Giới thiệu về khái niệm Cốt 0, cốt 1, cốt 2 trong động cơ xe ô tô
Hiện nay trên các diễn đàn ô tô lớn trong và ngoài nước có một chủ để được cộng đồng mạng quan tâm rất nhiều và thường sảy ra tranh cãi trên các diễn đàn đó là chủ đề về cốt máy. Đây là một chủ đề hay đáng được mọi người quan tâm và mổ sẻ để biết thêm về nó. Nhiều người không trong ngành ô tô hoặc mới vào ngành thường đặt ra câu hỏi cốt máy xe ô tô là gì, khi nào cần lên cốt hoặc thế nào là cốt 0, cốt 1, cốt 2. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời các đọc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cốt máy là gì? Tại sao phải lên cốt máy?
Cốt (tiếng Pháp là cote) là chỉ số kích thước của xi lanh.
Trong quá trình vận hành của động cơ thì việc ma sát giữa các séc măng, piton với xylanh tạo ra sự mài mòn cho cả 2 phía, khi ma sát trong một khoảng thời gian dài đến một mức độ nào đó làm cho buống đốt không còn kín nữa dẫn đến việc nén kém làm giảm công suất của động cơ và xuất hiện các hiên tượng máy bị yếu, nhớt trào ra buồng đốt do khoảng hở giửa bạc séc măng và nòng xy lanh quá lớn.
Ta phải thay các séc măng để giảm độ hở này, nhưng nếu trường hợp thay séc măng vẫn không ổn thì phải thay cả xy lanh, séc măng, píton. Điều này quá tốn kém. Để tiết kiệm nhà sản xuất động cơ luôn gia công độ cứng bên trong của xy lanh tương đối dày, nên khi bị khoảng hở lớn chỉ cần doa bên trong xy lanh bóng lại, rộng hơn môt chút (gọi là lên cốt, tiếng Pháp là majorer les cotes) và chỉ cần thay bạc séc măng, piton để đưa khoảng hở về mức tiêu chuẩn của nhà sản xuất mà không cần thay xy lanh mới, làm giảm được tối đa mức chi phí.
Cốt 0, cốt 1, cốt 2 là gì?
Khi chúng ta mới mua xe về mà chưa thực hiện lên cốt lần là 0 (tiếng Pháp là cote standard). Đây là kích thước nguyên thủy của nhà sản xuất đưa ra. Khi chúng ta tiến hành lên cốt là mỗi lần ta doa nòng xy lanh hay gọt nòng đi 0,25mm. Nói một cách dễ hiểu thì khi đang ở cốt 0 ta gọt nòng xy lanh đi 0,25 mm là lên cốt 1. 0,5mm là lên cốt 2 và 0,75mm là lên cốt 3 và tiếp tục lên cốt 4 theo thứ tự . Thông thường thì ta sẽ lên đến cốt 3 là thôi rồi sau đó tiến hành đóng nòng sơ mi mới ( nòng xy lanh) để đưa cốt máy về cốt 0. Đây là thông tin từ hầu hết cửa các nhà sản xuất động cơ ô tô đưa ra.
Tác dụng của việc lên cốt máy
Việc lên cốt máy có những tác dụng chính sau:
- Phục hồi và nâng cao hiệu suất hoạt động của động cơ, giúp xe chạy mạnh mẽ hơn.
- Giảm thiểu tối đa chi phí khi sửa chữa và thay thế.
- Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận quan trọng trong động cơ.
Lên cốt máy ta cần làm những gì?
Trước hết để lên được cốt máy ta phải tháo các chi tiết trong động cơ ra như pít tông, thanh truyền,… để kiểm tra độ mòn của các chi tiết đặc biệt là độ mài mòn của nòng xy lanh. Ở đây ta đo độ côn, độ ô van,… sau đó tính toán và đưa ra độ mòn lớn nhất để quyết định mức độ cốt phải lên. Nếu động cơ đã từng lên cốt thì ta phải xác định được chính xác nó đã lên đến cốt mấy có còn đủ lượng dư để tiến hành gia công để lên cốt tiếp nữa hay không. Để biết được ta phải có thông số kích thước và sai số cho phép từ nhà sản xuất động cơ. Rồi sau đó ta tiến hành đưa đến các cơ sở chuyên phục hồi gia công cơ khí để họ lên cốt theo yêu cầu của mình.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích cho những tất cả những làm về kỹ thuật ô tô và đặc biệt khi làm đại tu động cơ cho xe ô tô. Mong rằng qua bài viết trên các đọc giả có thể giải đáp được những thắc mắc và có thêm được những kiến thức bổ ích.
Liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 09 62 68 87 68 để tư vấn và báo giá