
- Khi lập QTCN phục hồi thường bắt đầu và kết thúc ở những nguyên công nào?.
- Máy công cụ thường là máy gì?.
Các phương pháp phục hồi hư hỏng.
Có các phương pháp sau để phục hồi hư hỏng của các chi tiết ôtô :
- Gia công cơ khí
- Gia công áp lực
- Hàn nối và hàn đắp
- Phun đắp kim loại
- Mạ điện
- Sử dụng hợp kim chống mòn
- Gia công tia lửa điện
- Phục hồi bằng phương pháp dán keo hoá học
Mối phương pháp, yêu cầu sinh viên trình bày khái niệm, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng phương pháp phục hồi một cách ngắn gọn theo giáo trình được học trên lớp và các tài liệu tham kảo khác.
Biện pháp phục hồi hư hỏng của chi tiết
Việc chọn lưạ phương pháp phục hồi căn cứ vào kết cấu công nghệ, đIều kiện làm việc của chi tiết, mức độ màI mòn. Việc phân tích đặc đIểm kết cấu công nghệ được đặc trưng bởi ; hình dạng và kích thước hình học, vật liệu và chế độ nhiệt luyện, độ cứng bề mặt, độ chính xác gia công, độ bóng bề mặt, chế độ lắp ghép, đIều kiện làm việc và chế độ phụ tảI, loạI và dạng ma sát, trị số hao mòn sau thời gian sử dụng …
Để chọn lựa phương pháp phục hồi hợp lý còn phụ thuộc tinh thực dụng của phương pháp phục hồi và ảnh hưởng của phương pháp này đến độ bền, tuổi thọ của chi tiết sau khi sửa chữa, giá thành phục hồi …hay nói cách khác đối với từng phương pháp đều có những ưu, nhược đIểm và phạm vị ứng dụng của nó. Dựa vào cơ sở phân tích đó xác định được đối với từng hư hỏng có thể có một phương pháp phục hồi hay nhiều phương pháp phục hồi và với đặc điểm kết cấu nào thì chỉ có một phương pháp phục hồi là hợp lý nhất.
Căn cứ vào các hư hỏng của chi tiết đã nêu ở phần trên, yêu cầu sinh viên có thể nêu công nghệ phục hồi theo dạng tiến trình hoặc theo dạng hư hỏng (khái niệm về công nghệ phục hồi theo dạng hư hỏng và theo dạng tiến trình đã được đã được nêu trong giáo trình). Trong phần này chỉ yêu cầu sinh viên nêu trình tự các bước nguyên công, kích thước gia công, yêu cầu kỹ thuật, máy công cụ cho các bước nguyên công để phục hồi hư hỏng. Ví dụ
Quy trình công nghệ theo dạng tiến trình áp dụng cho trục khuỷu
1. Làm sạch, sửa chuẩn lõ tâm, kiểm tra
2. Sửa cong
3. Tiện bỏ phần ren, khoan rộng lõ ren bị hỏng
4. Hàn đắp phần ren, then hoa, then, cổ trục
5. Nắn trục sau khi hàn
6. Gia công cơ các bề mặt hàn đắp
7. Gia công các bề mặt lắp chi tiết phụ
8. Lắp chi tiết phị
9. Gia công sau khi lắp chi tiết phụ
10. Hàn đắp các cổ trục khuỷu
11. Nắn trục sau khi hàn đắp
12. Gia công các cổ trục sau khi hàn
13. Gia công trước khi mạ
14. Mạ điện hoặc gia công tia lửa điện
15. Gia công sau khi mạ, sau khi gia công tia lửa điện
16. Gia công tinh các cổ trục
17. Đánh bóng18Kiểm tra
Quy trình công nghệ phục hồi theo dạng hư hỏng đối với moayơ
+ Hư hỏng lồi lõm, xước, toét mặt làm việc của moayơ : sửa nhẵn các chỗ lồi lõm, xước, làm lại ren.
+ Mòn lỗ lắp ổ bị trong
- Tiện rộng lỗ đạt kích thước … , chiều sâu … trên máy tiện … dao tiện …
- ép ống lót vào lỗ, bằng máy ép thuỷ lực … , yêu cầu ép sát mép gờ lỗ
- Tiện lỗ ống lót đạt kích thước …, xén mặt đầu, góc lượn và vát mép … Máy tiện … dao cụ …
- Yêu cầu kỹ thuật : độ bóng bề mặt ống lót không thấp hơn …, độ đảo mặt đầu không quá …
+ Mòn lỗ lắp ổ bi phía ngoài
(trình tự nguyên công và yêu cầu kỹ thuật như trên, nhưng với kích thước gia công là khác nhau)
+ Mòn lỗ lắp bu lông tắckê
- Khoan rộng lỗ tới kích thước …vát gờ và vát mép … Máy khoan … mũi khoan …
- ép vào lỗ vừa khoan ống lót bằp máy ép …và cố định bằng …
- Khoan rộng lỗ ống lót tới kích thước …
Lựa chọn phương pháp phục hồi
Sinh viên tuỳ chọn quy trình công ngh ệphục hồi theo dạng hư hỏng hoặc quy trình công nghệ phục hồi theo dạng tiến trình đối với chi tiết được giao
Căn cứ vào dạng hư hỏng và quy trình công nghệ phục hồi đã chọn, sinh viên cần lập quy trình công nghệ phục hồi chi tiết cho hư hỏng đó. QTCN phục hồi được trình bày trong cả thuyết minh và trên bản vẽ “phiếu công nghệ quy trình công nghệ phục hồi”. Trong thuyết minh cần phải phân tích và nêu lý do chọn các bước nguyên công
Trong quy trình công nghệ phục hồi, chế độ cắt gọt, dao cụ, lượng dư gia công … có thể tra bảng, nhưng đối với nguyên công chọn để thiết kế đồ gá phải tính toán chế độ cắt gọt, lượng dư, lực cắt, mômen cắt …
Đối với quy trình công nghệ lắp ghép tổng thành
Các khái niệm cơ bản về lắp ghép
Yêu cầu sinh viên trình bày các vấn đề sau :
- Chuẩn lắp ghép : bao gồm chuẩn lắp ghép chính, chuẩn lắp ghép phụ, bề mặt thừa hành, bề mặt tự do.
