Logo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ÔTÔ THC
  • Email
    otomydinhthc@gmail.com
  • Mở cửa
    Thứ 2 - CN
    8h00 - 17h30
  • Liên hệ với chúng tôi
    0962688768
THC AUTO
image

Hệ thống bôi trơn là gì ? Công dụng, cấu tạo, nguyên lý và các dấu hiệu hư hỏng của hệ thống bôi trơn

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 06/07/2021

Hệ thống bôi trơn là gì ? Công dụng, cấu tạo, nguyên lý và các dấu hiệu hư hỏng của hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn là gì ?

Hệ thống bôi trơn là hệ thống cung cấp chất bôi trơn đến các bộ phận hoạt động với tần suất cao như pittong … Hệ thống bôi trơn ô tô là tập hợp các chi tiết làm nhiệm vụ cung cấp dầu bôi trơn tới tất cả các bộ phận cần bôi trơn của động cơ. Dầu bôi trơn từ máng dầu được bơm lên các đường dầu bằng bơm dầu. Đường dẫn dầu là các lỗ nhỏ bên trong thân máy dẫn dầu đến các chi tiết chuyển động như bạc trục cam, cơ cấu xu páp, bạc trục khuỷu. Đường dầu bên trong trục khuỷu dẫn dầu đến bạc đầu lớn và đầu nhỏ tay biên và qua vòi phun trên tay biên để bôi trơn thành xi lanh. Sau một chu kỳ bôi trơn, dầu bôi trơn lại rơi xuống máng dầu và được làm mát trước khi sang chu kỳ bôi trơn tiếp theo.

He-thong-boi-tron-la-gi

Cách bôi trơn của động cơ diesel và động cơ xăng là gần giống nhau, nhưng do tính chất hoạt động của động cơ diesel khác với động cơ xăng nên phẩm cấp chất lượng của dầu bôi trơn cho động cơ diesel khác động cơ xăng.

Cấu tạo của hệ thống bôi trơn

Cấu tạo của hệ thống bôi trơn gồm rất nhiều các chi tiết, mỗi chi tiết có công dụng và làm 1 nhiệm vụ nhất định. Để hiểu chi tiết về cấu tạo của hệ thống bôi trơn sau đây chúng tôi sẽ thống kê danh sách các chi tiết của hệ thống bôi trơn và công dụng của 1 số chi tiết

Các chi tiết thuộc hệ thống bôi trơn

  1. Cò mổ
  2. Đũa đẩy
  3. Con đội
  4. Trục cam
  5. Đường cấp dầu đến bạc chính
  6. Đường dầu trong trục khuỷu
  7. Bơm dầu
  8. Lọc dầu tinh
  9. Lọc dầu thô
  10. Đường dầu chính
  11. Bạc đầu lớn tay biên
  12. Bạc trục khuỷu
  13. Bạc trục cam
  14. Thông gió hộp trục khuỷu
  15. Két làm mát dầu

Công dụng của 1 số chi tiết hệ thống bôi trơn

Bơm dầu: có tác dụng cung cấp dầu nhờn với áp lực cao

Lọc dầu: có tác dụng giữ lại các cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy. Giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất định tránh trường hợp ổ trục bị mài mòn, kẹt hư hỏng do tạp chất gây ra

Thông gió hộp trục khuỷu: có tác dụng hạ nhiệt và làm mát động cơ tránh ảnh hưởng đến đặc tính của dầu ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ dầu khỏi tình trạng ô nghiễm và phân hủy khi tạp chất cháy trong quá trình hoạt động.

