Hiện tượng vô lăng ô tô bị nặng
Tình trạng vô lăng bị nặng, tay lái ô tô bị nặng là hiện tượng mà khi đánh lái sử dụng lực đánh lái lớn hơn thông thường. Do bạn lái xe quen với chiếc ô tô của bạn nên khi xuất hiện tình trạng vô lăng tay lái bị nặng bạn sẽ nhận thấy ngay. Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng cách đi thử 1 chiếc xe cùng dòng xe ô tô của bạn để thử nghiệm cảm giác độ nặng nhẹ của vô lăng đối với chiếc xe mới để so sánh. Tình trạng xe bị nặng tay lái càng tồi tệ thì càng ảnh hưởng lớn đến người lái xe, đặc biệt hơn nữa là người lái xe là nữ giới thì việc nặng tay lái là điều khủng khiếp đối với họ.
Hiện tượng vô lăng bị nặng là tình trạng khá phổ biến của các dòng xe ô tô đã sử dụng khoảng 8 năm trở nên tuy nhiên cũng có số ít trường hợp vô lăng tay lái bị nặng chỉ sau thời gian ngắn mới mua xe ô tô. Như các bạn đã biết kết cấu của hệ thống lái của ô tô khá đơn giản bao gồm hệ thống các chi tiết truyền động từ vô lăng đến bánh xe. Nguyên nhân gây nặng lái cơ bản là do hư hỏng các chi tiết của hệ thống lái như vô lăng, trục lái, khớp chữ thập, bơm trợ lực lái, thước lái, rô tuyn lái trong, rô tuyn lái ngoài..
Tổng hợp các xe ô tô bị lỗi nặng tay lái
Hiện tượng xe bị nặng tay lái có thể xảy ra ở bất cứ dòng xe ô tô dù mới hay cũ. Ngày nay đa số các dòng xe ô tô sử dụng tay lái trợ lực điện nên một khi hệ thống điện của hệ thống lái bị trục trặc dễ gây ra hiện tượng bị nặng lái. Đặc biệt với các mẫu xe ô tô hiện nay việc thiết kế lazang có đường kính lớn và độ dầy của lốp nhỏ đi cũng khiến lực tác dụng lên thước lái của xe ô tô lớn hơn cũng gây thước lái nhanh hư hỏng hơn. Sau đây chúng tôi lấy 2 ví dụ về dòng xe Toyota Innova và Toyota Vios về tình trạng nặng lái
Vô lăng Toyota Vios bị nặng
Vô lăng Vios nặng bị gặp phổ biến ở các dòng xe Vios có trợ lực lái điện, đa số các dòng xe Vios vô lăng nặng do mô tơ trợ lực lái điện bị hư hỏng. Thông thường khi mô tơ trợ lái điện của xe Vios bị hư hỏng bạn buộc phải thay thế Mô tơ mới hết tình trạng nặng lái
Tay lái Innova bị nặng
Tay lái Innova bị nặng lại xảy ra nhiều ở hệ thống lái trợ lực dầu, đa số các dòng xe Innova bị tình trạng này là do bơm dầu trợ lực yếu, áp dầu không đủ hoặc do 1 số trường hợp do thay dầu trợ lực lái có độ nhớt cao dẫn tới tay lái bị nặng. Tay lái Innova bị nặng có triệu chứng khi xe chuyển động thì tay lái nhẹ nhưng xe nổ ga ăng ti và đứng tại chỗ thì tay lái rất nặng. Ngoài nguyên nhân do dầu thì 1 số trường hợp có thể do góc đặt bánh xe bạn cũng nên kiểm tra.
Honda Civic bị năng tay lái
Dòng xe Honda Civic cũng là dòng xe hay bị nặng lái nhất sau khoảng hơn 10 năm sử dụng. Với nhiều năm làm việc trong nghành sửa chữa ô tô theo thống kê của chúng tôi thì dòng xe Honda Civic là một trong những dòng xe ô tô bị lỗi nặng lái nhiều nhất.
