Logo
THC AUTO
image

Giảm chấn là gì ? Nguyên lý, cấu tạo & Hư hỏng

Trang chủ /
thumbnail
Tác giả: Thắng
Ngày đăng: 28/07/2021

Giảm chấn là gì ? Nguyên lý, cấu tạo & Hư hỏng

Giảm chấn là gì ?

Giảm chấn là chi tiết phụ tùng làm nhiệm vụ dập tắt dao động nhanh nhất của xe ô tô thông qua chi tiết lò xo giảm chấn. Nếu không có giảm chấn thì chi tiết lò xo giảm chấn sẽ dao động để giải phóng năng lượng một cách tự do và rất lâu sẽ dập tắt dao động. Giảm chấn kiểm soát dao động của lò xo đảm bảo cho các chi tiết của hệ thống treo và hệ thống lái nằm trong giới hạn thiết kế, độ trùng vết được duy trì khi đang chuyển động và đảm bảo tiện nghi cho người ngồi trên xe. Giảm chấn sẽ biến năng lượng dao động của lò xo thành nhiệt năng và làm khuyếch tán sang dầu thủy lực. Giảm chấn không có vai trò đỡ khối lượng của xe mà chỉ điều khiển dao động của lò xo.

Giam-chan-la-gi

Giảm chấn ô tô là chi tiết bao gồm ống kép có xi lanh bên trong là xi lanh làm việc, xi lanh ngoài là xi lanh chứa dầu. Cán piston đi qua phớt dầu và dẫn hướng piston, dẫn hướng piston giúp cho piston có thể chuyển động tự do bên trong xi lanh mà vẫn thẳng hàng với đường tâm của giảm chấn. Van đáy nằm ở đáy xi lanh làm việc và điều khiển dòng dầu trong chu kỳ nén. Đường kíng trong của xi lanh (hay đường kính piston) là thông số cơ bản giảm chấn. Đường kính này càng lớn thì càng dễ điều khiển và lực giảm chấn cũng cao hơn.

Giảm chấn chủ yếu có các loại giảm chấn thủy lực kèm lò xo, giảm chấn không kèm lò xo và giảm chấn kiểu khí nén

Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của giảm chấn

Giảm chấn thực chất là một bơm dầu thủy lực. Piston giảm chấn được lắp vào phía cuối cán piston. Khi hệ thống treo chuyển động lên xuống, dầu thủy lực bị piston nén chạy qua các lỗ nhỏ bên trong piston, nhưng các lỗ này chỉ cho một lượng nhỏ dầu chảy qua do đó nó làm chậm tốc độ của piston do đó làm chậm tốc độ dao động của lò xo.

Cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-giam-chan

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của giảm chấn

Khả năng cản chuyển động của giảm chấn phụ thuộc vào tốc độ dao động và số lượng lỗ nhỏ bên trong piston. Đa số các giảm chấn hiện đại đều có thiết bị giảm chấn thủy lực nhạy cảm với tốc độ, có nghĩa là tốc độ dao động của piston càng lớn thì sức cản càng lớn. Các giảm chấn làm việc theo cả hai chiều chuyển động dãn và nén, đa số các xe có lực cản dãn lớn hơn lực cản nén. Chu kỳ nén điều khiển chuyển động của phần khối lượng được giảm chấn, chu kỳ dãn điều khiển chuyển động của phần khối lượng không được giảm chấn.

Các bộ phận của giảm chấn ô tô

Bo-phan-giam-chan-o-to

Các bộ phận trên giảm chấn ô tô

1. Đầu nối trên

2. Phớt dầu

3. Dẫn hướng piston

4. Cán piston

5. Xi lanh chứa

6. Xi lanh làm việc

7. Nắp bảo vệ

8. Van piston

9. Van đáy

10. Đầu nối dưới

Các hư hỏng của giảm chấn trên xe ô tô

Có rất nhiều dạng hư hỏng của giảm chấn nhưng hư hỏng phổ biến nhất của giảm chấn đó chính là giảm chấn bị chảy dầu đối với giảm chấn thủy lực. Khi chi tiết này bị chảy dầu thì dẫn tới nó không thể giữ được áp suất trong piston và xylanh thủy lực làm mất tác dụng của việc dập tắt dao động của xe ô tô.

Hư hỏng tiếp theo liên quan đến các chi tiết trên giảm chấn như bát bèo, cao su giảm chấn, tăm bông giảm xóc hay chụp bụi giảm xóc. Đa số các chi tiết này bị rách, nứt, … không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cũng gây hiệu quả về tác dụng kém và gây cho giảm xóc nhanh hỏng hơn.

Triệu chứng hư hỏng rõ rệt của giảm chấn đó chính là việc khi bạn đi trên đường vào những điểm ổ gà thường thấy những tiếng “kịch, kịch ..” tại những vị trí ở các hốc lốp. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi chi tiết này bị hư hỏng

Liên hệ báo giá theo số hotline 03.48.68.87.68 và tư vấn kỹ thuật theo số hotline 09.62.68.87.68 về bảo dưỡng thay thế giảm chấn xe ô tô. Mọi tư vấn và báo giá thay thế giảm chấn xe ô tô là hoàn toàn miễn phí

Đánh giá

Trung bình: 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Chưa có ai đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giá bảo dưỡng

Đặt lịch

icon

Gọi ngay

Đặt lịch

icon

Zalo

Messenger

Chỉ đường