Két làm mát dầu: có nghiệm vụ bảo đảm nhiệt độ của dầu ở mức ổn định không để xảy ra tình trạng quá nhiệt làm hư hỏng gián đoạn quá trình làm việc

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn là sự lưu thông tuần hoàn của dầu bôi trơn trong hệ thống, động cơ hoạt động dầu ở đáy các te được hút thông qua phao dầu đến các bầu lọc thô, bầu lọc tinh rồi đi đến các ống lỗ dẫn dầu. Từ đó bôi trơn cho cổ trục cam trục đòn mở và bạc cổ trục chính qua các ống dẫn dầu nhánh. Dầu từ trong trục khuỷu rỗng sẽ chảy đến bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục khác của trục khuỷu. Bên cạnh đó dầu di chuyển qua các lỗ và rãnh nhỏ trên thanh truyền bôi trơn cho chốt pitton

Ngoài ra có một số động cơ có các lỗ khaon phun dầu trong đầu to của thành truyền và được đặt nghiêng so với đường tâm của thanh truyền một góc 40-45 độ. Dầu sẽ được phun hoặc văng té để bôi trơn cho thành xi lanh, cam và con đội khi mà lỗ phun dầu thông hoặc trùng với lỗ dầu ở cổ biên. Kết thúc quá trình bôi trơn dầu sẽ chảy về đáy các te để tiếp tục chu trình bôi trơn tiếp theo

Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

So-do-nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-boi-tron

Van giảm áp: Khi vì một lý do nào đó mà áp suất đường dầu lên cao, van giảm áp sẽ mở để xả bớt dầu xuống máng dầu để tránh hư hại cho đường dầu và bơm dầu.

Van đi tắt: Khi lọc dầu bị tắc van đi tắt sẽ mở để cho dầu bôi trơn đi tắt qua lọc đến các chi tiết được bôi trơn.
Máng dầu được bắt bằng bu lông vào hộp các te, nó là nơi gom và chứa dầu sau khi bôi trơn. Máng dầu thường làm bằng thép dập. Trước bơm dầu có màng lọc đảm bảo lúc nào cũng ngâm trong dầu để tránh bơm hút không khí vào đường dầu. Máng dầu phải đủ lớn để đảm bảo dầu đủ nguội trước khi tiếp tục bôi trơn.

Công dụng của hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn giúp các chi tiết hoạt dộng trơn chu hơn và làm giảm ma sát giữa các bề mặt làm việc giúp các bề mặt giảm khả năng bị ăn mòn và đồng thời tăng tuổi thọ cho các chi tiết. Ngoài ra hệ thống bôi trơn còn có tác dụng làm mát và ổn định nhiệt độ cho các hệ thống và chi tiết mà nó làm mát.

Đơn cử như hệ thống bôi trơn của động cơ xe ô tô giúp làm nguội nhanh và giảm tiếng ồn cho động cơ

Các dấu hiệu hư hỏng của hệ thống bôi trơn

1. Thiếu dầu bôi trơn làm đèn cảnh báo sáng. Đèn cảnh báo áp suất dầu trên bảng đồng hồ táp lô sẽ sáng khi áp suất dầu bôi trơn không đủ để thực hiện hành trình bôi trơn.

Den-canh-bao

2. Lọc dầu lâu không thay làm nghẹt dầu khiến thiếu dầu bôi trơn đến các vị trí làm việc

3. Kiểm tra lượng dầu động cơ bị hao hụt bất thường, ví dụ trong vòng 6 tháng hao khoảng 0,5 lít dầu là vấn đề bất thường. Thường dầu động cơ xe ô tô rất ít hao

4. Động cơ hoạt động có tiếng kêu lớn do các chi tiết được bôi trơn kém

5. Xe ô tô khó khởi động khi nguội máy đây cũng là dấu hiệu do bôi trơn kém nên khó khởi động

Đánh giá

Trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags, Chuyên mục

Động cơ (72)

Giá bảo dưỡng

Dự toán các hạng mục bảo dưỡng

{{ item }}
Thời gian ước tính {{ dataBaoGia.hang_muc.duration }}
Nhân công bảo dưỡng {{ formatNumber(dataBaoGia.hang_muc.manpower) }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Tổng

{{ item }}
{{ item.title }} {{ formatNumber(item.value) }}

Ghi chú

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường