Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Khi nào cần thay bugi xe ô tô ? Cách kiểm tra & thay thế bugi xe ô tô

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 30/07/2024

Khi nào cần thay bugi xe ô tô ? Cách kiểm tra & thay thế bugi xe ô tô

Hướng dẫn kiểm tra bugi xe ô tô

Cách kiểm tra bugi bị hỏng 1 cách chính xác là bạn tháo bugi ra để kiểm tra. Khi tháo bugi ra thì bạn cần kiểm tra bugi theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra bugi bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường: Kiểm tra các cực có bị mòn, vỡ, nút, oxy hóa … hay không ?

Bước 2: Kiểm tra bugi bằng cách đo khe hở đánh lửa: Đo bằng dụng cụ đo chuyên dụng là thước lá

Bước 3: Kiểm tra bugi bằng máy test bugi chuyên dụng để xem khả năng đánh lửa của bugi, chất lượng tia lửa.

Kiểm tra 2 cực của bugi bị lệch, gẫy, nứt

2-cuc-cua-bugi-bi-lech-gay-nut

Đo khoảng cách khe hở giữa 2 cực bugi bị sai lệch

Khoang-cach-khe-ho-giua-2-cuc-bugi-bi-sai-lech

Khi nào cần thay bugi xe ô tô ?

Khi tháo bugi ra để kiểm tra thực tế bugi, nếu khe hở giữa 2 cực bugi mòn quá tiêu chuẩn cho phép hoặc các hư hỏng như vỡ phần sứ của bugi, các đầu cực của bugi bị biến dạng. Định kì thì bugi bình thường khoảng 40.000 km thay 1 lần. Đối với bugi Iridium thì 80.000 km thay 1 lần. Khi bạn khởi động xe ô tô thấy khó nổ, hoặc khi xe ô tô trên đường có hiện tượng xe bị rung, giật đó là những triệu chứng do hư hỏng bugi bạn cần tháo nó ra để kiểm tra. Khi bugi bị hỏng sẽ gây ra đánh lửa kém không đốt cháy được hết nhiên liệu trong buồng đốt dẫn tới 1 hoặc nhiều máy trong động cơ hoạt động kém công suất có thể làm chết máy, không đủ công suất, sức kéo khi xe ô tô trở nặng, đi vượt dốc ….

BUGI-DANH-LUA

Sau một thời gian làm việc điện cực bugi có thể bị mòn, hỏng dẫn đến tia lửa sinh ra bị kém. Vì vậy, cần thay bugi đúng định kỳ của nhà sản xuất quy định như sau:

Chu kỳ thay bugi đánh lửa:

+ Sau mỗi 40.000 km (02 năm hoạt động) (Đối với bugi điện cực thường)

+ Sau mỗi 80.000 km (03 năm hoạt động) (Đối với bugi điện cực Platin)

Hướng dẫn cách thay bugi xe ô tô

Thay thế bugi cho xe ô tô khá đơn giản tuy nhiên bạn cần có dụng cụ để tháo bugi. Đối với các dòng xe ô tô khác nhau thì có những dụng cụ tháo bugi khác nhau nhưng đa số vẫn sử dụng loại khẩu dài tháo bugi, đa số là loại khẩu giác 16 tuy nhiên rất nhiều xe Châu Âu có loại bugi đặc thù nên khẩu tháo bugi cũng là loại đặc biệt. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thay bugi xe ô tô.

Quy trình thay bugi xe ô tô

  • Bước 1: Tắt động cơ, không nổ máy
  • Bước 2: Bạn chỉ rút giắc của mô bin đầu gắn vào bugi
  • Bước 3: Dùng khẩu dài ( đa số là khẩu 16”) đưa vào để xoay và tháo bugi ra ngoài
  • Bước 4: Chọn bugi đúng chủng loại ( kích thước ren, đường kính ren, chiều dài bugi ..)
  • Bước 5: Lắp bugi mới vào
  • Bước 6: Dùng khẩu xoáy chặt bugi vào
  • Bước 7: Cắm giắc mô bin
  • Bước 8: Nổ máy kiểm tra sự hoạt động của động cơ.

Dụng cụ tháo, lắp, thay thế bugi xe ô tô

Dụng cụ tháo, lắp, thay thế bugi xe ô tô khá đơn giản chủ yếu sử dụng loại tuýp chuyên dụng sử dụng cho bugi xe ô tô và đa số là loại tuýp 16 tuy nhiên có 1 số dòng xe đặc biệt lại sử dụng loại tuýp 16 khác nhau có loại dài có loại ngắn hoặc có loại mỏng. Nên bạn không thể trang bị hết tất cả các loại khẩu (tuýp) tháo bugi cho tất cả các dòng xe ô tô được mà bạn nên trang bị các dụng cụ tháo bugi cho các dòng xe phổ thông, phổ biến. Tránh trường hợp bugi sau khi tháo xong bị rơi trở lại bạn có thể trang bị thêm cây hút nam châm để hút bugi lên khi tháo xong bugi rơi trở lại

Các hư hỏng khi siết bugi quá chặt khi thay bugi cho xe ô tô

Khi thay bugi xe ô tô điều rất quan trọng đó là lực siết bugi với mức độ chính xác, hợp lý theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng lực siết bugi với áp lực cần thiết, không nên siết quá chặt. Nếu bạn không tự tin hoặc không có kỹ năng cần thiết, hãy mang ô tô đến một gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Bugi có thể xảy ra các vấn đề sau khi bạn siết lực quá chặt

Gãy bugi: Áp lực siết quá mạnh có thể làm gãy bugi hoặc làm vỡ đầu bugi. Điều này dẫn đến việc bugi không thể hoạt động đúng cách hoặc gây rò rỉ điện.

Cháy ren bugi: Siết quá chặt có thể gây cháy ren của bugi, khiến việc tháo lắp bugi trở nên khó khăn và tốn thời gian. Điều này có thể gây rối loạn trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.

Nứt hoặc vỡ cổ bugi: Siết quá mạnh có thể gây nứt hoặc vỡ cổ bugi, làm cho bugi không còn khả năng tạo ra đốt lửa hiệu quả. Điều này có thể gây sự không ổn định trong hoạt động của động cơ.

Làm biến dạng cổ bugi: Áp lực quá lớn có thể làm biến dạng cổ bugi, làm mất đi tính kín và gây rò rỉ khí nhiên liệu.

Liên hệ Hotline & zalo (tư vấn, báo giá & đặt lịch) thay bugi cho xe ô tô09.62.68.87.68 – 03.48.68.87.68 Mọi tư vấn & báo giá thay bugi cho xe ô tô tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC là hoàn toàn miễn phí. Đặt lịch qua website: otomydinhthc.com

Chỉ Đường Đến Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC Tại Đây

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường