Sơn phủ gầm ô tô là gì ? Tác dụng gì ? … và rất nhiều vấn đề về sơn phủ gầm xe ô tô. Ở bài viết này Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC sẽ cung cấp 7 điều lưu ý khi sơn phủ gầm xe ô tô mà bạn cần biết trước khi làm dịch vụ này để tránh những sai lầm ví dụ như: giá quá đắt, chất lượng kém, hiệu quả không như mong đợi, … Trước tiên chúng ta cần hiểu sơn phủ gầm là gì ?
Ta có thể hiểu sơn phủ gầm là tạo ra một lớp bảo vệ bề mặt bằng những vật liệu chuyên dụng cho gầm. Để hiểu rõ hơn mời các bạn xem Video sơn phủ gầm ô tô tại xưởng dịch vụ của chúng tôi để trải nghiệm quá trình sơn phủ gầm cho 1 chiếc xe ô tô và bạn sẽ hiểu thế nào là sơn phủ gầm:
Sơn phủ gầm ô tô là 1 loại sơn để phun vào gầm xe ô tô. Cũng giống như các loại sơn khác, sơn phủ gầm để phun vào các chi tiết gầm xe ô tô, các hốc lốp, ngoài ra nó có thể sơn vào các chi tiết để bảo vệ và cách âm. Với thành phần chính là cao su non và sơn bảo vệ thì lớp sơn phủ gầm sẽ hạn chế tối đa tác động của hơi ẩm và nhiệt độ đến gầm xe, bảo vệ gầm xe khỏi hư hỏng han gỉ.
Các loại sơn phủ gầm cho xe ô tô
Sơn phủ gầm xe ô tô có 2 loại đó là sơn phủ gầm cao su non hoặc sơn phủ gầm gốc nước. Từ tên gọi của nó, chúng ta đã phần nào hiểu thế nào là sơn phủ gầm. Về cơ bản sơn phủ gầm cũng giống như việc sơn xe ô tô chỉ khác vật liệu sơn phủ gầm là loại sơn có chứa cao su non khi sơn lên bề mặt vật liệu nó sẽ tạo ra một lớp cao su có độ đàn hồi để tránh đá văng gây tiếng ồn và tạo độ cách âm cho bên trong xe.
Có thể hiểu đơn giản sơn phủ gầm sử dụng một lớp vật liệu đặc biệt có thành phần chính là cao su non và các chất dung môi khác để tạo nên một lớp phủ bảo vệ các lớp vật iệu thép khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
Sơn phủ gầm gốc cao su non
Sơn phủ gầm cao su non là loại sơn có nguồn gốc từ cao su non và thành phần sơn chống gỉ, chịu nhiệt. Loại sơn này chịu được nhiệt độ lên tới 120 độ C, ngoài ra trong thành phần sơn phủ gầm có chất chống gỉ, chống oxy hóa, ngăn ngừa tác dụng của điều kiện tác động của hóa chất bên ngoài như muối, axít, …
Thành phần chủ yếu của sơn phủ gầm đó là nguồn gốc từ cao su non là lớp bảo vệ cực tốt cho gầm xe của bạn, lớp cao su này có độ bền trên 5 năm, độ đàn hồi của cao su non là cực tốt so với các loại cao su khác vì vậy mọi vật thể khi va chạm vào đều bị văng ra.
Sơn phủ gầm gốc nước
Sơn phủ gầm gốc nước tác dụng chính là bảo vệ gầm xe và ít có tác dụng chống ồn như sơn phủ gầm cao su non. Tuy nhiện độ bền của sơn phủ gầm gốc nước lâu hơn và kết dính chắc chắn hơn so với sơn phủ gầm cao su non
Tác dụng của sơn phủ gầm xe ô tô
Sơn phủ gầm cao su non gồm 2 nguyên liệu chủ yếu là cao su non và sơn chống gỉ, chịu nhiệt. Tác dụng của cao su non khi sơn phủ gầm là tạo một lớp bảo vệ bằng cao su lên bề mặt gầm, các chi tiết gầm xe như sàn xe, khung xe, các vị trí mối hàn giữa các chi tiết và đặc biệt là 4 hốc lốp của xe ô tô, do đó trong quá trình xe ô tô di chuyển trên đường đá dăm, cát sỏi hoặc bất kì vật gì khi văng lên hốc lốp và gầm xe đều sẽ bị bật trở ra.
Vật liệu bằng cao su non nên không gây ra tiếng ồn từ các tác nhân đó, ngoài ra khi sơn phủ gầm sẽ giúp lấp đầy các khe hở giữa các chi tiết, đây cũng là 1 nguyên nhân gây ra tiếng ồn từ không khí lùa các khe hở đó. Tác dụng chống ồn của sơn phủ gầm chưa phải là tác dụng chính của sơn phủ gầm mà tác dụng chính của nó chính là giúp bảo vệ các chi tiết ở gầm xe và hốc lốp do trong thành phần sơn phủ gầm có vật liệu sơn chống gỉ, chịu nhiệt để bảo vệ các chi tiết gầm xe ô tô không bị gỉ, sét oxi hóa.
Như bạn đã biết về thành phần của sơn phủ gầm là cao su non và sơn chống gỉ, chịu nhiệt. Vì vậy tác dụng của nó sẽ giúp giảm tiếng ồn, chống gỉ, chống oxy hóa cho các chi tiết. Các bộ phận như gầm xe, hốc lốp không được bảo vệ, đa phần những chi tiết này là sắt, thép,nhôm nên khi đi trên đường do đất đá văng lên gây ra tiềng ồn, ngoài ra một nguyên nhân khác gây ra tiếng ồn đó là khe hở giữa các chi tiết, khi đi xe trên đường gió sẽ luồn vào các khe hở đó cũng gây ra âm thanh ù ù rất khó chịu.
Khi sơn phủ gầm lên các chi tiết này sẽ tạo nên 1 lớp cao su non bao phủ bề mặt chi tiết, đồng thời làm kín các khoảng hở giữa các chi tiết. Sơn phủ gầm cao su non sẽ hạn chế được những nguyên nhân đó. Ngoài ra tác dụng rất lớn của nó là chịu nhiệt, bao vệ tránh oxy các chi tiết gầm xe do gầm xe là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường, nhanh xuống cấp nhất, nếu khôn được bảo vệ dần dần các khung gầm, sắt xi sẽ bị gỉ sét, rỗ ,mọt gây nguy hiểm cho an toàn của bạn
Tuy cao su không có được cơ tính như vật liệu kim loại nhưng lại có thể bù đắp một khuyết điểm rất lớn của kim loại- chính là không bị ôxy hóa và đàn hồi. Kết luận lại sơn phủ gầm bao phủ bề mặt kim loại thì sẽ có những tác dụng chính như sau:
– Chống mối mọt: Vật liệu kim loại bị ô-xy hóa sẽ gây ra mối mọt ảnh hưởng đến độ bền khung xe. Để ngăn hiện tượng này thì cần tránh cho khung xe tiếp xúc với không khí có độ ẩm và muối. Cao su thì không bị ô-xy hóa khi gặp nước và muối nên lớp cao su non hình thành sau khi phủ gầm sẽ ảo vệ gầm xe khỏi mối mọt.
– Giảm độ ồn: Khi xe di chuyển, csc loại sỏi đá trên đường bị văng lên, đập vào hốc lốp sẽ tạo nên âm thanh khó chịu dội vào cabin. Lớp cao su non phun vào hốc lốp sẽ giảm thiểu tiếng va đập của sỏi đá, giảm tiếng ồn.
– Ngoài ra còn một số tác dụng như giảm tác đông nhiệt từ ống xả và mặt đường lên ca-bin.
Các phương pháp sơn xịt phủ gầm cho xe ô tô
Có 2 phương pháp để thực hiện sơn xịt phủ gầm cho xe ô tô
Sơn phủ bằng bình xịt: Sơn phủ bằng bình xịt thường được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc cơ sở sơn phủ chuyên nghiệp. Đây là quy trình tự động hóa, giúp đảm bảo sự đều đặn và mịn màng của lớp sơn. Sau khi bị xịt lên, sơn thường được khô nhanh hơn do có khả năng phủ rộng và đều hơn.
