Hệ thống dây an toàn sẽ bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các va chạm. Tuy nhiên, trong các va chạm mạnh, đặc biệt là các va chạm từ phía trước, phần phía trên của cơ thể người như đầu và ngực có thể va chạm vào vô lăng hoặc kính chắn gió gây chấn thương nghiêm trọng. Túi khí trên ô tô lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1967 bởi Allen Breed. Kết cấu của nó bao gồm một cơ cấu có thể sản sinh rất nhanh một lượng lớn chất khí để bơm vào một túi ni lông để đỡ phần co thể của người đang lao về phía trước.
Túi khí là gì ?
Hệ thống túi khí ô tô được kí hiệu là SRS (Supplemental Restraint System ) Túi khí ô tô dịch sang tiếng anh là Airbag. Đúng như tên gọi của nó, túi khí ô tô là 1 chi tiết dạng túi khi nó nổ ra làm cho túi khí bung ra như quả bóng bay. Việc nổ túi khí được diễn ra do cảm biến kích nổ túi khí thường đặt ở xung quanh xe, tùy vào vị trí của túi khí thì cảm biến kích nổ ở những vị trí khác nhau. Khi va chạm cảm biến kích nổ hoạt động và thuốc nổ được phát nổ trong túi khí, lượng khí được phát ra làm túi khí thay đổi kích thước như quả bóng. Túi khí ô tô thuộc hệ thống an toàn bị động của xe ô tô. Hệ thống an toàn bị động tức là khi xảy ra tai nạn thì các hệ thống này mới hoạt động. Kết hợp với túi khí ô tô đó là dây đai an toàn. Thường khi hư hỏng túi khí do va chạm đều hư hỏng dây đai an toàn
Túi khí (airbag) là một bộ phận thuộc hệ thống an toàn trên xe ô tô được thiết kế để giảm thiểu tổn thương cho người lái và hành khách khi xảy ra tai nạn. Túi khí được bơm ra từ một bình khí nén trong khoảng thời gian ngắn sau khi cảm biến trên xe phát hiện va chạm. Hệ thống túi khí xe ô tô thuộc loại hệ thống an toàn bị động của xe tức là khi xe xảy ra tai nạn thì hệ thống này hoạt động còn đối với hệ thống an toàn chủ động tức là hệ thống an toàn làm giảm thiểu khả năng xe bị tai nạn
Khi xảy ra va chạm, các cảm biến trên xe sẽ gửi tín hiệu đến máy tính điều khiển hệ thống túi khí. Máy tính sẽ xác định độ dốc và tốc độ của xe để tính toán thời điểm và lực đẩy cần thiết để bơm khí vào túi khí. Khi túi khí được bơm ra, nó sẽ giúp giảm thiểu sự va chạm giữa người lái hoặc hành khách với phần cứng trong xe như bảng điều khiển, vô lăng, cửa, ghế… Túi khí trên xe ô tô có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên xe, bao gồm túi khí phía trước của tài xế, túi khí phía trước của hành khách, túi khí bên hông và túi khí rèm.
Túi khí đã trở thành một tính năng an toàn tiêu chuẩn trên hầu hết các loại xe hơi. Đối với xe ô tô có đầy đủ các loại túi khí như túi khí vô lăng, túi khí đầu gối người lái, túi khí taplo bên ghế phụ, túi khí đầu gối ghế phụ, túi khí mành các vị trí người ngồi, nếu xe ô tô được trang bị đầy đủ hệ thống túi khí sẽ được đánh giá tiêu chuẩn an toàn cao. Tiêu chuẩn đánh giá an toàn của xe ô tô được đánh giá chỉ số cao nhất là 5 sao.
Túi khí ô tô có tác dụng gì ?
Những hệ thống bơm túi khí bị thu hồi của Takata trở thành những quả bom hẹn giờ do lượng chất nitrat amoni giảm khi phản ứng với những thay đổi trong môi trường như độ ẩm và nhiệt độ. Nhưng những nhiên liệu trong túi khí khác như natri azua, guanidine nitrat và tetrazole được coi là khá ổn định trong vòng đời của chiếc xe.
Tuy nhiên, trong hợp đồng với các nhà cung ứng thì vòng đời của xe là 15 năm. Ví dụ, nhà cung ứng túi khí Autolic đã kiểm tra độ rò rỉ để đảm bảo rằng hệ thống bơm khí của họ không giảm trên 10% chất lượng trong khoảng thời gian đó.Sau đó thì sao? Hệ thống bơm của túi khi sử dụng mối hàn kim loại thuỷ tinh kín. Theo lý thuyết, những mối hàn này có thể hàng tập kỷ.
Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ 21, những doanh nghiệp sản xuất ô tô khuyên các chủ sở hữu nên bảo quản hoặc thay thế các túi khí sau 10 – 15 năm. Giờ thì họ không nhắc đến chuyện đó nữa. Thậm chí là trong viễn cảnh tồi tệ nhất, những túi khí có tuổi thọ 30 – 40 năm không bơm khí theo đúng lực và tốc độ đã định thì vẫn còn tốt hơn những mảnh vỡ gây chết người từ xe ô tô của Takata.
