Kiến thức sửa chữa động cơ ô tô
Động cơ ô tô hay còn gọi là động cơ xe hơi là tập hợp tất cả các cơ cấu hệ thống: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôI trơn, làm mát và hệ thống khởi vđộng , đánh lửa. Có nhiệm vụ : biến đổi nhiệt năng do đốt cháy nhiên liệu tạo thành cơ năng (công suất) phù hợp với lực kéo của ô tô.
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ ô tô dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như : chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiên và môi trường sử dụng…Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.
Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ và sau đó tiến hành sửa chữa động cơ ô tô cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của động cơ ô tô
Hiện tượng hư hỏng động cơ ô tô cần sửa chữa
Kiểm tra công suất số vòng quay, tiếng gõ, ồn của động cơ ô tô
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng | Nguyên nhân hư hỏng |
– Công suất động cơ giảm
– Xe chở tảI yếu, tăng tốc chậm, khó khởi động, xả nhiều khói và tiêu hao nhiều nhiên liệu, dầu nhờn. |
– Giảm độ kín (áp suất nén) của buồng cháy và xi lanh pittông : Mòn xéc măng, pittông, xi lanh, mòn hở supáp hoặc hở đệm, vênh nắp máy, hở vòi phun.
– Thời điểm đánh lửa không hợp lý : quá muộn, quá sớm, tia lửa yếu – Hoà khí không hợp lý: đường ống nạp hở hoà khí qúa loãng, quá đậm… |
– Tốc độ động cơ giảm
– Xe tăng tốc chậm không đạt tốc độ lớn nhất quy định, tiêu hao nhiều nhiên liệu và dầu nhờn |
– Giảm độ kín (áp suất nén) của buồng cháy và xi lanh pittông : Mòn xéc măng, pittông, xi lanh, mòn hở supáp hoặc hở đệm, vênh nắp máy, hở vòi phun.
– Thời điểm đánh lửa không hợp lý : quá muộn, quá sớm, tia lửa yếu – Hoà khí không hợp lý: đường ống nạp hở hoà khí qúa loãng, quá đậm, điều chỉnh bơm cao áp hoặc bộ chế hoà khí sai… |
– Tiếng gõ, ồn và rung của động cơ tăng
– Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, ồn khác |
– Pittông, xi lanh và xéc măng mòn nhiều hoặc nứt vỡ
-Trục khuỷu, trục cam, thanh truyền và bạc lót mòn nhiều hoặc cong vênh – Thời điểm đánh lửa không hợp lý : quá sớm, cháy kích nổ – Mòn supáp, đòn mở và ống dẫn hướng – Các bộ phận đối trọng và cân bằng hư hỏng |
b) Phương pháp kiểm tra
– Dùng thiết bị kiểm tra công suất động cơ và số vòng quay của động cơ
– Kiểm tra áp suất suất nén của động cơ
– Dùng thiết bị kiểm tra tiếng gõ, ồn của động cơ
– Kiểm tra các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của từng bộ phận chi tiết sau đó dùng phương pháp loại trừ dần để phát hiện và xác định đúng bộ phận, chi tiết hư hỏng.
Kiểm tra lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn tiêu hao động cơ ô tô
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng | Nguyên nhân hư hỏng |
– Lượng tiêu hao nhiên liệu tăng
– Khí xả có nhiều khói đen, xám |
– Mòn pittông, xéc măng, xi lanh và supáp
– Thùng nhiên liệu hoặc đường ống dẫn bị nứt, hở – Bầu lọc không khí tắc bẩn |
– Lượng tiêu hao dầu bôI trơn tăng (lớn hơn 4,5%)
Khí xả có nhiều khói vàng, xám và động cơ có nhiều tiếng gõ |
– Mòn pittông, xéc măng, xi lanh và mòn cổ trục, bạc lót của trục khuỷu và trục cam
– Hệ thống đường ống dẫn dầu bôI trơn |
– Áp suất dầu nhờn giảm (áp suất dầu ở tốc độ thấp nhất = 0,05 – 0,07 Mpa)
Đồng hồ áp suất dầu không đạt tối đa, hoặc báo thấp hơn quy định |
– Mòn cổ trục và bạc lót của trục khuỷu và trục cam
– Hệ thống đường ống dẫn dầu bôI trơn bị nứt, hở. |
– Chất lượng dầu nhờn kém
Dầu bôI trơn nhanh biến chất, có màu đen sẩm , màu sửa và có nhiều hạt mài. |
– Mòn pittông, xéc măng, xi lanh làm lọt nhièu khí cháy về các te
– Thiếu dầu bôI trơn hoặc dầu bôI trơn không đúng quy định – Dầu lẫn nước |
b) Phương pháp kiểm tra
– Dùng thiết bị kiểm tra lượng tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn
– Kiểm tra áp suất dầu bôI trơn
– Dùng thiết bị kiểm tra phân tich chất lượng khí xả và dầu nhờn
– Kiểm tra các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của từng bộ phận chi tiết sau đó dùng phương pháp loại trừ dần để phát hiện và xác định đúng bộ phận, chi tiết hư hỏng.