Sơn phủ thủ công: Sơn phủ thủ công thường do người dùng tự thực hiện hoặc được thực hiện bởi người thợ sơn. Quá trình này yêu cầu kỹ năng cao và tỉ mỉ. Sơn thường được áp dụng bằng cọ hoặc cuốn, điều này có thể tạo ra kết quả tốt nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nó có thể mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ tạo ra vết nứt hoặc vết sọc nếu không được thực hiện cẩn thận.
So sánh sự khác biệt giữa sơn phủ gầm bằng bình xịt và sơn thủ công
Độ đều và mịn màng: Sơn phủ bằng bình xịt thường có độ đều và mịn màng cao hơn so với sơn thủ công, do quy trình tự động hóa.
Tốc độ khô: Sơn phủ bằng bình xịt thường khô nhanh hơn, nhờ vào quá trình phun sơn đồng nhất và lớp mỏng hơn.
Chi phí: Sơn phủ bằng bình xịt thường đòi hỏi một số công cụ và thiết bị đặc biệt, nên có thể tốn kém hơn so với sơn thủ công.
Kỹ năng: Sơn phủ thủ công đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt. Sơn phủ bằng bình xịt thường không yêu cầu người dùng có mức kỹ năng cao như vậy.
Sự lựa chọn giữa sơn phủ bằng bình xịt và sơn thủ công phụ thuộc vào mục tiêu và tài năng của bạn. Điều quan trọng là đảm bảo rằng quá trình sơn phủ được thực hiện đúng cách để đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả cho gầm xe của bạn.
Hình ảnh súng sơn phủ gầm xe ô tô
Có thể tự sơn phủ gầm xe ô tô tại nhà không ?
Theo các chuyên gia, cơ bản thì có thể tự xịt phủ gầm ô tô tại nhà. Bởi các sản phẩm sơn phủ gầm ô tô hiện được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Người dùng có thể tìm mua và về tự phủ gầm xe của mình. Tuy nhiên, việc tự phủ gầm ô tô tại nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn do không có các trang thiết bị hỗ trợ. Đầu tiên là cần có 1 cầu nâng ô tô.
Khác với sơn xe, để phủ gầm bắt buộc phải có cầu nâng hỗ trợ để nâng xe lên cao, từ đó mới có thể vệ sinh sạch gầm xe, tẩy gỉ và xịt phủ gầm hơn thế nữa mới đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra một số loại sơn phủ gầm cần phải có súng phun xịt gầm và loại súng này khi phun sơn ra cần có hơi của máy nén khí. Chính vì vậy lại cần phải có máy nén khí, hơn thế nữa trước khi sơn lại phải rửa sạch gầm xe, tháo các chi tiết gầm xe.
Phủ gầm ô tô cần nhiều trang thiết bị hỗ trợ và bạn phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật ô tô. Khó khăn tiếp theo là về kỹ thuật. Không phải bộ phần nào dưới gầm cũng có thể phủ sơn. Do đó, người thực hiện cần phải nắm rõ các bộ phận không được xịt sơn để có biện pháp tháo rời hoặc che chắn. Kỹ thuật xịt phủ gầm cũng rất quan trọng. Làm sao để xịt phủ đều tay hay xịt phủ dạng sần, tạo hạt không phải đơn giản…
Như các bạn đã công việc sơn phủ gầm cho 1 chiếc xe ô tô là tương đối phức tạp đòi hỏi phải có đầy đủ thiết bị cũng như cần tay nghề kỹ thuật viên có trình độ sơn cao, qui trình kỹ thuật đúng thì chất lượng sơn mới tốt. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn không nên sơn phủ gầm tại nhà, bạn sẽ không có đầy đủ trang thiết bị cũng như tay nghề chuyên môn về sơn phủ gầm. Ngoài ra chi phí bỏ ra cũng khá lớn so với việc bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn nên đến các cơ sở chuyên phủ gầm xe để được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp để có lớp sơn phủ chất lượng, đạt khả năng bảo vệ cao nhất.
