Dầu trợ lực lái là dầu gì ?
Trên các xe ô tô hiện nay có sử dụng phổ biến các bộ trợ lực thủy lực để làm giảm công sức của người lái. Để làm công việc này, nhà sản xuất lợi dụng tính chất không thể bị nén của dầu thủy lực để tạo nên các bộ trợ lực thủy lực.
Dầu trợ lực lái là loại dầu thủy lực làm nhiệm vụ truyền động, công tác cho bộ trợ lực lái và thước lái của xe ô tô. Dầu trợ lực lái xe ô tô chỉ sử dụng cho xe ô tô sử dụng hệ thống trợ lực lái dầu. Dầu trợ lực lái hay còn gọi là dầu trợ lực tay lái
Dầu trợ lực lái cần đảm bảo các yêu cầu như không thể bị nén, độ nhớt không thay đổi nhiều khi nhiệt độ thay đổi, không tạo cặn. Mỗi lần bảo dưỡng đều phải kiểm tra dầu trợ lực để bổ sung khi thiếu. Cần tìm sản phẩm chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về khả năng làm việc cũng như sự ổn định trong suốt thời gian làm việc.
Dầu trợ lực lái được dịch sang tiếng anh nghĩa là “Power Steering Fluid”
Ký hiệu dầu trợ lực tay lái
Dầu trợ lực lái dùng để làm gì?
Ngoài ra dầu trợ lực lái cũng là một loại dầu được sử dụng trong hệ thống trợ lực lái của ôtô. Hệ thống trợ lực lái được thiết kế để giảm sức nặng khi lái xe, giúp cho việc lái xe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Khi chúng ta quay vô-lăng, chất lỏng trong hệ thống trợ lực lái sẽ được đẩy đến các piston bên trong bơm trợ lực, tạo ra một lực ép giúp cho bơm trợ lực xoay. Sức ép này sẽ được truyền đến bánh xe thông qua thanh răng và hộp số. Dầu trợ lực lái sẽ cung cấp khả năng truyền lực ép này, giúp cho hệ thống trợ lực lái hoạt động hiệu quả.
Do đó, dầu trợ lực lái có tác dụng rất quan trọng trong hệ thống trợ lực lái của ôtô. Nếu không có đủ dầu trợ lực lái hoặc dầu bị ô nhiễm, hệ thống trợ lực lái sẽ không hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc lái xe trở nên cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Cách kiểm tra mức dầu trợ lực lái
Để kiểm tra mức dầu trợ lực lái cho xe ô tô cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đặt xe trên bề mặt bằng phẳng và khởi động động cơ.
Bước 2: Khi xe đứng yên, xoay vô lăng nhiều lần liên tục để tăng nhiệt độ chất lỏng lên 50-60 ° C (122-140 ° F).
Bước 3: Khi động cơ ở chế độ không tải, xoay vô lăng hoàn toàn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ vài lần. Đảm bảo rằng không có bọt hoặc vẩn đục trong chất lỏng của bể chứa.
Bước 4: Dừng động cơ và kiểm tra bất kỳ sự khác biệt nào về mức chất lỏng giữa động cơ đứng yên và động cơ đang chạy.
Nếu mức chất lỏng thay đổi từ 5 mm (0,2 in) trở lên, hệ thống sẽ chảy dầu trợ lực lái.
Nếu mức chất lỏng tăng đột ngột sau khi dừng động cơ, cần phải tiếp tục giữ mức dầu trợ lực lái.
Việc chảy dầu trợ lực lái không hoàn toàn sẽ tạo ra tiếng kêu trong máy bơm và tiếng ồn trong van điều chỉnh lưu lượng, và dẫn đến giảm độ bền của máy bơm.
Bước 5: Kiểm tra chắc chắn rằng mức dầu trợ lực lái nằm giữa vạch MIN và MAX .
Nếu mức dầu trợ lực lái ở vạch MIN, hãy đổ thêm ngay lập tức.
Hướng dẫn cách thay dầu trợ lực lái ô tô
Việc thay dầu trợ lực tay lái ô tô không quá phức tạp nên kỹ thuật viên hoàn toàn có thể làm được. Thông thường trên xy lanh của bình chứa dầu trợ lực lái đã có chia vạch. Khi đó, bạn chỉ cần đổ dầu trợ lực lái đến mức vạch tiêu chuẩn đã được nhà sản xuất quy định cho từng loại xe.
Quy trình thay dầu trợ lực lái cho xe ô tô
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thay dầu trợ lực lái
Kích bánh trước và đỡ chúng bằng giá đỡ. Rút ống hồi lưu khỏi bình chứa dầu và cắm bình chứa dầu. Kết nối ống nhựa vinyl với ống hồi lưu đã ngắt kết nối và xả dầu vào thùng chứa.