- Chuỗi kích thước lắp ghép
- Các phương pháp lắp ghép (5 phương pháp lắp ghép)
- Độ chính xác lắp ghép
Phân tích các mối lắp ghép điển hình trong tổng thành và lựa chọn phương pháp lắp ghép
Sinh viên cần nêu và phân tích các mối lắp ghép có trong tổng thành được giao. Thường các chi tiết trong tổng thành trên ôtô có các mối lắp ghép sau:
- Mối ghép động tháo được: Lắp các bánh răng trụ, bánh răng nón …, lắp then, trục và máng đệm, piston – xécmăng – xilanh …
- Mối ghép động không tháo được : ổ bi cầu
- Mối ghép tĩnh tháo được: lắp ren, then, then hoa …
- Mối ghép tĩnh không tháo được: lắp có độ dôi, lắp gia nhiệt, hàn, đinh tán …
Đối với mỗi loại cần nêu nhắn gọn đặc điểm, các yêu cầu kỹ thuật và các lưu ý khi tháo lắp, kiểm tra các mối lắp ghép đó, nêu các công thức tính có liên quan (lực, mômen, nhiệt độ, độ dôi …) nếu có
Bước tiếp theo là lựa chọn phương pháp lắp ghép : căn cứ đặc điểm các mối lắp ghép, biện pháp phục hồi, yêu cầu kỹ thuật và phục tùng thay thế, sinh viên cần nêu các phương pháp lắp ghép để có thể đạt được các yêu cầu kỹ thuật đối với tổng thành được giao.
Phân nhóm lắp ghép
Sinh viên phải phân tổng thành được giao nhiệm vụ thành các nhóm và phân nhóm lắp ghép
- Nhóm : bao gồm hai chi tiết trở lên, lắp độc lập, kiểm tra riêng và lắp vào tổng thành.
- Phân nhóm : là một phần của nhóm, bao gồm hai chi tiết trở lên, lắp độc lập, kiểm tra riêng và lắp và nhóm.
- Phân nhóm cấp 1 lắp trực tiếp vào nhóm, phân nhóm cấp 2 lắp vào phân nhóm cấp 1 …).
- Chi tiết (hoặc nhóm) nào là chi tiết (nhóm) cơ sở của tổng thành và của các nhóm
Yêu cầu sinh viên lập sơ đồ lắp ghép nhóm mở rộng của tất cả các nhóm. Sơ đồ bắt đầu từ chi tiết hoặc phân nhóm cơ sở, kết thúc là nhóm, trính tự từ trái sang phải. Trong sơ đồ có thể hiện các bước cần kiểm tra và các ghi chú cần thiết khác
Bước tiếp theo là lập sơ đồ quy trình công nghệ lắp ghép nhóm : sơ đồ là trình tự quy ước các nhóm lắp ghép thể hiện ở dạng chung nhất, không có phân nhóm, chi tiết, và các chỉ dẫn. Sơ đồ bắt đầu từ tráI (nhóm hoặc chi tiết cơ sở) sang phải (tổng thành hoàn chỉnh), các nhóm được xếp theo thứ tự phía dưới của đường dây.
Lập quy trình công nghệ lắp ghép nhóm mở rộng của tổng thành
Sơ đồ lắp ghép nhóm mở rộng của tổng thành bắt đầu từ chi tiết hoặc nhóm cơ sở, kết thúc là tổng thành. Trình tự từ trái sang phải, trái trước phải sau, trên trước dưới sau. Bên dưới đường dây là các ô ký hiệu cho nhóm hoặc phân nhóm ở dạng chung nhất, phía trên là các ô ký hiệu cho các chi tiết lắp độc lập vào tổng thành. Trên sơ đồ có ghi rõ các chỉ dẫn và các nguyên công kiểm tra. Khi có những nguyên công tháo lắp sơ bộ cần có mũi tên và ghi chú chỉ dẫn.
Sơ đồ lắp ghép nhóm mở rộng của tổng thành không nhất thiết phải có trong thuyết minh (đã có quy định về bản vẽ sơ đồ lắp ghép nhóm mở rộng của tổng thành). Nhưng trong thuyết minh cần phải nêu trình tự lắp ghép, giải thích các nguyên công kiểm tra và các ghi chú khác.