Chân côn là gì?
Chân côn là là một phần rất quan trọng trên xe ô tô hay có tên gọi khác là bàn đạp ly hợp, với việc đạp và nhả chân côn sẽ giúp cho bạn điều khiển chiếc xe của mình di chuyển hoặc đứng im cho dù động cơ vẫn hoạt động. Khi mà động cơ đang hoạt động, trục khuỷu và bánh đà của động cơ luôn luôn quay.
Trong một số trường hợp khi động cơ đang hoạt động mà xe không hề di chuyển như vào số N hay đạp chân côn, khi vào số N thì động cơ vẫn quay và đầu vào của hộp số cũng quay nhưng bánh xe không quay vì đầu vào của hộp số không ăn khớp với các bánh răng còn khì đạp chân côn thì truyền động của động cơ còn không được truyền đến cả đầu vào của hộp số.
Chân côn để làm gì?
Nguyên lý hoạt động của bàn đạp ly hợp: việc ngắt hay truyền truyển động của động cơ đến hộp số được thực hiện thông qua việc người lái đạp hay nhả chân côn, bàn đạp ly hợp sẽ được gắn với các cần liên động hoặc là một hệ thống thủy lực để truyền lực từ bàn đạp côn đến ly hợp.
Lực này sẽ được truyền đến các vòng bị chặn của ly hợp làm cho các lò xo đĩa trung tâm bị nén lại, nhờ vào các kết cấu cơ khí đĩa ma sát sẽ được tách ra khỏi bánh đà và cả đĩa é ply hợp. Do đó đầu vào của hộp số sẽ được giải phóng khỏi bánh đà
Vị trí chân côn?
Chân côn hay bàn đạp ly hợp được đặt ở trong buồng lái và ở bên ngoài cùng chân trái bên cạnh chân phanh. Thứ tự các bàn đạp của các dòng xe ô tô như sau:
Đối với xe ô tô số sàn – hộp số thường MT thứ tự bàn đạp tính từ trái sang phải hướng theo vị trí ngồi của người lái xe là: Bàn đạp chân côn, bàn đạp chân phanh, bàn đạp chân ga
Đối với xe ô tô số tự động – hộp số tự động có cấp AT thứ tự bàn đạp tính từ trái sang phải hướng theo vị trí ngồi của người lái xe là: bàn đạp chân phanh, bàn đạp chân ga (Ở hộp số tự động có cấp AT không có bàn đạp chân côn)
Đối với xe ô tô số tự động – hộp số tự động vô cấp CVT thứ tự bàn đạp tính từ trái sang phải hướng theo vị trí ngồi của người lái xe là: bàn đạp chân phanh, bàn đạp chân ga (Ở hộp số tự động vô cấp CVT không có bàn đạp chân côn)
Cách đạp côn xe ô tô?
Cách đạp chân côn xe ô tô dựa theo nguyên lý đạp càng sâu thì côn cắt càng hết tức là càng ngắt truyền động từ động cơ xuống hộp số. Chính vì vậy để vào các số cần phải đạp sâu chân côn nhất để vào số dễ dàng. Ngoài ra việc đạp chân côn ở dạng lơ lửng không hết sẽ làm cho lá côn nhanh mòn hơn nhanh hỏng bộ côn hơn.
Video hướng dẫn đạp côn xe ô tô
Một nguyên lý không thể bỏ qua khi sử dụng chân côn xe ô tô đó là côn ra ga vào tức là khi nhả côn thì phải mớm thêm ga nếu không dễ gây ra hiện tượng xe ô tô bị chết máy và ngược lại khi đạp côn vào thì nên nhả bớt chân ga. Vì vậy việc phối hợp chân ga và chân côn phải hết sức nhịp nhàng để tránh làm chết máy.
Kỹ thuật đạp chân côn
Bước 1: Đầu tiên, khi bạn muốn bắt đầu di chuyển, hãy đạp hết côn và chuyển xe sang số 1.