Nguyên nhân gây ra “vô lăng bị nặng”
Chiếm phần lớn nguyên nhân vô lăng xe ô tô bị nặng là do trợ lực lái bị nặng vì vậy ngày hôm nay chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về nguyên nhân này. Hiện nay trong hệ thống lái của ô tô có 2 loại trợ lực lái chính đó là trợ lực lái dầu và trợ lực lái điện. Tùy vào xe ô tô của bạn thuộc loại trợ lực lái nào thì nguyên nhân gây ra vô lăng bị nặng khác nhau
Nguyên nhân vô lăng trợ lực dầu bị nặng
Tay lái trợ lực dầu bị nặng nguyên nhân là do các hệ thống tay lái trợ lực dầu bị hư hỏng và hư hỏng phổ biến là do bơm trợ lực lái dầu bị hư hỏng, trong hệ thống trợ lực lái bằng dầu có các chi tiết như bơm trợ lực lái dầu, thước lái dầu, trục lái, vô lăng, rô tuyn lái trong, rô tuyn lái ngoài, bánh xe. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác có thể do áp suất dầu trong hệ thống lái hoặc thước lái bị hư hỏng. Áp suất dầu không đạt chủ yếu do 2 yếu tố đó là độ nhớt của dầu trợ lực lái và bơm trợ lực lái. Nếu sau khi kiểm tra áp suất dầu đạt thì nguyên nhân còn lại chỉ có thể do thước lái.
Tuy nhiên trước khi kết luận hư hỏng do trợ lực lái thì bạn nên kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống lái và kiểm tra các yếu tố như bánh xe, độ chụm, góc đặt bánh xe đều chính xác, áp suất lốp đã đạt tiêu chuẩn chưa, độ chụm bánh xe đã đúng chưa, độ mòn lốp có đảm bảo không, hệ thống truyền động cơ khí từ tay lái đến thước lái có trơn tru không, thước lái có hư hỏng không. Cách kiểm tra hư hỏng do bơm trợ lực lái là bạn phải do áp suất dầu của bơm trợ lực lái có đạt áp suất tiêu chuẩn hay không.
- Bơm trợ lực lái dầu bị hỏng: Do không bảo dưỡng, thay dầu trợ lực lái định kỳ hoặc vận hành không đúng
- Dầu trợ lực lái bị đóng cặn, keo, bẩn: Do không thay dầu trợ lực lái
- Thước lái bị hư hỏng: Do vật liệu, kết cấu, vận hành không đúng hoặc không bảo dưỡng định kỳ
- Cảm biến góc lái bị hỏng: Bộ phận bị hư hỏng khá nhiều nhưng có nguyên nhân gây ra hư hỏng của bộ phận này
- Lốp quá mòn hoặc non hơi: Bơm lốp đủ theo áp suất lốp tiêu chuẩn, không đảo lốp định kỳ
- Rò rỉ dầu trợ lực lái: Do chảy dầu ty ô dầu trợ lực lái
- Rách cao su chụp bụi thước lái: Do gầm bị va chạm gây rách, việc rách cao su chụp bụi thước lái sẽ làm nước vào thước lái và gây hư hỏng thước lái
Nguyên nhân vô lăng trợ lực điện bị nặng
Vấn đề hay gặp phải nhất đối với dòng xe có hệ thống lái trợ lực điện đó chính là hiện tượng vô lăng tay lái trợ lực điện bị nặng. Đây chính là dạng hư hỏng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng lớn nhất với người lái xe. Thông thường các dòng xe ô tô trợ lực lái điện thì việc đánh lái vô cùng nhẹ nhàng và rất nhạy đó chính ưu điểm của hệ thống lái điện tuy nhiên khi bị hỏng thì vô lăng tay lái trợ lực điện sẽ trở nên rất nặng. Vô lăng trợ lực điện bị nặng đây là tình trạng gặp phải khá nhiều ở các dòng xe lái điện.
Đối với xưởng dịch vụ của chúng tôi gặp nhiều nhất ở các dòng xe như Ford Ranger, Toyota Vios và Hyundai i10. Ở dòng xe Ford Ranger hay hỏng nhất ở mô tơ lái điện, dây curoa lai mô tơ lái điện và thước lái. Còn ở Dòng Vios và i10 thì đa số hỏng ở mô tơ lái điện. Ngày nay các dòng xe ô tô bị hỏng thước lái hoặc bị lỗi trợ lực lái điện khá nhiều điển hình phải kể đến đó là lỗi trợ lực lái điện i10, lỗi trợ lực điện xe Kia Morning
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này các nguyên nhân có thể kể đến như:
- Hỏng mô tơ trợ lực lái điện, mô tơ bị kẹt, các vòng bi kém
- Hỏng dây đai truyền động thước lái
- Hỏng cơ cấu truyền động của thước lái
- Hỏng thước lái điện
- Lốp trước (không đủ căng, mòn không đều)
- Góc đặt bánh trước (không đúng)
- Hỏng trục lái trợ lực điện
- Hỏng Cảm biến mômen (cụm trục lái điều khiển điện)
- Hỏng Cụm mô tơ trợ lực lái
- Hỏng Mạch cảm biến tốc độ (xe có hệ thống VSC)
- Hỏng Mạch cảm biến tốc độ (xe không có hệ thống VSC)
- Hỏng Ắc quy và hệ thống nguồn cấp
- Lỗi điện áp nguồn của cụm ECU trợ lực và rơle
- Lỗi Bộ ECU trợ lực lái
- Lỗi Hệ thống thông tin CAN
Tư vấn sửa chữa lỗi vô lăng ô tô bị nặng
Vấn đề tư vấn để sửa chữa lỗi nặng lái cũng khá quan trọng nó không chỉ là việc sửa chữa cho tốt mà còn lựa chọn phương án sửa chữa nào tốt nhất và phù hợp nhất cho mỗi khách hàng. Đối với những khách hàng cần sửa chữa chi phí thấp, tiết kiệm cần tiến hành phục hồi, gia công, sửa chữa và hạn chế thay thế mới. Còn đối với khách hàng cần sửa chữa có thời gian sử dụng lâu thì cần lựa chọn vật tư, phụ tùng tốt nhất để thay thế.