Sau khi sơn phủ gầm xe ô tô nên Sơn mạ kẽm ống xả
Ngoài ra sơn phủ gầm cao su non có tác dụng chống ồn và bảo vệ gầm xe thì có 1 số chi tiết không thể sơn phủ gầm như ống xả vì chi tiết này khi xe ô tô hoạt động nhiệt độ tại ống xả khá cao nên sơn phủ gầm không chịu được nhiệt độ này. Nhưng chính vì chi tiết này hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao trong điều kiện khắc nhiệt nên dễ bị oxi hóa sau một thời gian dài sẽ nhanh bị gỉ, thủng hoặc bục ống xả gây ra các tiếng kêu “bụp, bụp” nên cần 1 loại sơn chịu nhiệt chống gỉ cho nó.
Giải pháp đó là sơn mạ kẽm ống xả cho xe ô tô, chúng cần sơn một lớp mạ kẽm để tránh bị oxi hóa, gỉ, tăng tuổi thọ cho ống xả, chính vì vậy chúng tôi cung cấp dịch vụ “sơn mạ kẽm cho đường ống xả” cho xe ô tô. Khi bạn đã làm dịch vụ sơn phủ gầm cho xe ô tô thì bạn nên làm kèm thêm dịch vụ sơn mạ kẽm ống xả vì những lý do trên và hơn thế nữa khi sơn phủ gầm chi tiết ống xả cũng được tháo ra nên giảm bớt chi phí nhân công lao động
Kinh nghiệm khi sơn phủ gầm cho xe ô tô
Ngoài giá tiền, hãy hỏi kỹ chi tiết gói dịch vụ sơn phủ gầm ô tô. Xịt phủ gầm ô tô là một dịch vụ, không phải sản phẩm thông thường nên rất khó để so sánh giá thành giữa các nơi, chính vì vậy giá không phải là vấn đề quyết định đến việc lựa chọn dịch vụ sơn phủ gầm cho xe ô tô của bạn. Do đó, song song với việc hỏi giá sơn xịt phủ gầm ô tô, bạn nên hỏi rõ cả các vấn đề sau:
Bạn nên hỏi về Quy trình xịt phủ gầm ô tô gồm các bước nào, giá đã bao gồm luôn cả vệ sinh xe, tẩy gỉ sét cho gầm xe không, đối với xe ô tô của bạn thì sử dụng hết bao nhiêu lọ ( bao nhiêu ml)
Loại sơn sử dụng phủ gầm cho xe của bạn là loại nào: Nhãn hiệu, xuất xứ gì… Bạn có thể kiểm tra thông tin nhãn hiệu trên internet để biết giá sơn trên thị trường. Nên ưu tiên chọn loại sơn có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên hỏi rõ loại sơn phủ gầm sử dụng, ưu tiên chọn cơ sở dùng sơn phủ gầm có thương hiệu như Sơn phủ gầm Wurth của Đức
Số lớp sơn tương đương khoảng bao nhiêu lọ sơn 1000 ml: Hãy hỏi kỹ với gói dịch vụ này thì gầm sẽ được sơn phủ bao nhiêu lớp… Bởi sơn càng nhiều lớp độ bền càng cao, khả năng chống gỉ, giảm ồn, cách nhiệt càng hiệu quả, đồng nghĩa giá thành càng cao. Tuy nhiên cũng có giới hạn về lớp sơn phủ gầm. Các hãng sơn xịt phủ gầm uy tín như Wurth cũng thường khuyên nên sơn khoảng tầm 2 – 3 lớp. Thông thường đối với xe Hatchback khoảng từ 4 lọ đến 6 lọ, xe sedan khoảng từ 5 lọ đến 7 lọ, xe SUV 7 chỗ khoảng từ 6 lọ đến 8 lọ. Liên hệ báo giá, tư vấn & đặt lịch sơn phủ gầm ô tô: Hotline & zalo: 03.48.68.87.68 – 09.62.68.87.68. Mọi tư vấn và báo giá sơn phủ gầm xe ô tô là hoàn toàn miễn phí. Đặt lịch qua website: otomydinhthc.com
Chỉ Đường Đến Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô THC Tại Đây