Tác dụng chính của ô tô chính là tính năng an toàn, bảo vệ người lái xe và những người trên xe ô tô giảm thiểu tối đa hậu quả về người khi xảy ra tai nạn giao thông. Những xe ô tô chỉ số an toàn cao từ 4 – 5 sao theo tiêu chuẩn an toàn về xe ô tô của thế giới thông thường trên xe ô tô phải có 7 túi khí.
Video về tác dụng của túi khí trên xe ô tô
Tác dụng của các túi khí trên ô tô
- Túi khí vô lăng tác dụng bảo vệ mặt và phần ngực của người lái xe khi xảy ra tại có hướng từ phía trước xe
- Túi khí đầu gối ghế lái tác dụng bảo vệ phần chân và bụng của người lái xe khi xảy ra tại có hướng từ phía trước xe
- Túi khí bên ghế phụ tác dụng bảo vệ mặt và phần ngực của người ngồi bên ghế phụ khi xảy ra tại có hướng từ phía trước xe
- Túi khí đầu gối ghế phụ tác dụng bảo vệ phần chân và bụng của người ngồi bên ghế phụ khi xảy ra tại có hướng từ phía trước xe
- Túi khí mành tác dụng bảo vệ phần hông của người lái xe và các hành khách trên xe ô tô phía sát 2 bên cửa của xe ô tô
Mục đích chính của túi khí phía trước là giảm thiểu tổn thương cho lái xe và hành khách trong trường hợp va chạm nghiêm trọng từ phía trước. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là người lái và hành khách tuân thủ quy định về an toàn giao thông và sử dụng dây an toàn để tăng cường bảo vệ bản thân trong trường hợp xảy ra va chạm.
Chức năng vai trò của túi khí ô tô
Trong thế giới ô tô hiện đại, an toàn không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là ưu tiên hàng đầu. Hệ thống túi khí, với vai trò là người bảo vệ tận cùng, không ngừng phát triển và nâng cao hiệu suất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích hệ thống túi khí hành khách phía trước trên ô tô, điểm mấu chốt đó là cách nó hoạt động, vị trí chiến lược được lắp đặt và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ lái xe và hành khách.
Túi khí là hệ thống an toàn bổ xung để giảm chấn thương cổ, đầu và ngực cho người ngồi trong xe tronh những trường hợp có và chạm nghiêm trọng. Chức năng chính:
- Hấp thụ năng lượng động của người ngồi trong xe.
- Bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các chi tiết nội thất.
- Bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các mảnh kính vỡ.
- Giảm chấn thương cổ và ngực trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng
Nguyên lý hoạt động túi khí ô tô
Quá trình hoạt động từ khi xảy ra va chạm đến khi nổ túi khí được diễn ra như sau:
- Va chạm
- Cảm biến va chạm
- ACU quyết định có kích nổ túi khí hay không
- Kích kíp nổ
- Sinh ra khí ni tơ để bơm căng túi khí
- Bung túi khí
- Bung hoàn toàn túi khí
- Bảo vệ người ngồi trong xe
- Túi khí xẹp xuống
- Hệ thống túi khí kết thúc
Túi khí trên ô tô hoạt động dựa trên cơ chế phức tạp, chúng tôi chia ra thành ba giai đoạn chính như sau:
Giai Đoạn 1 – Điều Khiển và Cảm Biến:
– Túi khí có điều khiển chính (ACU) đảm nhiệm việc kiểm soát cảm biến, bao gồm cả cảm biến gia tốc, áp suất sườn, va chạm, áp suất phanh, và trên ghế.
– Các cảm biến này gửi tín hiệu đến ACU để xác định mức độ va chạm.
– ACU sau đó quyết định kích hoạt túi khí và các tính năng an toàn khác.
Giai Đoạn 2 – Kích Nổ và Phồng Túi Khí:
– Bộ điều khiển chuyển tín hiệu kích hoạt đến máy thổi phồng túi khí.
– Ngòi nổ được kích hoạt bằng dòng điện chạy qua dây dẫn được bọc chất liệu dễ cháy.
– Ngòi nổ tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn, làm phồng túi khí.
Giai Đoạn 3 – Phòng Túi và Xẹp Đi:
– Lượng khí được nén trong túi khí, tạo ra lớp đệm để giảm thiểu tác động của va đập.
– Túi khí bung ra với vận tốc lớn, tạo ra một đệm an toàn.
– Toàn bộ quá trình diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng 100 mili giây, giảm thiểu tổn thương cho hành khách.
Với cơ chế hoạt động này, hệ thống túi khí đảm bảo cung cấp một lớp bảo vệ hiệu quả trong thời gian ngắn khi xảy ra va chạm, giữ cho hành khách và người lái an toàn.