Mở nắp bình chứa dầu trợ lực tay lái
Hình 1
1. Nâng xe lên vị trí thấp, mở nắp đổ dầu.
2. Đồng thời quan sát mức dầu trong bình mục đích để phân tích xem có hiện tượng hao dầu không “ Hình 1”
Bước 2: Tháo rơ le bơm xăng (để ngăn nổ máy)
Tháo cầu chì bơm nhiên liệu, sau đó khởi động động cơ và chờ động cơ chết máy. Tiếp theo, trong khi vận hành động cơ khởi động ngắt quãng, hãy xoay vô lăng hết cỡ sang trái rồi sang phải nhiều lần để xả hết chất lỏng. Kết nối các ống hồi lưu, sau đó đổ đầy chất lỏng được chỉ định vào bình chứa dầu.
Bước 3: Xả dầu trong bình dầu
Hình 2
1. Tháo đường ống dầu hồi từ thước lái về bình dầu sau đó rút ống ra, dầu sẽ từ bình dầu xả ra “Hình 3”.
2.Trong khi chờ dầu xả hết, kiểm độ rơ rô tuyn lái trong ngoài & tra rò rỉ dầu lái, mỡ láp…
* Chú ý : Sử dụng dụng cụ hứng dầu “Hình 2” để chứa dầu thải .
Bước 4: Xả toàn bộ dầu trong thước lái
* Mở̉ khóa điện đánh lái vô lăng sang phải rồi sang trái 5-6 lần để xả toàn bộ dầu trong thước lái và đường ống. Chắc chắn rằng đã hết dầu trong hệ thống thì lắp lại đường ống.
Bước 5: Đổ dầu trợ lực lái & điền đầy dầu trong thước lái
* Đổ dầu mới đến vị trí MAX .Đổ dầu vào bình chứa tới vạch MAX rồi đánh hết lái 5-6 lần,(bổ xung thêm dầu nếu thấy thiếu).
Bước 6: Lắp lại rơ le bơm xăng & nổ máy
* Nổ máy đánh lái chậm, tốc độ đánh lái 90 độ/giây và chắc chắn rằng không có bọt khí trong bình.
Bước 7: Xả e sau khi thay dầu trợ lực lái
Tháo cầu chì bơm nhiên liệu, sau đó khởi động động cơ và chờ động cơ chết máy. Tiếp theo, trong khi vận hành động cơ khởi động không liên tục (trong 15 ~ 20 giây), hãy xoay vô lăng hết cỡ sang trái rồi sang phải năm hoặc sáu lần. Trong quá trình đổ dầu trợ lực lái, bổ sung nguồn cung cấp chất lỏng để mực không bao giờ giảm xuống dưới vị trí thấp hơn của bộ lọc. Nếu khi đổ dầu trợ lực lái trong có không khí được thực hiện trong khi xe chạy không tải, có nguy cơ không khí gây ra bọt của chất lỏng. Đảm bảo mức dầu trợ lực lái khi đang quay vô lăng.
Lắp lại cầu chì bơm nhiên liệu và khởi động động cơ (chạy không tải). Xoay vô lăng sang trái và phải cho đến khi không còn bọt khí trong bình chứa dầu. Không giữ vô lăng quay hết sang hai bên trong hơn mười giây. Xác nhận rằng chất lỏng không có màu trắng đục và mực đã đạt đến vị trí được chỉ định trên thước đo mức.
Xác nhận rằng có rất ít thay đổi trên bề mặt chất lỏng khi vô lăng quay trái và phải. Nếu bề mặt của chất lỏng thay đổi đáng kể, cần phải thực hiện lại việc cầm máu. Nếu mức chất lỏng tăng đột ngột khi động cơ dừng lại, điều đó cho thấy rằng hệ thống vẫn còn không khí. Nếu có không khí trong hệ thống, có thể nghe thấy tiếng ồn leng keng từ máy bơm và van điều khiển cũng có thể tạo ra tiếng ồn bất thường. Không khí trong hệ thống sẽ làm giảm tuổi thọ của máy bơm và các bộ phận khác.
Bước 8: Bổ xung dầu & kiểm tra rò rỉ hệ thống
Chú ý
1.Trong khi thực hiện các bước luôn bổ xung dầu trợ lực lái để mức dầu không bị giảm xuống so với mức dầu ở vị trí của bộ lọc
2. Không được giữ vô lăng ở vị trí hết lái quá 10 giây
3. Nếu trên bề mặt dầu có sự thay đổi đáng kể , Phải tiến hành xả lại gió.
4. Nếu mức dầu tăng lên một cách đột ngột khi động cơ dừng lại, Điều đó chỉ ra rằng vẫn còn khí ở bên trong hệ thống.
5. Nếu như có không khí trong hệ thống, tiếng kêu leng keng có thể nghe được từ bơm dầu và các van điều khiển cũng có thể tạo ra những tiếng động bất thường, Không khí có trong hệ thống sẽ làm giảm tuổi thọ của bơm và các chi tiết trong hệ thống.
Hướng dẫn đổ thêm dầu trợ lực lái
Bước 1: Tháo nắp đổ dầu ở bình dầu trợ lực lái có ghi Fluid Steering hay Power Steering
Bước 2: Kiểm tra dầu trợ lực lái dưới vạch min thì tiến hành đổ dầu. Không đổ quá vạch MAX.
Bước 3: Chỉ đổ loại dầu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hãng xe ô tô bạn đang sử dụng.
Tham khảo Thông số kỹ thuật về dầu trợ lực lái của dòng xe ô tô bạn đang sử dụng
Khuyến cáo khi thay dầu trợ lực lái cho xe ô tô
Khuyến cáo dành cho bạn là chỉ nên thay dầu trợ lực tay lái bằng loại dầu được nhà sản xuất xe của bạn khuyên dùng. Nếu bạn dùng loại dầu khác mà không phù hợp thì rất có thể sẽ gây hại cho chiếc xe ô tô của bạn. Cách thay dầu trợ lực lái là không được đổ dầu trợ lực nhiều quá mức cho phép mà chỉ nên đổ ít hơn vạch đã quy định. Bởi dầu trợ lực lái có đặc điểm là sẽ nở ra khi bị nóng lên và cho tác dụng. Do vậy, nếu bạn cố gắng đổ quá đầy dầu, khi lái xe sẽ khiến cho áp lực tăng và gây ra nhiều nguy hại cho xe.
Trong trường hợp cấp bách cần phải thay dầu trợ lực tay lái nhưng trong xe của bạn lại không có sẵn thì bạn cũng có thể dùng dầu của hộp số tự động để thay cho dầu trợ lực tay lái. Hai loại dầu này tuy không giống nhau về màu sắc nhưng lại cho công dụng khá tương đương.
Không để dầu trợ lực lái rơi lên da hoặc mắt. Nếu điều này xảy ra. Hãy dùng nhiều nước rửa khu vực bị ảnh hưởng ngay lập tức và liên lạc với bác sỹ. Tham khảo Thông số kỹ thuật về dầu trợ lực lái của dòng xe ô tô bạn đang sử dụng.
Dầu trợ lực tay lái loại nào tốt ?
Dầu trợ lực tay lái castrol
Dầu trợ lực lái total
Dầu trợ lực lái toyota
Dầu trợ lực lái Toyota là dầu trợ lực lái do hãng xe ô tô Toyota cung cấp. Không giống như các hãng dầu Total hay Castrol. Dầu trợ lực lái Toyota không phải do Toyota sản xuất mà do bên thứ 3 được hãng xe Toyota thuê sản xuất để cung cấp cho những xe ô tô mà họ sản xuất.
Câu hỏi “Dầu trợ lực tay lái loại nào tốt ?”
Trả lời: 3 loại dầu trợ lực lái mà chúng tôi đã đưa ở trên là loại dầu trợ lực tay lái tốt nhất.
Giá dầu trợ lực lái ô tô và giá thay dầu trợ lực lái
Giá dầu trợ lực lái xe ô tô chủ yếu phụ thuộc vào loại dầu ATF Dexron 3 hay ATF Dexron 4 và phụ thuộc vào thương hiệu của nhà sản xuất dầu này. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào hãng xe bạn cần thay là hãng gì? ví dụ dầu trợ lực lái của Mercedes, BMW .. sẽ đắt hơn dầu phanh của Kia, Hyundai. Thường dầu DOT4 sẽ đắt hơn dầu DOT3 và các thương hiệu sản xuất dầu nổi tiếng sẽ đắt hơn các thương hiệu ít tên tuổi hơn.
Giá thay dầu trợ lực lái xe ô tô phụ thuộc vào số lượng dầu trợ lực lái cần thay cho 1 chiếc xe ô tô, điều thứ 2 giá dầu trợ lực lái tùy thuộc vào loại dầu trợ lực lái thay cho chiếc xe ô tô của bạn là loại dầu trợ lực lái gì, thứ 3 là phụ thuộc vào nhân công thay thế. Nhiều nơi sẽ miễn phí công thay thế loại dầu này
Thông thường đối với các dòng xe ô tô tầm trung như Toyota, Mazda, Ford, Honda, Hyundai, Kia .. giá dầu trợ lực lái là khoảng từ 150.000đ – 300.000 đ / 1 lít tùy thuộc việc bạn thay ở gara hay các hãng xe ô tô.
Ngoài ra các xe ô tô khi thay dầu trợ lực lái số lượng từ 1,5 lít – 2 lít tùy dòng xe. Vậy chi phí thay dầu trợ lực lái từ 250.000 đ – 600.000 đ
Ngoài ra đối với các dòng xe sang thì giá dầu trợ lực lái khoảng từ 300.000 đ – 700.000 đ / 1 lít tùy thuộc bạn thay dầu trợ lực lái ở hãng hay gara
Liên hệ báo giá và tư vấn thay dầu trợ lực lái cho xe ô tô
Cố vấn dịch vụ: 03.48.68.87.68 – Tư vấn kỹ thuật: 09.62.68.87.68
Mọi tư vấn và báo giá thay dầu trợ lực lái cho xe ô tô là hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ CN Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ CN Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 500m)