Tìm hiểu về ngành sửa chữa ô tô
Nghành sửa chữa ô tô là ngành có nhu cầu thị trường lao động cao, hiện nay nhu cầu đi lại bằng ô tô ngày 1 tăng cao đặc biệt là nhu cầu đi lại bằng phương tiện cá nhân. Ai cũng muốn có 1 chiếc xe ô tô riêng cho mình để thuận tiện cho việc đi lại. Chính vì vậy lượng xe ô tô cá nhân, ô tô con ngày càng tăng cao, lượng xe ô tô này phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Lượng xe ô tô con lớn tuy nhiên khả năng đào tạo tại các trường kỹ thuật hiện nay còn khá ít. Chính vì vậy thị trường lao động trong lĩnh vực sửa chữa ô tô luôn trong tình trạng thiếu thốn do cầu vượt quá nguồn cung.
Trong nghành sửa chữa ô tô nhiều bạn chưa hiểu rõ về lĩnh vực này, không biết sau khi ra trường mình làm công việc gì, chức vụ gì. Thế nên các bạn thường mơ hồ chưa có định hướng rõ ràng cho tương lai công việc của mình. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê cho các bạn biết công việc và chức vụ liên quan đến nghành sửa chữa ô tô.
Đối với những kỹ thuật viên, thợ sửa chữa ô tô chia làm nhiều mảng như sau
Thợ sửa chữa máy gầm hay còn gọi là sửa chữa chung: Công việc của họ là trực tiếp sửa chữa xe ô tô liên quan đến phần động cơ, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền động.
Thợ sửa chữa điện – điều hòa: Công việc của họ là trực tiếp sửa chữa xe ô tô liên quan đến phần điều hòa, điện điều hòa, điện thân xe, điện động cơ. Công việc này đòi hỏi thợ điện phải biết sử dụng các thiết bị đo điện và máy chuẩn đoán.
Thợ sơn: Công việc của họ là trực tiếp sửa chữa xe ô tô liên quan đến phần sơn của xe ô tô, công việc thợ sơn xe ô tô sau khi thợ gò đã hoàn thành xong công việc phục hồi lại phom xe ô tô của họ. Liên quan đến công việc sơn xe ô tô đòi hỏi thợ phải biết pha màu sơn và phun sơn.
Thợ gò: Công việc của họ là trực tiếp sửa chữa xe ô tô liên quan đến phần thân vỏ của xe ô tô, tháo lắp, thay thế các chi tiết thân vỏ, nội thất xe, sửa chữa, phục hồi lại thân vỏ xe ô tô theo phom ban đầu.
Nhân viên vật tư, phụ tùng: Chịu trách nhiệm kiểm tra vật tư, phụ tùng hư hỏng, cung cấp đúng vật tư, phụ tùng hư hỏng cho xe ô tô, quản lí vật tư phụ tùng, nhập, xuất vật tư phụ tùng đảm bảo chất lượng, dự trữ phụ tùng cho xưởng sửa chữa.
Nhân viên kinh doanh phụ tùng: Công việc bán phụ tùng cho các xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô
Cố vấn dịch vụ hay tư vấn dịch vụ: Giao tiếp với khách hàng, chăm sóc khách hàng, gia tăng dịch vụ sửa chữa, làm báo giá, làm thủ tục hồ sơ xe ô tô sửa chữa, tư vấn khách hàng, làm hồ sơ bảo hiểm
Tổ trưởng: Chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát các nhân viên kỹ thuật của bộ phận mình quản lý, trực tiếp sửa chữa những trường hợp khó. Ví dụ tổ trưởng tổ máy gầm sẽ có trách nhiệm quản lí, giám sát các thợ kỹ thuật tổ máy.
Quản đốc xưởng: Chịu trách nhiệm, giám sát, điều phối các bộ phận sửa chữa của xưởng: Tổ máy gầm, tổ điện – điều hòa, tổ sơn, tổ gò
Giám đốc xưởng dịch vụ: Chịu trách nhiệm chung toàn bộ của xưởng tất cả các phòng ban như kế toán, phụ tùng, cố vấn dịch vụ
Nghề công nghệ ô tô
Nghề công nghệ ô tô sau khi ra trường có thể làm được khá nhiều vị trí trong lĩnh vưc ô tô. Hiện tại ở Việt Nam các chức vụ về nghề này gồm có thợ máy gầm, thợ điện – điều hòa, tổ trưởng tổ máy gầm, tổ trưởng tổ điện – điều hòa, quản đốc xưởng, trưởng phòng dịch vụ, giám đốc dịch vụ. 1 số ít các công ty tuyển dụng vị trí thiết kế, hoán cải xe. Ngoài ra nếu bạn muốn chuyên sâu về thiết kế thì có thể làm việc tại nước ngoài.
Công nghệ ô tô thi khối nào
Công nghệ ô tô là nghành về kỹ thuật đòi hỏi tính logic cao, vận dụng các kiến thức của các môn khoa học tự nhiên chính vì vậy hiện nay trên tất cả các trường đào tạo về công nghệ ô tô khi thi vào các trường này đều là khối A bao gồm các môn: Toán, Lý, Hóa.
Các trường có ngành kỹ thuật ô tô
Nghành kỹ thuật ô tô hay 1 số trường gọi là ngành công nghệ ô tô đa số đạo tạo tại các trường kỹ thuật có nhiều cấp bậc khác nhau. Đào tạo bằng đại học, đào tạo hệ cao đẳng, hoặc đào tạo nghề mà bạn có thể lựa chọn. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê các trường mà bạn có thể theo học nghành kỹ thuật ô tô.
Các trường đại học có ngành kỹ thuật ô tô
- Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
- Trường Đại Học Xây Dựng
- Trường Đại Học Bách Khoa – Khoa kỹ thuật ô tô
- Trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Công Nghệ giao thông
- Đại học công nghệ cao Hà Nội
- Đại học công nghiệp Hà Nội
Các trường cao đẳng có ngành kỹ thuật ô tô
- Trường cao đẳng công nghệ và kỹ thuật ô tô
- Trường cao đẳng công nghệ ô tô
- Cao đẳng công nghệ Bách Khoa Hà Nội
- Cao đẳng giao thông vận tải Trung ương I
- Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ
- Cao đẳng nghề số 1 – BQP
Các trường trung cấp có ngành kỹ thuật ô tô
- Trung cấp công nghiệp Hà Nội
- Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc
- Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
- Trung cấp kinh tế – kỹ thuật Đồng Nai
- Trung cấp kinh tế – kỹ thuật Long An
Công nghệ kỹ thuật ô tô học trường nào
Tùy vào mục đích của bạn học để làm gì thì bạn sẽ lựa chọn các trường học công nghệ kỹ thuật ô tô cho phù hợp. Nếu bạn muốn nhanh biết về kỹ thuật và trực tiếp sửa chữa xe ô tô bạn có thể lựa chọn các trường dạy nghề và trường cao đẳng vì thời gian đào tạo ngắn hạn, và tính thực tế, thực hành cao hơn và bạn có thể nhanh chóng ra trường để làm việc tại các xưởng sửa chữa ô tô.
Nếu bạn muốn bằng cấp cao hơn thì bạn có thể lựa chọn các trường đại học tuy nhiên thời gian đào tạo khá dài từ 4 năm đến 5 năm. Nên bạn cân nhắc trước khi lựa chọn con đường phát triển của mình