Kiểm tra thành phần và nhiệt độ khí xả động cơ ô tô
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng | Nguyên nhân hư hỏng |
– Nhiệt độ khí xả tăng ( lớn hơn 8000C)
Ống xả nóng đó hơn bình thường, nhiệt độ ống xả lớn hơn 8000 |
– Hệ thống nhiên liệu mòn hỏng,
– Thời điểm đánh lửa sai, quá sớm hoặc cháy kích nổ. – Thiếu nước làm mát |
– Thành phần khí xả tăng cao
Khí xả có nhiều khói, có mùi nhiên liệu |
– Buồng cháy có nhiều muội than
– Thời điểm đánh lửa sai, quá sớm hoặc cháy kích nổ. – Hệ thống nhiên liệu mòn hỏng, hoà khí không hợp lý |
– Nhiệt độ động cơ tăng ( lớn hơn 900C)
Nhiêt độ động cơ lớn hơn bình thường,(lớn hơn 900)
|
– Hệ thống nhiên liệu mòn hỏng,
– Thời điểm đánh lửa sai, quá sớm hoặc cháy kích nổ. – Thiếu nước làm mát, hoặc thiếu dầu bôI trơn – Nhiên liệu sai quy định |
b) Phương pháp kiểm tra
– Dùng thiết bị kiểm tra nhiệt độ khí xả
– Quan sát màu khí xả
– Dùng thiết bị kiểm tra phân tich khí xả
Kiểm tra chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ ô tô
1. Làm sạch bên ngoài động cơ
2. Kiểm tra bên ngoài các bộ phận động cơ
3. Kiểm tra áp suất nén của các xi lanh
4. Vận hành động cơ
5. Kiểm tra nghe tiếng gõ, ồn ở các bộ phận và các cụm của động cơ
6. Kiểm tra quan sát bên ngoài các cụm chi tiết sau vận hành
7. Tổng hợp các số liệu
8. Phân tích và xác định các hư hỏng
Xác định độ kín của buồng đốt của động cơ ô tô
Độ kín của buồng cháy là thông số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công suất động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn, động cơ khó khởi động và chạy không tải… Trong qua trình sử dụng, độ kín buồng cháy giảm dần theo thời gian do sự mài mòn của các nhóm chi tiết của pittông, xéc măng, xi lanh, supáp, đệm nắp máy và bugi hoặc vòi phun. Vì vậy thông số độ kín buồng cháy là một thông số chẩn đoán trong chẩn đoán kỹ thuật tình trạng động cơ. Để chẩn đoán độ kín của buồng cháy, cần tiến hành nhiều phương pháp kiểm tra và loại trừ dần để xác định chính xác hư hỏng của từng nhóm chi tiết.
a) Đo áp suất xi lanh cuối kỳ nén
– áp suất nén của xi lanh động cơ xăng = 1,2 – 1,5 Mpa, động cơ điêzen = 3,0 – 5,0 MPa
– Tháo bugi hoặc vòi phun và lắp đồng hồ đo áp suất nén vào buồng cháy (động cơ xăng dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến1,5 Mpa, động cơ điêzen dùng đồng hồ áp suất có chỉ số đo lớn nhất đến16,0 Mpa).
– Mở hết bướm ga, bướm gió và khởi động động cơ
– Tổng hợp các giá trị đo áp suất nén của từng xi lanh và so với tiêu chuẩn cho phép theo thời gian ( % tuổi thọ) của từng loại động cơ để xác định tình trạng kỹ thuật của động cơ.
Kiểm tra áp suất nén của xi lanh
a- Các đồng hồ áp suất b- Kiểm tra áp suất nén động cơ
Áp suất nén của xi lanh thấp hơn cho phép ( nhỏ hơn 75% áp suất nén ban đầu và độ sai lệch giữa các xi lanh không lớn hơn 0,1 – 0,2 MPa), chứng tỏ độ kín của buồng cháy giảm do mòn hở các chi tiết : nhóm pittông-xéc măng-xi lanh, nhóm supáp -đế supáp, nhóm đệm nắp máy và lỗ lắp bugi hoặc vời phun. Cần tiến hành kiểm tra loại trừ dần từng nhóm chi tiết để xác định nhóm chi tiết hỏng.
b) Đo độ giảm áp suất khí nén từ bên ngoài cấp vào buồng cháy (hình 1-5)
– Dùng nguồn khí nén bên ngoài bao gồm : bình chứa khí nén, đường ống dẫn, đồng hồ báo áp suất và van khoá.
– Tháo bugi hoặc vòi phun và lắp đầu nối ống dẫn khí nén vào buồng cháy
– Khởi động động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn và tắt máy
– Tháo các nắp chắn gió, lỗ thông hơI các te, nắp két nước
– Quay trục khuỷu đến ĐCT, cuối kì nén và đánh dấu trên bánh đà.
– Mở van khí nén cho khí nén vào buồng cháy và dùng đồng hồ bấm thời gian theo dõi thưòi gian sụt áp suất khí nén trên động hồ áp suất đến bằng áp suất khí quyển.
– Quan sát và nghe hiện tượng lọt khí nén ra ngoài ở các bộ phận: ống nạp hoặc ống xả, lỗ thông hơI các te, két nước. Tiếp tục quay trục khuỷu đến ĐCD, đầu kì nén.
– Mở van khí nén cho khí nén vào buồng cháy và dùng đồng hồ bấm thời gian theo dõi thưòi gian sụt áp suất khí nén trên động hồ áp suất đến bằng áp suất khí quyển.
– Quan sát và nghe hiện tượng lọt khí nén ra ngoài ở các bộ phận: ống nạp hoặc ống xả, lỗ thông hơI các te, két nước Tổng hợp các giá trị thời gian và độ giảm áp suất khí nén của đồng hồ và hiện tượng rò khí nén đến các bộ phận và so với tiêu chuẩn cho phép của từng loại động cơ để xác định chính xác hư hỏng của các bộ phận, chi tiết.
Nếu có hiện tượng lọt khí nén về ống nạp, bộ chế hoà khí hoặc ống xả do mòn hở supáp và đế su páp.
Nếu có hiện tượng lọt khí nén về các te dầu và ống thông hơI do mòn pittông, xéc măng và xi lanh.
Nếu có hiện tượng nưước sôI hoặc sủi bọt ở két nước do mòn hở đệm nắp máy
Nếu sự chênh lệch về độ giảm áp suất và thời gian giữa hai vị trí ĐCT và ĐCD lớn hơn 20%, chứng tỏ xi lanh mòn không đều.
Kiểm tra lọt khí nén của xi lanh ra ngoài qua ống xả, ống nạp, ống thông gió và qua nắp két nưước
d) Đo gián tiếp : độ chân không ống nạp, độ lọt khí về các te dầu
Đo gián tiếp : độ chân không ống nạp
Trong quá trình nạp, khi pittông đi từ ĐCT vê ĐCD, tạo ra độ chân không nhất định trên đường ống nạp. Khi độ kín khít của buồng cháy cao thì độ chân không rất lớn và độ chân không giảm khi tuổi thọ động cơ tăng lên. Vì vậy độ chân không là một thông số chẩn đoán để xác định độ kín của buồng cháy.
– Dùng thiết bị chuyên dùng đo độ chân không có trị số đo lớn nhất 30 in Hg (tương ứng 762 mmHG)
– Khởi động động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn và tắt máy
– Tháo bugi hoặc vòi phun và lắp chặt đầu nối đồng hồ đo chân không ( chú ý kiểm tra độ kín của các ống nối chân không của bộ chế hoà khí và của các bộ phận khác liên quan đến ống nạp)
– Cho động cơ hoạt động ở chế độ chạy chậm (có độ chân không đạt lớn nhất)
– Quan sát đồng hồ đô chân không và ghi giá trị đo
Chuẩn đoán và sửa chữa động cơ xe ô tô bằng máy chuẩn đoán
Đây là một công nghệ đáng tiền dành cho tất cả những người cảm thấy rằng chiếc xe thể thao mới của họ có thể mạnh mẽ hơn nữa.
Có thể cắm máy chuẩn đoán OBD Port Tuning vào cổng chẩn đoán OBD-II của xe, cho phép chuyên gia về sửa chữa động cơ xe ô tô xem xét các khả năng tinh chỉnh động cơ.
Nhưng cảnh báo rằng đây không chỉ là một món đồ chơi vì nhiều động cơ đã thành mảnh vụn vì một trong những công cụ này.
Vì vậy, hãy chắc chắn đặt nó trong tay của một người chuyên nghiệp.
Các công ty như Cobb Tuning và Hondata cung cấp một số thiết bị tốt nhất và chúng có khả năng kiểm tra code, tinh chỉnh động cơ, bản đồ công suất
Theo dõi hiệu suất và thậm chí còn cho biết thời điểm chuyển số.
Liên hệ báo giá và tư vấn về sửa chữa động cơ ô tô
Cố vấn dịch vụ: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68
Tư vấn kỹ thuật: Hotline & zalo: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn và báo giá về sửa chữa động cơ ô tô là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ CS1: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ CS2: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)