Bước 2: Sau khi đã đạp côn, nhẹ nhàng áp dụng ga để đạt vòng tua động cơ khoảng 1.500 vòng/phút. Đảm bảo bạn chú ý quan sát xung quanh để tránh những tình huống va chạm không mong muốn.
Để giảm tốc độ hoặc dừng xe:
- Đặt chân lên phanh để dừng hoặc giảm tốc độ.
- Đồng thời, thả chân khỏi bàn đạp ga và nhấn chân phanh.
Khi xe chậm lại, đạp hết côn và nhẹ nhàng áp dụng phanh để dừng hoàn toàn.
- Nếu không thực hiện kỹ thuật đạp chân côn đúng cách, xe có thể bị rung lắc mạnh và dẫn đến va chạm.
- Luôn đảm bảo rằng phanh tay đã được thả, dây an toàn đã được đeo chặt và ghế ngồi được điều chỉnh để bạn có thể tiếp cận chân côn một cách thuận tiện.
Kỹ thuật nhả chân côn
Bước 1: Khi bạn cần thay đổi số hoặc tốc độ, hãy chú ý quan sát môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn. Tiếp theo, từ từ thả chân côn khoảng 2/3 hành trình.
Bước 2: Tiếp tục thả chân côn còn lại để đĩa ma sát tiếp xúc với bánh đà, giúp truyền lực momen xoắn đến bánh xe và xe di chuyển một cách mượt mà và ổn định.
Luôn cẩn thận và nhẹ nhàng khi thực hiện các kỹ thuật này để tránh tình trạng xe khựng lại hoặc giật mạnh. Khi bạn làm quen với cách sử dụng chân côn qua việc luyện tập, bạn sẽ trở nên tự tin và dễ dàng điều khiển xe ô tô. Luôn tuân theo luật giao thông và đảm bảo an toàn cho bạn và những người khác trên đường.
Một số thắc mắc về “cách đạp côn” xe ô tô
Khi sử dụng xe ô tô số sàn có rất nhiều thắc mắc về cách đạp côn của xe như nên đạp côn khi nào ? Đạp côn trước hay đạp phanh trước hay vấn đề đạp côn nhiều có tốt không ? Sau đây Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn
Nên đạp côn khi nào ?
Việc sử dụng chân côn xe ô tô không chỉ đơn giản để bạn chuyển số. Việc đạp chân côn không đúng thời điểm và không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả. Khá nhiều người thắc mắc về việc ” Nên đạp côn xe ô tô khi nào ?” Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giúp bạn biết được lúc nào nên đạp côn:
+Khởi động xe: Khi bạn khởi động xe, thường bạn cần đạp côn đến mức hết để đảm bảo động cơ không tác động vào hộp số khi động cơ chưa ổn định. Sau khi xe đã khởi động thành công, bạn thả côn và dần nhấn ga để bắt đầu di chuyển.
+Thay đổi số: Khi bạn thay đổi số trong quá trình lái, ví dụ như từ số 1 lên số 2 hoặc từ số 3 xuống số 2, bạn cần đạp côn để tách khớp nối giữa động cơ và hộp số. Điều này giúp tránh mài mòn không cần thiết và đảm bảo việc thay đổi số mềm mại, không gây va đập cho xe.
+Lên dốc: Khi bạn đang di chuyển trên địa hình dốc và xe bắt đầu mất tốc độ, đạp côn để duy trì tốc độ và tránh động cơ bị kẹt hoặc tắt máy.
+Phanh động: Khi bạn cần giảm tốc độ nhanh chóng, đạp côn giúp động cơ đừng tác động vào hộp số và góp phần hỗ trợ hệ thống phanh.
+Điều chỉnh tốc độ trong giao thông tắc nghẽn: Trong tình huống kẹt xe hoặc di chuyển chậm trong giao thông, bạn có thể sử dụng côn để điều chỉnh tốc độ một cách linh hoạt hơn.