Cách sửa chữa lỗi vô lăng bị nặng
Cách sửa chữa lỗi này cũng chia làm 2 loại là lái dầu và lái điện
Cách sửa chữa lỗi nặng lái trợ lực điện
Đối với trường hợp trợ lực lái điện bị lỗi có thể do vấn đề cài đặt reset lái tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra. Đa số các hư hỏng đa số do hỏng mô tơ trợ lực lái điện và bắt buộc phải thay thế. Tuy nhiên đối với mỗi dòng xe ô tô lại bố trí mô tơ trợ lái điện ở những vị trí khác nhau. Ví dụ đối với các dòng xe cỡ nhỏ như Morning, i10, Vios thì bố trí mô tơ trợ lái điện ở trên trục lái, còn đối với các dòng xe cỡ lớn như bán tải thì mô tơ trợ lực lái điện lại nằm ngay trên thước lái.
Việc hỏng mô tơ trợ lực lái nằm ở trên trục lái (điển hình là dòng xe Morning, i10, Vios, Innova..) thì cần phải thay thế và tiến hành reset lại hệ thống lái. Việc hỏng mô tơ trợ lực lái nằm ở trên thước lái (điển hình là các dòng xe bán tải như Ford Ranger, Nissan Navara, Chevrolet Colorado, Mazda BT50, …) thì có thể kiểm tra xem có đứt dây curoa không nếu do đứt dây thì cần thay thế. Trường hợp hỏng mô tơ điện bên trong thì tiến hành thay thế và reset lại hệ thống lái.
Cách sửa chữa lỗi nặng lái trợ lực dầu
Cơ bản sửa chữa lỗi nặng lái trợ lực dầu không khó vì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi nặng lái trợ lực dầu đó chính là bơm trợ lực lái và dầu trợ lực lái. Cơ bản chỉ cần thay phụ tùng chính xác, chất lượng và loại dầu trợ lực lái đúng phẩm cấp.
Ngoài ra những lỗi hư hỏng thước lái cũng có thể gây ra nặng lái đối với trường hợp hỏng thước lái thì cần tiến hành tháo rã thước lái dầu ra và kiểm tu xem có thể phục hồi được hay không ? Nếu không phục hồi được thì cần thay mới.
Sửa chữa xe ô tô lỗi vô lăng bị nặng ở đâu ?
Đối với những hư hỏng khi dẫn tới hiện tượng vô lăng bị nặng bạn cần đưa xe đến các địa chỉ chuyên sửa chữa hệ thống lái của xe ô tô để đảm bảo chất lượng sửa chữa cũng như chi phí sửa chữa rẻ nhất. Một địa chỉ đáng tin cậy chuyên sửa chữa hệ thống lái uy tín chất lượng tại Hà Nội đó chính là Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC. Khi bạn gặp vấn đề trên hãy tham khảo địa chỉ này nhé.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT Ô TÔ THC – “HƠN CẢ SỰ MONG ĐỢI …”
Địa chỉ CN Mỹ Đình: Số 587&589 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ CN Hoài Đức: Ô 1, Lô 7, KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Cách ngã tư Nhổn 350m)
Liên hệ Hotline & zalo (tư vấn, báo giá & đặt lịch) sửa chữa lỗi “vô lăng ô tô bị nặng”: 09.62.68.87.68 – 03.48.68.87.68 Mọi tư vấn & báo giá sửa chữa lỗi “vô lăng ô tô bị nặng” tại Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC là hoàn toàn miễn phí. Đặt lịch qua website: otomydinhthc.com
Chỉ Đường Đến Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC Tại Đây