Rút hồ sơ gốc là gì ?
Khái niệm và vai trò của hồ sơ gốc xe ô tô: Hồ sơ gốc xe ô tô là tài liệu chứng minh quyền sở hữu và quản lý xe ô tô. Nó có vai trò quan trọng trong việc đăng ký, bảo hiểm và bán xe, và rút hồ sơ gốc cũng là một thủ tục pháp lý quan trọng khi không sử dụng xe nữa hoặc bán xe cho người khác.
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định thế nào là rút hồ sơ gốc xe ô tô mà theo cách hiểu thông thường thì đây là việc lấy bộ hồ sơ gốc của xe để làm thủ tục sang tên đổi chủ từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Quy trình và thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô
Quy trình và thủ tục đăng ký sang tên xe khác tỉnh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
+ Tổ chức, cá nhân bán; điều chuyển; cho; tặng; phân bổ hoặc thừa kế xe phải thực hiện khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe bằng phương thức sau:
– Trực tiếp nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.
– Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.
+ Tổ chức, cá nhân mua; được điều chuyển; cho; tặng; phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để nộp giấy tờ sau:
– Giấy khai đăng ký xe.
– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe ( Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ lệ phí trước bạ xe (Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe).
– Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
– Xuất trình giấy tờ của chủ xe như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…nếu chủ xe là cá nhân và chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người đến đăng ký xe, giấy giới thiệu…nếu chủ xe là cơ quan, tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cơ quan đăng ký xe gồm:
+ Cục Cảnh sát giao thông đăng ký, cấp biển số xe của Bộ Công an; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số đối với xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định).
Bước 3. Nhận kết quả theo Giấy hẹn của cơ quan đăng ký