Có hai kỹ thuật chính về sử dụng xe ô tô số sàn đó chính là kỹ thuật đạp côn và nhả côn
Đạp côn xe ô tô nhiều có tốt không ?
Rất nhiều mới biết lái xe ô tô đặc biệt là xe ô tô số sàn thường đạp côn khá nhiều và chắc hẳn mọi người thường thắc mắc rằng “Đạp côn xe ô tô nhiều có tốt không ?”
Việc sử dụng nhiều côn hay không không làm ảnh hưởng đến việc côn bị mài mòn mà là do chính người lái sử dụng côn bằng cánh cho côn tiếp xúc cùng với bánh đà một cách đột ngột hay là vận tốc của bánh đà và vận tốc của sơ cấp ly hợp không được tiếp xúc cùng nhau .
Ngòai ra khi thực hiện thao tác đạp côn trong xe số sàn, là bạn đang thực hiện quá trình tách dần khớp nối giữa động cơ và hộp số . Việc thực hiện thao tác đạp côn hờ hoặc không một cách cẩn thận có thể gây ra mài mòn không mong muốn cho bộ côn mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và khả năng tiêu thụ nhiên liệu .
Khi bạn đạp côn hờ, có nghĩa là bạn đạp côn mà không thực sự đạp côn đủ mạnh để hoàn toàn tách khớp nối. Trong trường hợp này, các má côn sẽ tiếp xúc và trượt qua nhau với ma sát, tương tự như việc mài dao. Quá trình này gây ra sự mài mòn không cần thiết và nhanh chóng cho bộ côn, dẫn đến hao mòn và giảm tuổi thọ của nó.
Không chỉ làm giảm tuổi thọ của bộ côn, việc đạp côn hờ còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của xe. Sự mài mòn và hao tổn trong bộ côn có thể làm giảm công suất truyền đạt từ động cơ đến bánh xe, gây ra hiện tượng tốn nhiên liệu hơn và giảm hiệu quả trong việc vận hành xe.
Nên đạp côn trước hay đạp phanh trước ?
Vấn đề mà rất rất nhiều người mới lái xe ô tô số sàn không hiểu, cũng như không biết “Nên đạp chân phanh hay đạp chân côn trước” Sau đây với kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực lái xe, sửa dụng xe và sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này
Theo hướng dẫn từ các chuyên gia lái xe an toàn, trong hầu hết các tình huống khi lái xe trên đường, ưu tiên nên được đặt cho việc sử dụng phanh trước. Điều này đảm bảo bạn có thể kiểm soát xe và giảm tốc độ một cách an toàn và hiệu quả. Khi sử dụng phanh trước, xe sẽ không có hiệu ứng trôi qua như khi cắt côn, giúp bạn kiểm soát tốt hơn và dừng xe một cách chính xác .
Trong việc lái xe số sàn, việc kết hợp động tác đạp côn, phanh và chuyển số là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất khi điều khiển xe .Khi bạn cắt côn, động tác này sẽ làm cắt ly hợp và tạo hiệu ứng trôi qua của xe do quán tính. Điều này có thể làm tăng quãng đường dừng và thời gian phanh, làm giảm khả năng kiểm soát xe, đặc biệt trong tình huống cần phải dừng gấp. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn và gây nguy hiểm.
Khi ở tốc độ cao và muốn giảm tốc độ hoặc hãm xe khi xuống dốc, chuyển xuống số thấp hơn là một cách tốt để tận dụng lực hãm của động cơ. Sử dụng côn trong tình huống này có thể giúp kiểm soát tốc độ và hãm xe một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần phải kết hợp với phanh để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi điều kiện đường không thuận lợi.
Lưu ý rằng sử dụng chỉ cắt côn và phanh trong việc giảm tốc độ có thể dẫn đến tình trạng nóng phanh và mòn phanh nhanh chóng, cũng như tạo áp lực và hiệp định không mong muốn trên hệ thống phanh. Điều này có thể gây ra sự cố và nguy cơ mất phanh, ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe.